Khách thể quyền sở hữu tài sản côngty đối vốn

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 29 - 34)

Khách thể của quyền sở hữu tài sản của công ty là tài sản của công ty. Từ nhu cầu điều chỉnh khai thác lợi ích của chủ sở hữu công ty, tài sản của công ty đợc nghiên cứu dới nhiều góc độ khác nhau. Các nhà tài chính học đã phân loại tài sản của doanh nghiệp thành tài sản cố định (tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình) và tài sản lu động. Các nhà luật

học nghiên cứu đặc điểm khách thể của quyền sở hữu tài sản của công ty d- ới các góc độ khai thác lợi ích từ tài sản thỏa mãn nhu cầu của chủ sở hữu.

Theo quan điểm pháp lý dân sự, cũng nh tài sản của các chủ thể khác tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá đợc bằng tiền và các quyền tài sản. Đối với vật có thực lại đợc chia ra thành động sản và bất động sản.

Vật có thực phải là một bộ phận của thế giới vật chất, phải có lợi ích cho công ty và phải đáp ứng đợc nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng nh các hoạt động khác của công ty. Trong quá trình hoạt động, công ty phải chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đợc vật có thực đó để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh.

Tiền là giá trị đại diện cho giá trị thực của hàng hóa và là phơng tiện lu thông trong giao lu dân sự. Với t cách là khách thể của quyền sở hữu tài sản của công ty, tài sản là tiền cần đợc phân biệt bản chất kinh tế với vốn của công ty. Trớc hết, muốn có vốn phải có tiền, song có tiền, thậm chí có những khoản tiền rất lớn cũng không phải là vốn. Tiền đợc gọi là vốn phải đồng thời thỏa mãn những điều kiện sau đây:

Một là, tiền phải đại diện cho một lợng hàng hóa nhất định (đợc bảo

đảm bằng một lợng tài sản có thực).

Hai là, tiền phải đợc tích tụ và tập trung đến một lợng nhất định. Sự

tích tụ và tập trung một lợng tiền đến một hạn độ nào đó mới làm cho nó có đủ sức để đầu t cho một dự án kinh doanh, cho dù là nhỏ nhất. Nếu tiền nằm rải rác ở khắp nơi, không đợc thu gom lại thành "món lớn" thì chẳng làm đợc việc gì. vì thế một công ty muốn khởi nghiệp thì nhất thiết phải có một lợng vốn đủ lớn. Để có vốn, công ty phải tìm các biện pháp khai thác, thu hút các nguồn tiền tệ nhàn rỗi thành một "món lớn" để đầu t kinh doanh.

Ba là, khi đã có đủ về lợng, tiền phải đợc vận động nhằm mục đích

sinh lời. "Cách vận động và phơng thức vận động của tiền lại do phơng

thức đầu t kinh doanh quyết định" [18, tr. 97].

Tiền biểu hiện thành vốn của công ty phải thông qua hành vi chuyển quyền sở hữu đối với tiền của thành viên góp vốn vào tài khoản của công ty hoặc theo sự thỏa thuận của các bên chuyển vào tài khoản ký thác tại một ngân hàng hoặc một tài khoản trung gian theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ công ty để thực hiện nghĩa vụ góp vốn và sau đó sẽ đợc công ty cấp giấy chứng nhận góp vốn...

Giấy tờ trị giá đợc bằng tiền là tài sản của công ty phải đáp ứng đợc yêu cầu của việc góp vốn và yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty. Những giấy tờ trị giá đợc bằng tiền bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, ngân phiếu, séc, giấy ủy nhiệm chi, kỳ phiếu, tín phiếu, công trái... Trong điều kiện của nền kinh tế thị trờng việc xác định giấy tờ trị giá đợc bằng tiền là tài sản của công ty đáp ứng đợc yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn hoạt động kinh doanh, góp phần làm cho hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú và sống động.

Tài sản của công ty còn bao gồm cả các quyền tài sản. Đây là những quyền gắn liền với tài sản mà khi thực hiện các quyền đó công ty sẽ có đợc một tài sản. Chẳng hạn nh quyền đòi nợ, quyền sở hữu đối với phát minh, sáng chế, tên gọi, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa... Các quyền này phải đáp ứng đợc yêu cầu trị giá đợc bằng tiền và có thể chuyển giao khi công ty thực hiện hoạt động kinh doanh.

Nh vậy, với t cách là khách thể của quyền sở hữu, tài sản của công ty là toàn bộ tài sản đợc đầu t vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.

