Quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện quyền sở hữu tài sản trong công ty cổ phần

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 106 - 124)

Tài khoản tín thác

2.3.1. Quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện quyền sở hữu tài sản trong công ty cổ phần

Công ty cổ phần thuộc sở hữu chung của các cổ đông. Do tính chất sở hữu chung nên các cổ đông không thể thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt theo ý chí riêng của mình bởi mỗi cổ đông chỉ có một phần quyền sở hữu công ty tơng ứng với tỷ lệ phần vốn góp vào công ty. Do vậy, quyền chủ sở hữu công ty cổ phần không thể thực hiện bằng hành vi đơn lẻ của từng cổ đông mà đợc thực hiện trên cơ sở thống nhất ý chí của các cổ đông. Số lợng các cổ đông thờng lớn và khác nhau về thành phần, trình độ cũng nh mục tiêu lợi ích.v.v. nên quyền chủ sở hữu công ty cổ phần đợc thực hiện thông qua cơ chế đại diện, tức là thông qua các cơ quan của công ty. Đó là Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc và Ban kiểm soát. Các cơ quan đó hoạt động theo những phơng thức và hình thức với những cấp độ khác nhau để thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty. Các cơ quan này trực tiếp quản lý và điều hành công ty dựa trên các quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cơ quan và mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau. Thực hiện quyền chủ sở hữu công ty cổ phần và thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty cổ phần thông qua các cơ quan này không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật mà còn dựa trên các cam kết nội bộ công ty đợc cụ thể hóa trong điều lệ công ty.

- Đại hội đồng cổ đông là cuộc họp của những đồng sở hữu công ty - nơi thể hiện ý chí của các cổ đông. Đại hội đồng cổ đông là diễn đàn phù hợp nhất để các thành viên thực hiện quyền làm chủ công ty của mình. Đại

hội đồng cổ đông làm việc theo chế độ hội nghị. Nếu Luật Công ty 1990 không quy định cụ thể hình thức, trình tự và thủ tục để triệu tập họp và thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông, thì Luật Doanh nghiệp đã khắc phục thiếu sót này. Thể thức triệu tập Đại hội đồng cổ đông đợc quy định tại Điều 76 Luật Doanh nghiệp: Cuộc họp Đại hội đồng đổ đông đợc tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết; Trờng hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định trên đây, thì đợc triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai đợc tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 30% số cổ đông có quyền biểu quyết; Trờng hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì đợc triệu tập lần 3 trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ hai dự định khai mạc. Cuộc họp đợc triệu tập lần thứ ba không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp.

Đại hội đồng cổ đông vừa là cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu công ty, vừa là cơ quan thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty. Đại hội đồng thực hiện quyền chủ sở hữu công ty bằng cơ chế biểu quyết. Luật Công ty 1990 không quy định cụ thể về nguyên tắc biểu quyết thì trong thực tế thi hành luật, nguyên tắc phổ biến đợc chấp nhận là Đại hội đồng cổ đông hợp lệ nếu có sự hiện diện của 51% số vốn điều lệ trở lên và quyết định đợc thông qua khi có cổ đông đại diện cho hơn 50% số vốn tham dự chấp thuận. Với nguyên tắc này, cổ đông thiểu số bị loại khỏi vai trò thực thi quyền chủ sở hữu công ty tại Đại hội đồng. Ngay cả khi cổ đông thiểu số chiếm tới 49% vốn điều lệ thì họ cũng rất khó có khả năng đợc bầu vào Hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát. Khắc phục nhợc điểm này, Luật Doanh nghiệp quy định các quyết định của Đại hội đồng cổ đông đợc thông qua bằng cách bỏ phiếu biểu quyết. Tùy theo từng lĩnh vực mà các quyết

định của Đại hội đồng đợc thông qua với những tỷ lệ phiếu biểu quyết khác nhau (thông thờng những vấn đề càng quan trọng thì tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua càng phải lớn). Nguyên tắc biểu quyết thông qua quyết định đợc đợc quy định tại Điều 77 Luật Doanh nghiệp:

+ Các quyết định phải đợc ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp chấp thuận.

+ Trong các trờng hợp quyết định về loại các cổ phần, số lợng cổ phần đợc quyền chào bán của từng loại; sửa đổi bổ sung điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; bán hơn 50% tổng giá trị tài sản đợc ghi trong sổ sách kế toán... thì phải đợc số cổ đông đại diện ít nhất 65 % tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp chấp thuận.

+ Trong trờng hợp thông qua quyết định dới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của đại hội đồng đợc thông qua với tỷ lệ 51% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận.

