Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nớc đối với quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 163 - 172)

Tài khoản tín thác

3.2.2.4.Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nớc đối với quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

Về lý thuyết, công ty đối vốn không chịu sự chi phối hay can thiệp sâu của một cơ quan nhà nớc nào theo kiểu cơ quan chủ quản mà chịu sự quản lý Nhà nớc thông qua các chính sách, luật pháp... Theo quy định tại chơng VIII (từ Điều 114 đến Điều 118) của Luật Doanh nghiệp, một trong những nội dung quản lý Nhà nớc là kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp; giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và báo cáo khác (Điều 114). Cơ quan trực tiếp quản lý nhà n- ớc đối với doanh nghiệp là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, UBND tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ơng (Điều 115). Điều 117 quy định trình tự thủ tục tiến hành thanh tra doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khung pháp lý này cha giải đáp đợc hai vấn đề cơ bản: cơ quan nào là đầu mối, chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện vai trò quản lý Nhà nớc đối với quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp nói chung và quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn nói riêng; và công cụ chủ yếu quan trọng nhất để thực hiện chức năng quản lý Nhà nớc trong lĩnh vực này là gì ?

Theo quy định hiện nay, đối với các doanh nghiệp nhà nớc một mặt đang trực thuộc các bộ, các tổng cục... với t cách là "cơ quan chủ quản". Bên cạnh đó, các bộ, các ngành khác nh Tài chính, Thơng mại, Khoa học - Công nghệ và Môi trờng, Hải quan, Thanh tra... cũng quản lý doanh nghiệp trong phạm chức năng của mình. Còn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong đó có các công ty đối vốn và các doanh nghiệp có vốn đầu t n- ớc ngoài thì không quy định thuộc cơ quan chủ quản nào. Vì vậy, tất cả các ngành, các cấp trong bộ máy công quyền đều thực hiện vai trò của "cơ quan chủ quản", gây cho doanh nghiệp rất nhiều khó khăn, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng quá tải về tiếp nhận, xử lý thông tin, chỉ đạo về tiếp đón các nhà chức trách các cấp. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp phải cắt cử một bộ phận chuyên viên làm báo cáo gửi các nơi. Do đó, việc khắc phục tình trạng nêu trên là một đòi hỏi cấp bách.

Để giải quyết vấn đề này, cần phải tăng cờng vai trò quản lý nhà n- ớc không chỉ ở khâu thành lập công ty mà còn trong cả quá trình công ty hoạt động (thực hiện hoặc chấm dứt quyền sở hữu tài sản). Thực hiện thẩm quyền này cần có cơ quan đăng ký vốn và tài sản của công ty, còn các bộ, các ngành không trực tiếp quản lý công ty, mà chỉ nghiên cứu đề ra các chính sách, chế độ, những quy định cần thiết về kinh tế - kỹ thuật cho hoạt

động của các công ty. Quy định nh vậy sẽ phân định rõ chức năng quản lý nhà nớc và chức năng quản lý kinh doanh của các cơ quan trong bộ máy nhà nớc sẽ tạo ra mặt bằng pháp lý cho các công ty hoạt động bình đẳng nh các doanh nghiệp khác. Hiện nay đã hình thành một cơ quan đầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nớc đối với các doanh nghiệp. Cơ quan đầu mối này đại diện cho Nhà nớc thực hiện chức năng quản lý nhà nớc đối với doanh nghiệp và cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các cơ quan khác, đồng thời cũng là nơi để doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin và phản ánh những bức xúc của mình nhằm đạt những mục tiêu và bằng những công cụ đợc quy định trong luật. Song cần phải tuyên truyền thẩm quyền của cơ quan này để mọi ngời biết.

