Một số quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 132 - 134)

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài cần đảm bảo các quan điểm quản lý sau:

Thứ nhất, quản lý nợ nước ngoài cần được thực hiện theo hướng thống nhất, tập trung. Theo đó, bộ máy quản lý nợ nước ngoài cần được thực hiện trong hệ

thống tổng thể quản lý tài chính quốc gia, hài hòa với các chính sách quản lý kinh tế

vĩ mô và phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể cần rõ ràng, cụ thể, tăng tính tự chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý, tránh chồng chéo, phân tán. Xây dựng quy trình quản lý kể từ khi xác định quy mô vay nợ, nguồn vốn vay, quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng vay nợ, lập kế hoạch sử dụng vốn vay cho đến khi thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi; quản lý rủi ro liên quan bao gồm rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, các điều kiện hay ràng buộc khi sử dụng vốn vay; Tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp có vốn vay nợ nước ngoài; Duy trì hệ thống thông tin nợ đảm bảo tính xuyên suốt, hệ thống và chính xác...

Thứ hai, đảm bảo công tác vay và trả nợ, quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam cần đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc sinh lời, theo đó, vốn vay cần

được đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực có hiệu quả sử dụng cao, tránh sự đầu tư dàn trải; Đồng thời, gắn chặt quyền sử dụng vốn với trách nhiệm hoàn trả các khoản nợ gốc và lãi, tăng tính tự chịu trách nhiệm của các chủ thể sử dụng vốn vay, hạn chếđến mức thấp nhất tình trạng bên bảo lãnh phải đứng ra gánh vác các nghĩa vụ tài chính thay cho các đối tượng sử dụng vốn.

Thứ ba, cần cân đối giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn vay nước ngoài, giảm thiểu sự phụ thuộc vào bên ngoài. Bởi một quốc gia có nền kinh tế và

tài chính lành mạnh cần dựa chủ yếu vào sức mạnh nội lực, nguồn vốn từ nước ngoài chỉ nên được xem là nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cũng cần khai thác triệt để các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư thay vì vay nợ nước ngoài để bù đắp cho thiếu hụt ngân sách nhà nước hay thâm hụt cán cân thanh toán. Đối với một số trường hợp thực sự

cần thiết phải vay nợ nước ngoài, khi vay nợ cần chú ý đảm bảo cân đối vốn trong nước với nước ngoài theo hướng vốn trong nước giữ vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng.

Thứ tư, lựa chọn nguồn vốn phù hợp với nhu cầu tài trợ và phù hợp với tính chất của từng nguồn vốn. Đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, cần khai thác tối đa nguồn vốn này vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp, thời hạn vay và thời gian ân hạn dài. Tuy nhiên, trong quá trình vay, cần thận trọng trong quá trình đàm phán để tránh những ràng buộc bất lợi. Tuy nhiên, năm 2009, Việt Nam chính thức vượt qua ngưỡng thu nhập thấp, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình theo cách phân loại của World Bank, theo đó, Việt Nam sẽ phải vay vốn của Ngân hàng Tái thiết và phát triển (International Bank for Reconstruction and Development - IBRD)

để bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu và gia tăng nguồn tài chính này trong giai đoạn tới. Cần hạn chế

các khoản vay thương mại để tài trợ cho mục đích tiêu dùng hoặc duy trì các khoản nợ này phù hợp với cán cân thương mại. Nên thu hút dòng vốn từ bên ngoài mà không gây nợ cho quốc gia như FDI.

Thứ năm, lựa chọn danh mục nợ phù hợp, quan điểm này có nghĩa là Việt Nam cần tính toán, cân đối một cách hợp lý tỷ trọng vay nợ của khu vực tư nhân và khu vực công quyền tương xứng với mức độđóng góp của các khu vực này vào nền kinh tế; Bên canh đó, Việt Nam cũng cần cân đối giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn theo hướng giảm tỷ trọng của các khoản nợ ngắn hạn, quan tâm đến các nguồn vốn có rủi ro thấp; Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay thương mại có lãi suất cao, thời gian đáo hạn ngắn để tránh tình trạng bài học kinh nghiệm của các quốc gia rơi vào

tình trạng khủng hoảng nợ; Đồng thời, Việt Nam cũng thật thận trọng khi tính toán hợp lý cơ cấu tiền vay để tránh rủi ro tỷ giá.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đảm bảo hài hòa các mục đích vay nợ. Theo nghiên cứu trong mục 2.1.2, nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1995- 2013 nhằm mục đích bù đắp chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư; tài trợ cho thâm hụt cán cân thanh toán và bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, có thể

nhận thấy rằng, để tài trợ cho thâm hụt cán cân thanh toán bằng các khoản nợ nước ngoài tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, làm gia tăng chi phí trả nợ bởi việc vay nợ dài hạn để

tài trợ cho các món thanh toán ngắn hạn. Thêm vào đó, việc tài trợ thâm hụt cán cân thanh toán bằng các khoản nợ nước ngoài sẽ làm giảm uy tín của Việt Nam trên thị

trường tài chính quốc tế. Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần hài hòa giữa các mục đích vay vốn. Tập trung vay nợ nước ngoài vào đầu tư phát triển, bù đắp chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước, và tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước trong ngắn hạn; chấm dứt hoặc hạn chế sử dụng nợ vay nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt cán cân thương mại.

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)