Trong cả ba trờng hợp trên, tỷ lệ cụ thể do điều lệ của từng công ty quy định.

Phạm vi và mức độ thực hiện quyền chủ sở hữu công ty của Đại hội đồng cổ đông đợc quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Doanh nghiệp.

Đại hội đồng quyết định phơng hớng, nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm dựa trên cơ sở đề xuất dự án của Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty và sự góp ý của các cổ đông. Những chiến lợc hay quy hoạch này làm nền tảng cho hoạt động quản trị kinh doanh của công ty nói chung, của Hội đồng quản trị và ban giám đốc nói riêng. Việc thông qua bản báo cáo năm tài chính của công ty cũng chính là thực hiện quyền năng của chủ sở hữu. Đây là hình thức công khai tài chính trớc các cổ đông công ty, trên cơ sở đó nếu phát hiện những sai sót hoặc gian lận, Đại hội đồng sẽ tiến hành những biện pháp điều tra, xác minh để làm sáng

tỏ. Mặt khác, các cổ đông có thể biết đợc tình trạng tài chính của mình đầu t vào công ty để có quyết định đúng đắn khi bỏ phiếu biểu quyết đối với những vấn đề thảo luận về phơng hớng phát triển công ty, kế hoạch kinh doanh hàng năm hoặc bầu hay bãi miễn các thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc công ty.

Ngoài ra, theo Luật Doanh nghiệp, Đại hội đồng thực hiện quyền chủ sở hữu công ty thông qua việc xem xét, quyết định giải pháp khắc phục những biến động về tài chính công ty nh việc quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại, quyết định bán tài sản, bán thêm cổ phần mới (điểm h, khoản 2 Điều 70 Luật Doanh nghiệp) v.v... Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty (điểm d, khoản 2 Điều 70 Luật Doanh nghiệp). Việc quyết định giải thể công ty phải do số thành viên đại diện cho ít nhất 65% số phiếu biểu quyết chấp thuận. Những quy định này cho thấy rõ, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất thực hiện quyền sở hữu tài sản của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty cổ phần trong các trờng hợp quyết định phơng hớng hoạt động kinh doanh của công ty (phát triển, thu hẹp, giải thể) và quyết định các giao dịch tài sản có giá trị lớn.

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị là cơ quan có toàn quyền nhân danh công ty để thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty thông qua việc quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng.

Các thành viên của Hội đồng quản trị bầu ra một chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị trực tiếp thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty thông qua việc thực hiện các chức năng:

+ Thông qua các quyết định của Hội đồng quản trị sau khi biểu quyết trong phiên họp của hội đồng.

+ Trình hoặc ủy quyền cho một thành viên của Hội đồng quản trị khác trình các bản dự thảo điều lệ sửa đổi; dự án phát triển công ty; dự án kế hoạch kinh doanh dài hạn; các giải trình cho việc giảm, hạn chế hoặc không trả cổ tức, việc chuyển quỹ công ty và vốn kinh doanh, các phơng án khắc phục biến động lớn về tài chính công ty trớc Đại hội đồng.

Hội đồng quản trị thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty thông qua các kỳ họp. Cuộc họp Hội đồng quản trị hợp lệ với sự có mặt của 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị và biểu quyết với đa số phiếu của các thành viên. Các quyết định của Hội đồng quản trị đợc ban hành dới hình thức Nghị quyết.

Hội đồng quản trị thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty thông qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi:

+ Tham gia Đại hội đồng cổ đông với t cách là cơ quan thờng trực. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị khi tham gia đại hội cổ đông có vị trí là ban điều hành đại hội, báo cáo trớc đại hội công việc của Hội đồng quản trị trong thời gian giữa hai kỳ họp thờng kỳ của Đại hội đồng cổ đông, trình đại hội dự thảo về những vấn đề lớn thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng để các cổ đông thảo luận và thông qua, lập dự thảo điều lệ sửa đổi.

+ Quyết định các giải pháp mở rộng kinh doanh, mở rộng vốn của công ty căn cứ trên bản kế hoạch kinh doanh hàng năm và đề nghị của giám đốc.

+ Thay mặt cho công ty thơng nghị với trái chủ để chuyển trái phiếu thành cổ phiếu.

- Theo quy định tại Điều 80 Hội đồng quản trị thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong các trờng hợp:

- Quyết định chiến lợc phát triển của công ty;

- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần đợc quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

- Quyết định phơng án đầu t;

- Quyết định giải pháp phát triển thị trờng, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản đợc ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn đợc quy định tại Điều lệ công ty;

- Quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;

- Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại; Từ quyền hạn trên cho thấy, Hội đồng quản trị là một cơ quan quan trọng trong cơ cấu nội bộ để thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty cổ phần.

