Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hiện quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 151 - 158)

Tài khoản tín thác

3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hiện quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

- Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân bổ quyền lực công ty thông qua bộ máy tổ chức nội bộ công ty:

Nh đã phân tích tại mục 1.3 chơng 1, một trong những đặc điểm của việc thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn là cơ chế đại diện. Về nguyên tắc, cơ chế đại diện đợc thể hiện trong cơ cấu tổ chức quản lý và

phân bổ quyền lực trong cơ cấu đó. Đây là công việc nội bộ của các nhà đầu t. Do khác biệt về quy mô, về mục tiêu, và ý chí của ngời đầu t, nên cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần không hoàn toàn giống nhau. Nhìn chung, luật pháp các nớc đều có phân biệt ở mức độ nhất định sự khác biệt đó. Luật Doanh nghiệp đã phân biệt cơ cấu tổ chức quản lý đối với công ty cổ phần, gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và giám đốc điều hành; đối với cơ cấu tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn, thì Luật Doanh nghiệp phân biệt ở hai trờng hợp. Trờng hợp công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên thì có chủ tịch hội đồng thành viên và giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên 11 thành viên phải có ban kiểm soát. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thì cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ gồm: Hội đồng quản trị và giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và giám đốc. Theo mô hình tổ chức quản lý nh trên thì việc thực thi quyền sở hữu công ty đợc phân thành hai nhóm quyền lực. Một là, tất cả các thành viên hợp thành

nhóm quyền lực thứ nhất và cao nhất. Hai là, Giám đốc (Tổng giám đốc) là ngời trực tiếp thực hiện quyền chủ sở hữu công ty (quyền đại diện cho công ty).

Thực tế thi hành pháp luật về công ty trong những năm qua ở nớc ta cho thấy:

- Hầu hết công ty trách nhiệm hữu hạn đều mang tính chất công ty gia đình với số thành viên không lớn. Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu kinh tế trung ơng "trong khoảng hơn 300 công ty trách nhiệm hữu hạn

đợc điều tra thì không có công ty nào có cơ cấu hội đồng" [64, tr. 72].

Trong quá trình hoạt động các thành viên phân công nhau đảm nhiệm chức vụ quản lý trong công ty. Ngời góp vốn nhiều nhất thờng đảm nhận chức vụ giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty. Các thành viên khác có thể là phó giám đốc, kế toán trởng...

Đối với công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần về hình thức đúng nh quy định của luật. Tất cả thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần đợc khảo sát đều là cổ đông đa số trong công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị thờng là cổ đông lớn nhất trong công ty. Trong một số trờng hợp, chủ tịch Hội đồng quản trị đồng thời kiêm giám đốc.

Xét thực tế của hoạt động công ty ở Việt Nam, đối với công ty cổ phần nên căn cứ vào số lợng cổ đông để xây dựng mô hình tổ chức, ví dụ: đối với công ty cổ phần có số lợng cổ đông từ 11 thành viên trở lên thì có cơ cấu tổ chức quản lý gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, giám đốc. Các cổ đông có quyền lựa chọn quyết định số lợng ngời tham gia các cơ quan trong cơ cấu tổ chức quản lý. Trong trờng hợp số lợng cổ đông không lớn (dới 11) thì việc tách biệt giữa Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị là không cần thiết.

Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, các nhà đầu t ngay từ đầu đã có ý định kiểm soát và quản lý công ty. Họ không muốn chia sẻ hoặc chuyển quyền đó cho nhà đầu t khác. Vì vậy quyền chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn tập trung vào hội đồng thành viên và đây cũng chính là cơ quan thực thi quyền chủ sở hữu công ty. Vì vậy, theo tôi cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn mà số lợng thành viên ít thì pháp luật nên điều chỉnh bằng quy định tùy nghi. Đối với chức năng quyền hạn và cơ chế làm việc của các cơ quan này trong cơ cấu tổ chức quản lý thì pháp luật chỉ nên hớng dẫn cho các nhà đầu t tự lựa chọn. Mặc dù quy định hiện hành trong Luật Doanh nghiệp về tổ chức bộ máy đã góp phần phân bổ quyền lực nhằm thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty. Song thực tiễn áp dụng những quy định đó chỉ mang tính chất dàn xếp nội bộ. Ví dụ những giao dịch với bên thứ ba quy định giới hạn trách nhiệm nh giao dịch có giá trị dới 20% tổng tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị, giao dịch có giá trị trên 20% tổng tài sản thuộc quyền quyết định của

Đại hội đồng. Quy định nh vậy, theo quan niệm của một số nhà làm luật, để hạn chế việc lạm dụng, lừa đảo. Nhng thực tế khi giao kết hợp đồng với công ty, khách hàng rất khó kiểm soát đợc giá trị thực tế của công ty là bao nhiêu. Do vậy, cần phải có những quy định về nguyên tắc để những ngời có quan hệ với công ty nhận thức đợc các giao dịch nào là hợp pháp và giao dịch nào là hợp lệ.

