Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về liên kết góp vốn thành lập công ty, và về quyền sở hữu tài sản của công ty

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 71 - 77)

Tài khoản tín thác

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về liên kết góp vốn thành lập công ty, và về quyền sở hữu tài sản của công ty

đối vốn ở Việt Nam

ở Việt Nam, pháp luật về liên kết, góp vốn thành lập công ty ra đời muộn hơn và kém phát triển. Mặc dù, hoạt động thơng mại ở nớc ta đã có từ lâu nhng do ảnh hởng của nền kinh tế tự nhiên nên hoạt động thơng mại chủ yếu mang nặng tính nội bộ, khép kín, do đó các quan hệ thơng mại chỉ đợc điều chỉnh bằng các thông lệ thơng mại.

ở thời kỳ phong kiến, chính sách "bế quan tỏa cảng" đợc duy trì trong một thời gian dài và đã trở thành một trong những nội dung xuyên suốt của chính sách cai trị và pháp luật của các triều đại phong kiến Việt Nam ảnh hởng tới lĩnh vực này rất nặng nề.

Đi sâu tìm hiểu pháp luật thơng mại Việt Nam đối với việc điều chỉnh các quan hệ liên kết, góp vốn thấy rằng:

Ngay từ năm 1149 Lý Anh Tông khai cảng Vân Đồn để giao lu buôn bán, tiếp theo đó vào năm 1437 triều Lý Thái Tông mặc dù vẫn thành kiến với các thơng gia nhng hoạt động thơng mại ở nớc ta vẫn đợc duy trì; cho đến năm 1618 cảng Hội An đợc thành lập, luật pháp cho phép thơng gia nớc ngoài đợc vào kinh doanh [44].

Về cơ bản chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam, đã thừa nhận thông lệ "buôn có bạn, bán có phờng", "phi thơng bất phú" nhng nghề kinh doanh, thơng mại vẫn cha đợc coi trọng. Chính vì vậy, các giai tầng trong xã hội đợc phân chia thành hạng sĩ, nông, công, thơng. Chính môi trờng xã hội này đã cản trở các hoạt động thơng mại cùng các quan hệ liên kết, góp vốn, vì cha đợc pháp luật quan tâm điều chỉnh mà nó chỉ đợc xem xét nh những yếu tố mang tính phong tục, tập quán, thông lệ.

Đến thời kỳ Pháp thuộc, pháp luật về công ty chịu ảnh hởng của Luật thơng mại Pháp nên việc áp dụng mang tính áp đặt và hầu nh thiếu môi trờng pháp lý để tồn tại và phát triển. Những chế định của luật thơng mại Pháp vốn là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, trong khi đó ở Việt Nam còn thiếu những điều kiện vật chất và hành lang pháp lý thích hợp để phát huy hiệu lực. Song, lần đầu tiên ở Việt Nam công ty đợc điều chỉnh trong "Dân luật thi hành tại tòa Nam án Bắc Kỳ" năm 1931, chơng IX nói về khế ớc lập hội, tiết V nói về hội buôn.

Đạo luật này chia công ty thành hai loại: Hội ngời và hội vốn. Trong hội ngời lại cha thành hội hợp doanh (công ty hợp danh), hội hợp t thơng (công ty hợp vốn đơn giản) và hội đồng lợi (công ty nặc danh). Trong hội vốn chia thành hai loại là hội vô danh (công ty cổ phần) và hội hợp cổ (công ty hợp vốn đơn giản cổ phần) [194, tr. 36].

Từ năm 1945, chính quyền dân chủ nhân dân ra đời, nhà nớc ta xây dựng hệ thống pháp luật kiểu mới của nhà nớc dân chủ nhân dân. Song chính quyền non trẻ vừa mới ra đời đã phải đối phó ngay với cuộc xâm lợc quay trở lại của thực dân Pháp nên cha thể xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, mà trong thực tế vẫn áp dụng luật lệ cũ với nguyên tắc không trái với với quyền lợi của nhân dân và nhà nớc. Đó "là

quyền lợi của nhân dân" [44]; "ngời ta chỉ đợc hởng dụng và sử dụng các vật chất thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không gây thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân" [44, tr. 66] hoặc "khi lập ớc mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch nhau thì khế ớc coi nh vô hiệu"[44], những nguyên tắc này vẫn giữ

nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Sau năm 1954, ở miền Bắc bắt đầu tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh thống nhất đất nớc. ở miền Bắc, Nhà nớc ta tiến hành cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa (kế hoạch 3 năm 1957 - 1960). Hình thức công t hợp doanh ra đời là sự duy trì một số doanh nghiệp có phần sở hữu t nhân, phần sở hữu nhà nớc. Về cơ bản công t hợp doanh đợc coi là một hình thức để cải tạo đối với các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Do đó, sự tồn tại của nó chỉ trong một thời gian ngắn và sau đó biến thành sở hữu nhà nớc và sở hữu tập thể tồn tại dới các dạng xí nghiệp, cửa hàng quốc doanh, công ty mua bán tổng hợp, hợp tác xã... Công ty theo hình thức công t hợp doanh đ- ợc coi là hình thức để thực hiện nhiệm vụ cải tạo nền kinh tế và tồn tại không lâu nên hầu nh Nhà nớc không có các văn bản pháp luật để điều chỉnh nó mà chỉ dùng chính sách để cải tạo.

Từ năm 1960, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ III, miền Bắc bắt đầu xây dựng một nền kinh tế tập trung - kế hoạch hóa với hai thành phần chủ yếu là quốc doanh và tập thể, trong đó quốc doanh giữ vai trò then chốt chi phối các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nớc với t cách là chủ sở hữu mọi t liệu sản xuất và vốn đã đề ra hệ thống chỉ tiêu bắt buộc trong tất cả các khâu: sản xuất, lu thông, phân phối... Thời kỳ này, trong hệ thống pháp luật nớc ta cũng đã sử dụng thuật ngữ "công ty" để chỉ các đơn vị kinh tế chuyên hoạt động thơng nghiệp, dịch vụ nhằm phân biệt với các đơn vị chuyên hoạt động sản xuất

trực tiếp. Khái niệm "công ty" ở thời kỳ này không đợc hiểu đúng bản chất pháp lý mà để chỉ loại hình kinh doanh. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung các quan hệ liên kết, góp vốn không có điều kiện để phát triển và trong hệ thống pháp luật cũng không có luật công ty.

Từ năm 1986, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam với chủ trơng chính sách đổi mới nhằm "xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo

định hớng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trờng, có sự điều tiết của Nhà nớc bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác"

[20]. Thực tiễn đã cho thấy chủ trơng chính sách đổi mới đó hoàn toàn đúng đắn. Điều đó lý giải cho sự ra đời của những loại hình doanh nghiệp mới trong một môi trờng pháp lý thuận lợi. Nhà doanh nghiệp nào cũng có thể tự do lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Nhà nớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Luật công ty đợc Quốc hội thông qua ngày 21/12/1990, có hiệu lực ngày 15/4/1991 và đợc Quốc hội sửa đổi ngày 22/6/1994 là một đảm bảo pháp lý cho các nhà doanh nghiệp lựa chọn đầu t theo hình thức công ty. Sự ra đời của luật công ty đã tạo cơ sở pháp lý để hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng dựa trên hình thức sở hữu chung của các thành viên góp vốn. Nó cũng là cơ sở pháp lý để xác lập quyền sở hữu của công ty đối vốn, mà việc góp vốn của thành viên là căn cứ đầu tiên để công ty ra đời và hoạt động.

Sau 9 năm thực hiện, Luật công ty đã bộc lộ những điểm hạn chế trong quá trình điều chỉnh những quan hệ kinh tế sống động, đa dạng, phức tạp giữa các chủ thể tham gia hoạt động công ty. Khắc phục những hạn chế, khoảng trống của Luật công ty, Luật doanh nghiệp đợc Quốc hội khoa X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999 có hiệu lực từ ngày 01/01/2000 là cơ sở pháp lý để các cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền tự do và bình đẳng

trớc pháp luật khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo hình thức công ty. Các quy định của Luật doanh nghiệp là cơ sở pháp lý để các chủ sở hữu lựa chọn cách thức góp vốn phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích của mình khi tham gia hoạt động công ty nói chung và công ty đối vốn nói riêng. Cùng với những quy định pháp luật khác Luật Doanh nghiệp là cơ sở pháp lý để xác lập thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nớc ta hiện nay.

Trớc hết, theo quy định của Hiến pháp năm 1992, Nhà nớc ta "phát

triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các tổ chức kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu t nhân" [37,

tr. 18]. Hiến pháp đã khẳng định: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, t liệu sinh hoạt, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Đồng thời Hiến pháp cũng quy định doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đợc liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nớc và ngoài nớc, đợc bình đẳng với nhau trớc pháp luật, có quyền hợp tác và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh.