Tùy theo yêu cầu đòi hỏi của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà mức độ đầu t và cơ cấu tài sản của công ty có sự khác nhau. Nếu xét theo công dụng và quan hệ pháp lý chi phối thì tài sản của công ty

tồn tại dới dạng: tài sản cố định, tài sản lu động, tài sản dùng để đầu t tài chính. Căn cứ vào đặc điểm của từng loại tài sản mà pháp luật và điều lệ công ty đặt ra cơ chế của việc xác lập, thực thi quyền sở hữu tơng ứng với từng loại tài sản để bảo đảm sự vận động, phát triển đối với khối tài sản thuộc sở hữu công ty.

Đối với tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, có chức năng là t liệu sản xuất và trong quá trình kinh doanh tài sản cố định không bị thay đổi hình thái hiện vật nhng năng lực sản xuất và giá trị của chúng bị giảm dần (tài sản cố định đã bị hao mòn). Công ty phải đầu t khoản chi phí lớn cho nó, vì trong nền kinh tế thị trờng, để cạnh tranh trên thị trờng, tài sản cố định quyết định tốc độ tăng trởng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của công ty. Tài sản cố định hữu hình của công ty là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể nh: đất kinh doanh, nhà xởng, máy móc thiết bị, phơng tiện vận tải và những phơng tiện, công cụ khác trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định vô hình của công ty là những tài sản không có hình thái vật chất, cụ thể là giá trị của bằng sáng chế, bản quyền tác giả; thị quyền, nhãn hiệu thơng mại, quyền đặc nhợng khai thác... Hình thái giá trị của tài sản cố định là vốn cố định. Việc thu hồi vốn cố định th- ờng kéo dài, thời gian hoàn vốn lâu nên nếu tính toán thiếu khoa học thì rất dễ làm thất thoát vốn cố định. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình, việc phát triển, bảo toàn vốn cố định là khâu trọng tâm của công tác quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh của công ty. Quyết định số phận pháp lý đối với tài sản này có thể và thờng là thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng hoặc Hội đồng quản trị thể theo quy định của Điều lệ công ty.

Tài sản lu động là các tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất và lu thông gồm: Tài sản lu động sản xuất và tài sản lu thông. Tài sản lu động sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất nh nguyên vật liệu

chính,vật liệu phụ, nhiên liệu v.v... và tài sản ở khâu sản xuất nh sản phẩm dở dang đang chế tạo, bán thành phẩm, chi phí đợi phân bổ. Tài sản lu thông gồm sản phẩm hàng hóa cha tiêu thụ (hàng tồn kho), vốn bằng tiền và các khoản phải thu. Khác với tài sản cố định, tài sản lu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm và vì vậy giá trị của nó cũng đợc chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm tiêu thụ. Đặc điểm này quyết định tới sự vận động của vốn lu động - hình thái giá trị của tài sản lu động. Quyết định số phận pháp lý của loại tài sản này thông thờng thuộc thẩm quyền của giám đốc công ty - ngời đại diện cho công ty trong việc thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa.

Từ đặc điểm này, xét về phơng diện pháp lý cần lu ý đến những điểm sau đây:

Thứ nhất là việc xác lập quyền sở hữu đối với vốn và tài sản của

công ty, tùy theo từng loại hình khách thể nói trên của quyền sở hữu sẽ đòi hỏi phải tuân theo các trình tự thủ tục pháp lý khác nhau về việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản. Nghĩa vụ góp vốn của các thành viên công ty chỉ đợc coi là thực hiện xong một khi việc chuyển dịch quyền sở hữu vốn và tài sản từ thành viên công ty sang công ty đã đợc thực hiện một cách đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ và chỉ khi đó, thành viên công ty mới đợc giải phóng khỏi nghĩa vụ góp vốn và trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ của công ty.

Thứ hai là về nguyên tắc việc xác định tỷ lệ giữa vốn cố định và vốn

lu động tùy thuộc vào ý chí và sự định đoạt của công ty theo một tỷ lệ thích hợp và có hiệu quả đối với loại hình kinh doanh của công ty. Tuy nhiên trong một số trờng hợp nhất định, pháp luật sẽ quy định giới hạn tối đa về tỷ lệ này.

Nh vậy, khách thể của quyền sở hữu tài sản của công ty là tài sản đ- ợc biểu hiện ở các trạng thái khác nhau, mà hình thức biểu hiện giá trị của nó là vốn của công ty, dù tài sản ở trạng thái nào vẫn phải khai thác đợc lợi ích và phải phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của công ty. Tùy theo nhu cầu hoạt động kinh doanh của từng công ty mà vốn của công ty đợc cấu trúc khác nhau. Các loại tài sản của công ty dù đợc xác lập từ nguồn vốn nào đều phải đáp ứng nhu cầu vật chất cho quá trình tồn tại và hoạt động của công ty đối vốn.

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 29 - 34)