Ngoài ra, cơ chế thực thi quyền chủ sở hữu công ty thông qua thể thức biểu quyết đợc quy định trong điều lệ công ty. Trên thực tế xem xét điều lệ ở một số công ty trách nhiệm hữu hạn cho thấy điều lệ của các công ty đó không phát triển thêm nhiều so với quy định hết sức tổng quát của luật. Vì vậy, khi thực thi quyền chủ sở hữu của Đại hội đồng thành viên đều chịu sự chi phối của ngời có phần vốn lớn nhất và họ thờng kiêm luôn giám đốc công ty. Ngời này thực tế đã nắm quyền chủ sở hữu công ty. Bởi các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chủ yếu là các thành viên trong gia đình hoặc anh em, họ hàng, rất khó có khả năng mở rộng số thành viên ra bên ngoài. Nói cách khác, quy định hiện hành của Luật Doanh nghiệp về phân bổ quyền lực của công ty trách nhiệm hữu hạn có thể là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng của công ty trong việc huy động thêm vốn, mở rộng và đa dạng hóa quy mô kinh doanh. Vì vậy, pháp luật chỉ nên quy định về nguyên tắc phân bổ quyền lực hoặc quy định điều kiện của ngời nắm vị trí là giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị nhằm hạn chế tác hại của sự lạm dụng quyền hành của ngời góp vốn lớn, của những quyết định độc đoán thiếu căn cứ, mạo hiểm làm hại đến lợi ích của công ty và của cả xã hội. Những vấn đề khác, nên điều chỉnh bằng quy định tùy nghi để khi tham gia vào công ty hoặc khi công ty thu hút vốn kết nạp thêm thành viên mới, các thành viên công ty có thể thỏa thuận với nhau về cơ chế biểu quyết, về quyền lực của từng cơ quan, bộ máy quản lý để thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty.

- Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi hình thức pháp lý công ty đối vốn liên quan đến vốn, tài sản và thực thi quyền chủ sở hữu công ty:

Chuyển đổi hình thức pháp lý công ty là một vấn đề liên quan đến việc thay đổi hình thức quyền sở hữu tài sản của công ty. Nó đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết nh:

- Định ra những nguyên tắc cơ bản khi tiến hành chuyển đổi

- Phải quy định về thời hiệu của việc chuyển đổi đối với mỗi loại hình công ty.

- Ai là ngời có quyền quyết định chuyển đổi ?

- Xác định những công việc chính về trình tự các bớc khi tiến hành chuyển đổi.

- Việc công bố, thủ tục chuyển đổi hình thức pháp lý công ty.

Từ giác độ nghiên cứu, giải pháp hoàn thiện liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài về vấn đề này là việc xử lý những hậu quả của việc chuyển đổi hình thức pháp lý công ty, đó là những vấn đề liên quan đến vốn, tài sản và thực thi quyền chủ sở hữu công ty. Khi công ty chuyển đổi hình thức pháp lý, tuy không phải là lập ra một pháp nhân mới cũng nh không phải thanh toán và phân chia tài sản công ty, công ty vẫn tiếp tục hoạt động trong một bộ khung mới nhng có ba đối tợng sau sẽ bị ảnh hởng một cách trực tiếp từ hành vi chuyển đổi này, đó là: các thành viên của công ty, các chủ nợ và những ngời lao động trong công ty. Đối với các thành viên, kể từ thời điểm quyết định chuyển đổi, họ đợc coi là thành viên của loại hình công ty mới lựa chọn. Địa vị cũ của các thành viên không còn nữa mà địa vị này thế nào sẽ tùy thuộc vào công ty mới. Đối với các chủ nợ, quyền lợi của họ đối với công ty không hề bị thay đổi do việc chuyển đổi. Còn đối với những ngời lao động trong công ty, xuất phát từ việc công ty

vẫn còn tồn tại, chỉ thay đổi hình thức công ty, cho nên về nguyên tắc, hợp đồng lao động giữa họ với công ty vẫn tiếp tục có hiệu lực.