Từ những nguyên tắc hiến định trên đây, các bộ luật, đạo luật đã cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, yêu cầu phát triển của xã hội và cũng chính những nguyên tắc hiến định đó đã chi phối sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ sở hữu nói chung và quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn nói riêng. Nội dung của những quy định đó đã thể hiện việc Nhà nớc chính thức thừa nhận các lợi ích kinh tế của các chủ sở hữu khi họ dùng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình tham gia vào hoạt động kinh doanh; đồng thời Nhà nớc cũng ban hành các quy định pháp luật chuyên ngành làm cơ sở pháp lý nhằm xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty và những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của công ty trớc những hành vi vi

phạm. Chẳng hạn, Bộ luật Dân sự của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đợc Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/10/1995 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/1996 đã quy định chế định quyền sở hữu với một quan điểm rộng rãi. Theo các quy định đó, sở hữu đợc hiểu là yếu tố cơ bản trải lên toàn bộ quan hệ sản xuất, bao gồm không chỉ quan hệ giữa ngời với ngời về vật chất mà cả quan hệ giữa họ với nhau về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh, cả mặt chi phối đối với lợi ích vật chất do chiếm hữu tài sản tạo ra. Những quy định của Bộ luật Dân sự đã nhìn nhận sở hữu trong thế vận động và phát triển. Vì vậy, nội dung chế định quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự không chỉ giữ nguyên tắc quyền của chủ sở hữu chiếm vị trí trung tâm, là xuất phát điểm để quy định các quy chế pháp lý tơng ứng và còn có cả những quy định từ góc độ quyền tài sản "là quyền trị giá đợc bằng tiền

và có thể chuyển giao trong lu thông dân sự. Kể cả quyền sở hữu trí tuệ..." [5, tr. 91]. Quy định đó bao quát đợc những khả năng xảy ra trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Vì vậy trong chế định về quyền sở hữu, Bộ luật Dân sự đã quy định cả quyền của những ngời không phải là chủ sở hữu đối với tài sản. "Ngời không phải là chủ sở hữu

cũng có quyền chiếm hữu tài sản trong trờng hợp đợc chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định" [5, tr. 92] hoặc "Ngời không phải là chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản trong các trờng hợp đợc chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật quy định" [5, tr. 93] và "chủ sở hữu có thể ủy quyền cho ngời khác định đoạt tài sản của mình"; "ngời đ- ợc ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt tài sản phù hợp với ý chí và lợi ích của các chủ sở hữu" [5, tr. 93]. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự

còn có những quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản trong một số tr- ờng hợp vì lợi ích của ngời khác và lợi ích chung của cộng đồng.

Với những quy định về sở hữu, "Bộ luật Dân sự đã bớc đầu phản

Đặc biệt những quy định về hình thức sở hữu đã khẳng định phơng thức tồn tại, vận động của quyền sở hữu bằng các chế định pháp lý có tính đặc thù, gắn liền với các chủ sở hữu cụ thể.

Một trong các hình thức sở hữu mà Bộ luật Dân sự điều chỉnh là hình thức sở hữu chung, đây là hình thức sở hữu xuất hiện do kết quả tất yếu của sự đan xen, kết hợp các quyền sở hữu của các chủ thể khác nhau. Trên cơ sở của hình thức sở hữu chung đã xuất hiện các hình thức "Sở hữu

hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận" [5, tr. 97], đây là hình

thức sở hữu xuất hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế ở nớc ta hiện nay. Về bản chất pháp lý, hình thức sở hữu hỗn hợp có những dấu hiệu nh sở hữu chung, song còn có những nét đặc thù riêng về mục đích, mức độ xã hội hóa, cách thức quản lý tài sản.

Nh vậy, Bộ luật Dân sự đã bớc đầu phản ảnh đợc những đặc điểm của quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trờng nhiều thành phần hiện nay ở nớc ta. Song, vấn đề sở hữu trong Bộ luật Dân sự có nhiều quy định chỉ mới dừng lại có tính nguyên tắc cha đáp ứng đợc nhu cầu điều chỉnh đối với việc các chủ sở hữu khai thác lợi ích từ tài sản thông qua quá trình liên kết, góp vốn để thành lập một chủ sở hữu mới tiến hành hoạt động kinh doanh. Vì vậy, pháp luật về công ty cần phải có các quy định cụ thể để điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ sở hữu tham gia hoạt động công ty và các quy định khác ở từng lĩnh vực cụ thể đối với tài sản và các quyền tài sản đa vào góp vốn nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn.

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 71 - 77)