Giám đốc công ty cổ phần là ngời quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bầu hoặc thuê và phải chịu trách nhiệm trớc Hội đồng quản trị về các hoạt động của mình. Giám đốc phải là ngời có đầy đủ năng lực hành vi, không bị pháp luật cấm đảm đơng chức vụ quản lý trong công ty, có trình độ chuyên môn theo yêu cầu của công việc. Giám đốc đợc trả lơng và tiền thởng căn cứ trên hợp đồng lao động ký kết với Hội đồng quản trị và thực tế

công việc của giám đốc. Đồng thời, giám đốc cũng phải chịu trách nhiệm vật chất những sai phạm của mình gây ra cho công ty. Giám đốc thực hiện việc điều hành hoạt động của công ty trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật và quy chế nội bộ. Trong phạm vi điều hành hoạt động kinh doanh, giám đốc thực thi quyền chủ sở hữu công ty một cách trực tiếp, ví dụ toàn quyền quyết định và hoạt động quản trị công ty một cách thờng nhật và liên tục.

Giám đốc công ty cổ phần thực hiện quyền sở hữu tài sản của công ty này thông qua các quyền và nghĩa vụ sau:

+ Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh đã đợc đại hội đồng và Hội đồng quản trị quyết định, giám đốc điều hành triển khai thành các phơng án cụ thể, tổ chức thực hiện, quyết định các biện pháp thích hợp với những sự kiện mới nảy sinh có xu hớng bất lợi cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, đồng thời phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị.

+ Quyết định việc tổ chức quản lý kinh doanh.

+ Kiến nghị các biện pháp khắc phục những khó khăn trong kinh doanh với Đại hội đồng, Hội đồng quản trị và tổ chức thực hiện các biện pháp đợc Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua.

+ Trong trờng hợp phá sản, giải thể công ty, giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty để thực hiện các thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản hoặc giải thể công ty, đồng thời có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết cho quá trình thanh lý tài sản của công ty.

Cụ thể hơn, Giám đốc công ty cổ phần thực hiện quyền sở hữu tài sản của công ty này thông qua việc trực tiếp chiếm hữu tài sản của công ty cổ phần, sử dụng tài sản đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh (chiếm hữu và sử dụng trụ sở làm việc, sử dụng nhà xởng, máy móc thiết bị, nguyên vật

liệu vào sản xuất, kinh doanh...), ký kết hợp đồng bán sản phẩm, hàng hóa (thực hiện quyền định đoạt một phần tài sản lu động của công ty).

Nh vậy, thực chất của quá trình ra quyết định tại Đại hội đồng, Hội đồng quản trị đều do nhóm cổ đông nắm đa số vốn chi phối và kiểm soát quyền lực trong công ty. Để đảm bảo lợi ích của ngời góp vốn, những quy định trên của Luật Doanh nghiệp đã phân cấp việc thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty thông qua bộ máy tổ chức và điều hành hoạt động của công ty cổ phần nhằm bảo vệ lợi ích của cổ đông, của công ty và của các bên có liên quan.

2.3.2. Quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện quyền sở

hữu tài sản trong công ty trách nhiệm hữu hạn

Luật công ty năm 1990 xây dựng cơ chế thực thi quyền sở hữu tài sản trong công ty trách nhiệm hữu hạn theo hai mô hình: mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn dới 11 thành viên và mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn từ 12 thành viên trở lên. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ 12 thành viên trở lên thì cơ chế thực thi quyền sở hữu tài sản giống nh công ty cổ phần. Quá trình thực hiện cơ chế đó đã tỏ ra không phù hợp với bản chất pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn. Bởi vì, trong mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn các nhà đầu t ngay từ đầu đã có ý định kiểm soát và quản lý công ty và không muốn chia sẻ cũng nh chuyển phần quyền lực đó cho các nhà đầu t khác. Chính vì vậy, thực thi quyền lực trong công ty trách nhiệm hữu hạn tập trung vào Đại hội đồng thành viên. Cơ chế phân quyền theo mô hình Đại hội đồng - Hội đồng quản trị - Giám đốc giống nh các cơ quan tơng ứng trong công ty cổ phần nh quy định tại Luật công ty năm 1990 cha phù hợp với hoạt động của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn ở nớc ta. Vì vậy, Luật doanh nghiệp đã thiết kế một mô hình có mức độ linh hoạt hơn cho các nhà đầu t để họ có quyền tự do quyết định cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ công ty.

Theo Điều 21 Luật Doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp trong đó các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 106 - 124)