Nội dung quyền sở hữu tài sản của côngty đối vốn

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 34 - 39)

Là chủ thể quyền sở hữu tài sản, cũng nh các chủ sở hữu khác, công ty cũng có đầy đủ ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của công ty.

Quyền chiếm hữu là quyền của công ty tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu mình. Trong một số trờng hợp công ty cũng có thể thông qua ngời khác thực hiện quyền sở hữu, chẳng hạn, khi công ty ủy quyền cho ngời khác quản lý tài sản hoặc công ty chuyển giao tài sản thông qua giao dịch dân sự. Khi công ty tự mình chiếm hữu tài sản thì công ty đợc thực hiện mọi hành vi theo ý chí của công ty để hoạt động kinh doanh theo đăng ký kinh doanh. việc chiếm hữu của công ty không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian trừ trờng hợp công ty chuyển giao việc chiếm hữu cho ng- ời khác hoặc pháp luật có quy định khác. Là một đơn vị kinh doanh, quyền chiếm hữu tài sản của công ty thể hiện qua công tác kế toán, thống kê, kiểm tra đối chiếu tình hình công nợ, kiểm tra đánh giá lại tài sản, xử lý đối với tổn thất tài sản, thực hiện khấu hao tài sản cố định và đợc thể hiện trong bảng tổng kết tài sản của công ty. Quyền chiếm hữu (nắm giữ và quản lý) công ty đợc thực hiện rất khó khăn và phức tạp, vì tài sản công ty không ở trong trạng thái tĩnh mà luôn ở trong trạng thái động nên quyền này đợc thực hiện thông qua việc quản lý công ty. Quản lý công ty bao gồm cả việc

quản lý tài sản cố định và tài sản lu động, quản lý tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đ- ợc thể hiện trong sổ sách kế toán, thống kê của công ty. Thông qua hoạt động này để biết đợc tình hình sản xuất kinh doanh của công ty nh thế nào, nó cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các tài liệu về tình hình vốn, tài sản cũng nh sự biến động hoạt động kinh doanh. Do vậy, chủ sở hữu công ty thực hiện quyền này thông qua việc kiểm tra, nắm bắt đợc tình hình vốn, tài sản của công ty cũng nh tình hình hoạt động của công ty qua sổ sách kế toán và công tác thống kê. Chủ sở hữu công ty có thể kiểm tra, xem xét đánh giá tính trung thực, đúng đắn của các sổ sách kế toán, thống kê qua bảng báo cáo tài chính để nắm bắt đợc tình hình tài chính, tài sản cũng nh kết quả kinh doanh hoặc các khoản nợ của công ty phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

Bảng báo cáo tài chính hàng năm đợc giám đốc công khai trớc tất cả các thành viên. Một mặt, thành viên kiểm tra, xác minh những sai sót hoặc gian lận trong quản lý tài chính. Mặt khác, các thành viên nắm đợc tình hình tài chính và kinh doanh của công ty trong năm tài chính để từ đó có quyết định đúng đắn khi biểu quyết về phơng hớng và kế hoạch kinh doanh năm sau. Đồng thời, qua đó họ thấy đợc những lợi ích mà mình đợc hởng, khả năng sinh lợi để có thể tiếp tục đầu t, tiếp tục tăng hoặc giảm vốn đầu t. Chủ sở hữu công ty nắm bắt, kiểm tra và quản lý công ty cũng đợc thực hiện trong kỳ họp thờng niên của Đại hội đồng. Trong cuộc họp đó các thành viên thực hiện quyền quyết định cuối cùng về tính trung thực, đúng đắn của sổ sách kế toán, thống kê và bản báo cáo tài chính.

Quyền chiếm hữu công ty liên quan chặt chẽ đến quyền sử dụng công ty. Việc thực hiện quyền sử dụng tài sản đem lại lợi nhuận là vấn đề quan tâm hàng đầu của các thành viên. Công ty đối vốn thuộc sở hữu của các thành viên, nhng bản thân công ty lại là chủ thể pháp lý độc lập và là

chủ sở hữu tài sản của công ty. Do đó, quyền sử dụng tài sản của công ty cũng có những đặc điểm riêng và phức tạp. Thực hiện quyền sử dụng tài sản của công ty chính là đa các tài sản dới hình thức hiện vật, giá trị hoặc các giá trị phi vật chất của công ty vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Quyền sử dụng là quyền của công ty trực tiếp thực hiện khai thác công dụng, hởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của công ty phục vụ cho mục đích kinh doanh và không vi phạm điều cấm của luật. công ty cũng có thể chuyển giao cho ngời khác thực hiện quyền sử dụng tài sản của mình thông qua hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Là một đơn vị kinh doanh, quyền sử dụng tài sản của công ty thực hiện theo nguyên tắc sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển. Trờng hợp sử dụng vốn và quỹ vào mục đích khác với mục đích đã quy định cho loại vốn và quỹ đó thì phải tuân theo nguyên tắc có hoàn trả, ví dụ: dùng quỹ khen thởng, quỹ phúc lợi... để kinh doanh thì phải hoàn trả cho các quỹ đó số tiền đã sử dụng. Trong quá trình sử dụng, tài sản công ty đợc quyền thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Trong nền kinh tế thị trờng, hớng đầu t của một công ty không chỉ khép kín, giới hạn trong phạm vi nội bộ công ty mà có thể đầu t một bộ phận vốn kinh doanh ra bên ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận và đảm bảo an toàn về vốn. Vì vậy, cùng với việc sử dụng vốn và tài sản để phát triển kinh doanh, công ty có quyền sử dụng vốn để đầu t ra bên ngoài, với điều kiện tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo đảm nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển đợc vốn, tăng thu nhập. Trong quá trình kinh doanh, việc đảm bảo an toàn về vốn đợc coi là một trong những nguyên tắc quan trọng. Công ty có thể sẵn sàng chấp thuận một hớng đầu t với tỷ suất lợi nhuận thấp nhng vốn đầu t đợc an toàn, hoặc cũng có thể chọn một phơng án có tỷ suất lợi nhuận cao nhng lại bấp bênh, mạo hiểm.

