Căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của côngty đối vốn

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 44 - 46)

Quyền sở hữu tài sản của công ty chỉ hợp pháp khi nó đợc xác lập trên cơ sở những căn cứ do pháp luật quy định.

Trớc hết, quyền sở hữu tài sản của công ty đợc xác lập trên cơ sở của việc góp vốn của thành viên tham gia công ty. Góp vốn vào công ty là việc một cá nhân hay tổ chức chuyển dịch tài sản của mình (biểu hiện bằng vật có thực, tiền, giấy tờ giá trị đợc bằng tiền hoặc các quyền về tài sản) theo một trình tự, thủ tục nhất định vào công ty và theo đó đợc hởng các quyền và các nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn. Việc góp vốn là cơ sở cho việc tạo lập một thực thể pháp lý mới là công ty. Mức độ độc lập của thực thể pháp lý đó tùy thuộc vào nhu cầu của thành viên góp vốn và quy định của pháp luật. Do đó, khi thực hiện việc góp vốn, các chủ sở hữu vốn đã chuyển giao quyền sở hữu của mình cho công ty để trở thành thành viên công ty và đợc nhận phần quyền lực trong công ty. Mức độ quyền lực của họ tùy thuộc vào tỷ lệ phần vốn góp, vào năng lực trình độ quản lý, khả năng kinh doanh và uy tín của họ trong công ty.

Công ty đối vốn ra đời từ nhu cầu liên kết về vốn để tích tụ, tập trung t bản và từ những nhu cầu xã hội của hoạt động kinh doanh đòi hỏi. Vì vậy, hành vi góp vốn làm thay đổi tình trạng pháp lý đối với tài sản của chủ sở hữu. Khi tài sản thuộc sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức đem góp vốn vào công ty theo những phơng thức nhất định thì phần vốn góp đó đã đợc chuyển dịch thành tài sản thuộc sở hữu của công ty. Thực hiện xong hành vi góp vốn, họ đợc hởng quyền thành viên tơng ứng với phần vốn mà họ góp

vào công ty. Còn công ty với t cách là chủ sở hữu, có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những tài sản thuộc sở hữu của mình. Là một thực thể pháp lý độc lập, công ty đối vốn là chủ thể của quyền sở hữu tài sản của công ty.

Trong thực tiễn và theo sự điều chỉnh của pháp luật, có nhiều cách thức góp vốn. Nếu căn cứ vào chủ thể quyền sở hữu đối với tài sản đem góp vốn thì việc góp vốn có thể thực hiện bằng tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc bằng tài sản thuộc quyền hởng dụng. Nếu căn cứ vào tính chất của tài sản thì việc góp vốn có thể đợc thực hiện bằng tiền, bằng tài sản hiện vật, bằng giá trị quyền tài sản. Trong thực tế còn có việc góp vốn bằng giá trị dịch vụ t vấn kinh tế, t vấn pháp luật, t vấn quản trị...

Chính xuất phát từ nhu cầu góp vốn đa dạng mà xuất hiện nhu cầu điều chỉnh các quan hệ chuyển giao tài sản vào công ty cũng hết sức đa dạng và phải phù hợp với từng hình thức cụ thể. Pháp luật chỉ đa ra giới hạn hớng dẫn, còn thành viên góp vốn lựa chọn hình thức pháp lý cụ thể không trái với quy định của pháp luật.

- Tài sản góp vốn là tiền:

Góp vốn bằng tiền là việc cá nhân hay tổ chức chuyển một khoản tiền mặt (VNĐ, ngoại tệ) hay những giấy tờ có giá trị nh ngân phiếu, séc v.v... của mình vào công ty và đợc hởng các quyền lợi từ việc góp vốn.

Tùy theo từng loại hình công ty đối vốn mà việc góp vốn bằng tiền đợc quy định khác nhau:

Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, phơng thức góp vốn bằng tiền mặt đòi hỏi những ngời tham gia đăng ký góp vốn phải đóng đúng hạn số lợng đã cam kết. Nếu thành viên cha đóng đủ phần vốn đã cam kết thì phần còn lại đợc coi là khoản nợ của thành viên đối với công ty. Nếu thành viên đã thực hiện xong cam kết góp vốn mà công ty không đợc thành lập thì thành viên đợc hoàn trả khoản tiền góp vốn cùng với những chi phí

thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng thành lập công ty mà sáng lập viên phải gánh chịu.

Đối với công ty cổ phần, phơng thức góp vốn bằng tiền mặt không đòi hỏi những ngời tham gia đăng ký góp vốn phải đóng đủ ngay phần của mình trớc khi công ty đợc cấp đăng ký kinh doanh mà chỉ có sáng lập viên buộc phải đăng ký mua một tỷ lệ xác định còn các thành viên khác thực hiện góp vốn thông qua việc mua cổ phiếu của công ty.

Theo pháp luật của nhiều nớc, sau khi tiến hành góp vốn theo phơng thức này, các sáng lập viên phải có trách nhiệm gửi toàn bộ số tiền đã thu đợc vào một tài khoản tại ngân hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng hoặc điều lệ công ty. Một số nớc còn cho phép những ngời góp vốn có thể còn đa thẳng đến nơi ký thác; nơi ký thác chiểu theo danh sách các thành viên sẽ cấp giấy chứng nhận cần thiết cho việc đăng ký điều lệ công ty. Số tiền gửi chỉ đợc lấy ra khi công ty đã đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cơ chế pháp lý chu chuyển vốn là tiền từ sở hữu thành viên sang sở hữu công ty đợc biểu hiện theo sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 44 - 46)