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp không có điều khoản nào quy định riêng về vấn đề công cụ để thực hiện chức năng quản lý nhà nớc đối với doanh nghiệp. Khoản 5 Điều 114 Luật Doanh nghiệp quy định "... thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ với các báo cáo khác", tuy nhiên, quy định nh vậy là cha đủ và cha rõ ràng. Nếu dựa vào các quy định về kế toán - thống kê hiện hành thì quả thật, việc quản lý nhà nớc đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty đối vốn nói riêng là không thể thực hiện đợc một cách hữu hiệu. Chế độ kiểm toán - thống kê trong các doanh nghiệp ở nớc ta, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đã và đang bị "thả nổi". Điều này thể hiện ở chỗ: Pháp lệnh về kế toán - thống kê ban hành năm 1998 đến nay đã có nhiều điểm lạc hậu nhng cha đợc bổ sung, sửa đổi; Bộ Tài chính - cơ quan quản lý nhà nớc trong lĩnh vực này - dờng nh chỉ đặt ra nhiệm vụ quản lý công tác kế toán thống kê và chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nớc; cán bộ kế toán, đặc biệt là kế toán trởng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang bị vô hiệu hóa; công tác kiểm toán cha đợc quản lý thống nhất, báo cáo quyết toán hàng năm của

doanh nghiệp bị quá nhiều cơ quan kiểm tra (cơ quan kiểm toán nhà nớc, cơ quan thuế, cục quản lý vốn và tài sản) do đó chất lợng kiểm toán cha cao... Vấn đề đặt ra là phải xây dựng một chế độ kế toán thống kê mới phù hợp với điều kiện kinh tế thị trờng, đồng thời có thể áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm thể hiện một cách minh bạch quyền sở hữu về vốn và tài sản doanh nghiệp nói chung và công ty đối vốn nói riêng.

Kết luận chơng 3

Từ những vấn đề lý luận và nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề quyền sở hữu tài sản của công ty đối chứng tỏ quyền sở hữu tài sản của công ty cũng nh quyền sở hữu nói chung luôn là vấn đề đợc mọi chủ thể quan tâm, bởi vì sở hữu là một trong những nguồn nuôi các động lực kinh tế và phát huy các động lực kinh tế. Đánh giá quá trình hoàn thiện pháp luật về công ty cho thấy các nhà làm luật đã từng bớc quan tâm điều chỉnh vấn đề sở hữu, mối quan hệ giữa giữa thành viên với công ty trong quá trình xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền chủ sở hữu của họ đối với công ty và quá trình xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền sở hữu của công ty đối với tài sản của công ty. Song quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn thể hiện trong các quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế và lúng túng. Tuy nhiên chơng 3 của luận án đã nêu ra phơng hớng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Đó là các phơng hớng nh đảm bảo tính đồng bộ liên thông giữa xác quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật và tính đặc thù, chuyên biệt trong từng lĩnh vực cụ thể về quyền sở hữu nói chung và quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn nói riêng. Từ phơng hớng hoàn thiện đó, tác giả luận án đã mạnh dạn chỉ ra một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này:

Thứ nhất, về nhận thức cần tuyên truyền, giáo dục, giải thích để

nâng cao nhận thức về các khái niệm phần vốn góp, góp vốn, vốn điều lệ, chủ sở hữu công ty, quyền sở hữu tài sản của công ty.

Thứ hai, bổ sung các quy định cụ thể về định giá tài sản góp vốn, bổ

sung các quy định về chuyển dịch sở hữu, bổ sung các quy định về thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty.

Thứ ba, hoàn thiện các điều kiện bảo đảm cho quá trình chuyển

dịch quyền sở hữu từ thành viên góp vốn sang công ty và ngợc lại. Ví dụ thiết lập hệ thống các cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản của công ty, hệ thống các cơ quan giám định chuyên ngành v.v...

Kết luận

Quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật về công ty. Nó không chỉ gắn bó mật thiết với công ty, với các thành viên công ty mà nó còn là một vấn đề mà các bên giao dịch với công ty luôn luôn quan tâm. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu quyền sở hữu tài sản của công ty với t cách là một quan hệ pháp luật một cách chi tiết và cụ thể là điều rất cần thiết. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt học thuật mà còn có ý nghĩa thực tế to lớn. Việc nghiên cứu vấn đề này không chỉ nhằm nâng cao kiến thức pháp luật mà còn góp phần giúp các nhà làm luật, các nhà thi hành luật có cách nhìn toàn diện hơn nữa về vấn đề này.

