Một số yêu cầu và đặc điểm quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 77 - 81)

Tài khoản tín thác

2.1.2. Một số yêu cầu và đặc điểm quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở Việt Nam

Xuất phát từ những nguyên tắc sở hữu đợc quy định trong Bộ luật Dân sự, cũng nh quyền của các chủ sở hữu khác, quyền chủ sở hữu tài sản của công ty đối vốn phải đáp ứng đợc một số yêu cầu cơ bản sau đây:

- Công ty thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của công ty phục vụ cho mục đích hoạt động kinh doanh theo pháp luật.

- Khi pháp luật công nhận quyền sở hữu tài sản của công ty hợp pháp thì pháp luật cũng quy định nghĩa vụ của chủ thể khác không đợc xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của công ty. Công ty có quyền tự bảo vệ, ngăn cản những hành vi xâm phạm đến tài sản của mình. Trong trờng hợp các chủ thể khác xâm phạm quyền sở hữu tài sản của mình thì công ty có quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị chủ thể khác chiếm hữu, sử dụng và định đoạt không có căn cứ pháp luật. Chỉ trong trờng hợp thật cần thiết, vì lý do quốc phòng an ninh và lợi ích quốc gia, nhà nớc có thể trng mua, trng dụng tài sản của công ty theo quy định của pháp luật.

- Công ty thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhng không làm ảnh hởng đến lợi ích của nhà nớc, lợi ích công cộng, lợi ích của ngời khác.

- Để thực hiện hoạt động kinh doanh, công ty có thể trực tiếp thực hiện ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt hoặc có thể thực hiện ba quyền năng này thông qua ngời khác theo thỏa thuận trong điều lệ công ty hoặc các quy định của pháp luật.

Đó là những yêu cầu có tính nguyên tắc mà trong quá trình thực thi quyền sở hữu tài sản của mình, công ty đối vốn đợc pháp luật thừa nhận và đợc nhà nớc bảo hộ.

ở Việt Nam, công ty đối vốn lần đầu tiên đợc thừa nhận tại Luật Công ty ngày 21/12/1990, và vì vậy, quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn cũng đợc thừa nhận lần đầu tiên tại văn bản này. Thực chất quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn là quyền sở hữu của pháp nhân kinh tế. Đây còn là vấn đề mới mẻ trong đời sống kinh tế xã hội nên nhận thức về nó phải qua một quá trình nhất định. Chính vì vậy, quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn đợc quy định trong Luật Công ty ngày 21/12/1990 còn cứng nhắc, đơn điệu, nhiều bất cập, nhiều điểm "ngỏ", vì vậy cha tạo lập đ- ợc những đảm bảo pháp lý an toàn cho ngời góp vốn, cho công ty, cho chủ nợ và các bên có liên quan. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan của hoạt động kinh doanh, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về sở hữu nói chung và quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn nói riêng. Những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và các đạo luật khác đã ngày càng hoàn thiện t cách pháp lý của công ty đối vốn cũng nh quyền sở hữu tài sản của nó đáp ứng đòi hỏi của hoạt động kinh doanh. Từ những quy định của pháp luật hiện hành có thể rút ra một số đặc điểm về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nớc ta nh sau:

Thứ nhất, việc xác lập quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở n-

ớc ta chỉ có thể đợc thực hiện kể từ thời điểm công ty hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nớc có thẩm quyền và đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Để đợc công nhận là một tổ chức kinh tế có t cách pháp nhân, công ty đối vốn phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp, các sáng lập viên công ty phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đợc hồ sơ

hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty.

Từ thời điểm đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty có t cách pháp nhân và mới đợc xác lập, đăng ký quyền sở hữu tài sản của công ty.

Thứ hai, quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn thuộc loại quyền

tuyệt đối. Tài sản của công ty đối vốn không chỉ là tài sản độc lập mà còn là tài sản riêng, công ty có quyền tuyệt đối liên quan đến tài sản của mình. Công ty tự định đoạt tài sản của công ty phù hợp với pháp luật. Theo các quy định hiện hành của hệ thống pháp luật nớc ta thì công ty đối vốn là một pháp nhân kinh tế. Khác với công ty hợp danh, công ty đối vốn phải có tài sản riêng, độc lập và tách bạch với tài sản của thành viên công ty. Vì vậy, trong quá trình thành lập, các thành viên cam kết góp vốn vào công ty phải tiến hành chuyển giao quyền sở hữu của mình cho công ty. Song sự tạo lập quyền sở hữu tài sản của công ty ban đầu từ hành vi góp vốn, nên sự độc lập về mặt tài sản của công ty trong mối quan hệ với thành viên công ty. Khác với các pháp nhân là cơ quan nhà nớc, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, đơn vị lực lợng vũ trang v.v... công ty đối vốn là một tổ chức kinh tế (pháp nhân kinh tế). Vì vậy, trong quá trình tồn tại, mục đích ra đời và hoạt động của công ty đối vốn là kinh doanh kiếm lời và vì lợi ích của thành viên tham gia công ty. Quy định tại Điều 101 và Điều 102 của Bộ luật Dân sự điều chỉnh các mối quan hệ của pháp nhân là công ty thực hiện các quan hệ với bên ngoài, hành vi giao dịch, xác lập, thực hiện quyền sở hữu tài sản của công ty đợc thực hiện thông qua cơ quan quản lý, điều hành và đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Công ty phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự do ngời đại diện xác lập, thực hiện nhân danh công ty bằng tài sản của công ty.

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 77 - 81)