Vì thế ngoài mục tiêu lợi nhuận, việc đầu t vốn ra bên ngoài còn là để phân tán độ rủi ro. Bởi lẽ, một lợng vốn chỉ đầu t vào một hớng (theo kiểu "đợc ăn cả, ngã về không") bao giờ cũng có xác suất rủi ro lớn hơn lợng vốn đó đợc đầu t ra nhiều hớng. Trong kinh doanh, có thể công ty bị thiếu vốn phải đi vay, nhng họ vẫn mạnh dạn bỏ vốn đầu t ra bên ngoài với ý nghĩa nh vậy. Có nhiều hình thức đầu t tài chính ra bên ngoài nh bỏ vốn để mua cổ phiếu, trái phiếu của các công ty khác, hùn vốn liên doanh với các công ty khác. Trong nhiều trờng hợp, nhờ đầu t tài chính ra bên ngoài mà công ty có thể tự tháo gỡ đợc những khó khăn bên trong, tránh đợc nguy cơ phá sản bằng cách thay cho một hớng đầu t đang gặp "bê bối", sang một lĩnh vực kinh doanh mới khả quan hơn. Đó cũng là một giải pháp để duy trì sự tồn tại của công ty. Việc đầu t ra bên ngoài có những u thế đồng thời cũng có những hạn chế. Điều quan trọng nhất khi đi tới quyết định đầu t tài chính ra bên ngoài là cần hết sức cân nhắc độ an toàn và tin cậy của dự án. Vì thế, bộ máy quản lý công ty phải có những thông tin cần thiết và phải phân tích, đánh giá những mặt lợi hại của dự án để chọn đúng đối tợng và loại hình đầu t phù hợp.

Quá trình sử dụng vốn và tài sản của công ty đợc thực hiện thông qua cơ chế pháp lý quy định trong luật và điều lệ công ty. Ví dụ: việc góp vốn liên doanh phải đợc Đại hội đồng quyết định và cơ quan thực thi là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có trách nhiệm cử ngời có trình độ, phẩm chất tham gia quản lý, giám sát kiểm tra việc sử dụng vốn góp vào liên doanh hoặc thành lập công ty mới. Qua báo cáo định kỳ của đại diện công ty, Hội đồng quản trị giám sát việc sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn, thu lợi nhuận từ phần vốn đầu t liên doanh.

Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho ngời khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Công ty đối vốn thuộc sở hữu chung của các thành viên công ty, do đó việc định đoạt

công ty có những đặc trng riêng. Các thành viên là chủ sở hữu công ty có quyền định đoạt số phận pháp lý đối với phần vốn góp của họ trong công ty. Còn công ty đối vốn là một pháp nhân có tài sản độc lập với tài sản của thành viên, nên công ty có quyền định đoạt đối với tài sản của công ty. Việc định đoạt số phận pháp lý và số phận thực tế tài sản của công ty thuộc về công ty. Theo đó, công ty thực hiện quyền định đoạt của mình theo hai ph- ơng thức:

- Định đoạt số phận pháp lý của tài sản, tức là chuyển quyền sở hữu của mình cho ngời khác thông qua giao dịch dân sự nh bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế.

- Định đoạt số phận thực tế của tài sản, tức là chủ sở hữu có quyền bằng hành vi của mình làm cho tài sản không còn trong thực tế nh tiêu dùng hết, hủy bỏ tài sản, từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản.

Công ty có thể tự mình thực hiện quyền định đoạt tài sản hoặc có thể ủy quyền cho ngời khác thực hiện quyền định đoạt tài sản. Ngời đợc ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí của công ty. Quyền định đoạt tài sản của công ty thể hiện thông qua quyết định tăng, giảm vốn hoặc thông qua việc quyết định số phận pháp lý đối với tài sản trong hoạt động kinh doanh.

Xuất phát từ tầm quan trọng của quyền định đoạt tài sản mà pháp luật quy định rõ các điều kiện để thực hiện quyền định đoạt, chẳng hạn tùy theo mức độ của các giao dịch pháp lý mà việc định đoạt tài sản sẽ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng, Hội đồng quản trị hoặc giám đốc. Hoặc pháp luật cũng có những quy định quyền định đoạt của công ty bị hạn chế trong một số trờng hợp:

- Đối với tài sản bị kê biên, cầm cố, thế chấp; - Một số tài sản nhà nớc có quyền u tiên mua;

- Một số trờng hợp pháp luật quy định quyền u tiên mua cho cá nhân hoặc tổ chức. Ví dụ: quyền u tiên mua của các chủ sở hữu chung khác khi một sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình trong tài sản thuộc sở hữu chung.

Từ việc phân tích nội dung của quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn cho thấy: nội dung quyền sở hữu tài sản của công ty thể hiện các quyền của chủ sở hữu đợc thực hiện thông qua sự phân cấp quyền hạn của bộ máy quản lý để thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của công ty trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w