Điều 109 Luật Doanh nghiệp quy định công ty trách nhiệm hữu hạn đợc chuyển thành công ty cổ phần hoặc ngợc lại. Luật quy định đối với tr- ờng hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, việc chuyển nhợng vốn mà quyền sở hữu công ty rơi vào một thành viên thì bắt buộc phải đăng ký lại theo hình thức doanh nghiệp t nhân (Điều 110) hoặc khi số lợng thành viên công ty cổ phần chỉ còn dới 3 thành viên thì buộc phải chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn. So với Luật Công ty 1990, những quy định trên của Luật Doanh nghiệp đã đáp ứng một phần nhu cầu năng động, linh hoạt của hoạt động công ty. Song theo chúng tôi những quy định này vẫn còn cứng nhắc vì tính chất bắt buộc của nó. Nên chăng, cần phải có những quy định mang tính chất mềm dẻo hơn nữa mới có thể đáp ứng mọi khả năng xảy ra mà vẫn bảo đảm đợc quyền lợi của nhà đầu t và sự quản lý của nhà nớc. Chẳng hạn pháp luật cần thừa nhận một thực tế, việc chuyển dịch phần quyền sở hữu của các thành viên khi số lợng thành viên không đủ theo quy định của luật, không nên bắt buộc phải chuyển đổi hình thức công ty. Pháp luật nên điều chỉnh bằng quy định tùy nghi để chủ sở hữu lựa chọn cách thức tồn tại phù hợp. Ví dụ, khi có đủ các điều kiện nh: vẫn hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt mọi quan hệ với khách hàng, bạn hàng, hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với nhà nớc..., chủ sở hữu công ty có quyền duy trì hình thức cũ nếu không muốn chuyển đổi sang hình thức khác hoặc có thể thừa nhận sự chuyển đổi sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ cả khi chủ sở hữu công ty này là một cá nhân.

- Giải pháp hoàn thiện pháp luật về cho thuê công ty đối vốn.

Cho thuê công ty thực chất là thực thi quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu công ty. Để đáp ứng nhu cầu "thông, thoáng, linh hoạt" trong hoạt

động kinh doanh, pháp luật cần bổ sung những quy định về quyền của chủ sở hữu công ty nh quyền cho thuê công ty.

Việc cho thuê nhằm vào những mục đích sau:

- Tài sản trong công ty là những tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty, Nhà nớc quy định công ty có quyền cho thuê công ty tức là đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện các quyền của một chủ sở hữu.

- Mục đích thành lập công ty của các chủ sở hữu góp vốn là để thu lợi nhuận, việc cho thuê công ty cũng chính là một hình thức kinh doanh để thu lợi nhuận.

- Mục đích của việc cho thuê công ty cũng là để tạo điều kiện cho ngời thuê sử dụng, khai thác công ty trong những điều kiện nhất định để hoạt động không cần đầu t lớn ban đầu để kinh doanh trên cơ sở công ty đã có.

Quyền cho thuê công ty là một loại quyền thuộc chủ sở hữu công ty quyết định. Vì vậy thực hiện những hành vi này phải đợc biểu quyết tại Đại hội đồng.

Mục đích của hành vi cho thuê công ty chính là thực hiện các quyền của chủ sở hữu theo quy định của Luật Dân sự. Song việc cho thuê công ty là một vấn đề pháp lý hết sức phức tạp vì nó liên quan đến nhiều vấn đề về lợi ích của nhiều chủ thể, nếu chỉ dừng lại ở khía cạnh dân sự thì không thể giải quyết triệt để vấn đề lợi ích của các chủ sở hữu công ty. Vì vậy trong pháp luật kinh tế cần có một giới hạn pháp lý để điều chỉnh những vấn đề này.

Việc cho thuê công ty là một vấn đề pháp lý hết sức phức tạp vì nó đụng chạm đến nhiều vấn đề nh việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà n- ớc, việc giải quyết các khoản nợ, các hợp đồng có trớc khi cho thuê, vấn đề việc làm cho ngời lao động, vấn đề nảy sinh khi vi phạm hợp đồng... Do

vậy, kèm theo quy định về cho thuê công ty, Nhà nớc phải có các quy định khác liên quan nh hợp đồng thuê công ty, các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên thuê và bên cho thuê, các quy định khác để giải quyết những vấn đề phát sinh từ việc cho thuê công ty. Nh vậy khi cho thuê công ty cần chú ý đến những vấn đề sau:

- Đối tợng cho thuê: cần mô tả chính xác. - Tiền thuê, phơng thức thanh toán.

- Quyền và nghĩa vụ của bên thuê.

- Quyền và nghĩa vụ của công ty cho thuê. - Vấn đề việc làm cho công nhân.

- Thời điểm bắt đầu và thời hạn kết thúc hợp đồng.

- Trình tự xử lý các vấn đề phát sinh sau khi kết thúc hợp đồng. - Phơng thức giải quyết tranh chấp.

3.2.2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chấm dứt quyền sở hữutài sản của công ty đối vốn

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 151 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w