Trong công trình của mình bằng các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã là sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc "Xác lập, thực

hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nớc ta". Kết

quả của quá trình nghiên cứu là cơ sở cho tác giả luận án đa ra những kết luận chủ yếu sau đây:

1- Quyền sở hữu tài sản của công ty là khả năng của công ty làm chủ hoàn toàn về mặt kinh tế đối với tài sản của mình, là các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của công ty và thực hiện các giao dịch đối với tài sản vì lợi ích của công ty và không trái với các quy định của pháp luật. Là chủ thể quyền sở hữu tài sản, công ty có đầy đủ ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của công ty. Thời điểm công ty đối vốn đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là thời điểm xuất hiện quyền sở hữu tài sản của công ty.

2- Khoản vốn góp dù rất quan trọng nhng chỉ là một trong những căn cứ để xác lập quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn. Các khoản vốn

góp của các thành viên hợp thành vốn điều lệ của công ty. Ngoài vốn điều lệ, quyền sở hữu tài sản của công ty còn đợc xác lập từ khoản vốn vay, từ lợi nhuận công ty v.v... Tùy theo từng căn cứ xác lập mà nội dung, điều kiện của việc xác lập quyền sở hữu tài sản của công ty đợc điều chỉnh bằng các hình thức pháp lý thích hợp là hợp đồng, điều lệ công ty hoặc các quy định của pháp luật.

3- Việc thực thi quyền năng của chủ sở hữu theo một cơ chế đặc thù. Tính đặc thù đó đợc thể hiện: thứ nhất, việc thực thi quyền năng của chủ sở hữu tài sản của công ty đối vốn trong một chừng mực nhất định chịu sự chi phối kiểm soát bởi chủ sở hữu công ty (hoặc nhóm thành viên nắm quyền chủ sở hữu công ty) thể theo hợp đồng công ty, điều lệ công ty cũng nh các quy chế nội bộ; thứ hai, việc thực thi quyền lực đó phải tuân theo một cơ chế phân bổ quyền lực theo tỷ lệ vốn góp, thành viên (cổ đông) nào có số vốn góp chiếm tỷ lệ cao hơn sẽ có quyền lực chi phối, kiểm soát, điều hành công ty nhiều hơn. Tuy nhiên trong một số trờng hợp, thể theo điều lệ công ty, thành viên (cổ đông) thiểu số hiện đang nắm giữ quyền lực chi phối, kiểm soát, điều hành công ty thì họ đợc coi là chủ sở hữu công ty tại thời điểm đó hoặc tuy là thành viên thiểu số nhng thể theo điều lệ họ vẫn nắm giữ một phần quyền lực chi phối, kiểm soát, điều hành công ty thì vẫn có thể đợc coi là đồng sở hữu công ty.

4- Việc điều chỉnh pháp luật về căn cứ xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty thờng xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự và bằng các quy định thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật nh pháp luật kinh tế, pháp luật về tài chính - ngân hàng, pháp luật về đất đai v.v...

5- So với Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã khắc phục đợc nhiều thiếu sót, bất cập trong việc quy định quyền sở hữu tài sản của công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy vậy, các quy

định của Luật Doanh nghiệp về xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn vẫn còn những điểm cha phù hợp với điều kiện thực tế ở nớc ta nh chúng tôi đã chỉ ra trong luận án.

6- Quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn là một loại quan hệ vô cùng phức tạp. Thực tiễn thi hành Luật Doanh nghiệp đòi hỏi tiếp tục hoàn thiện các quy định về quyền sở hữu tài sản của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Yêu cầu đặt ra là phải có những quy định đồng bộ, rõ ràng, cụ thể về xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty để không chỉ bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động công ty trong việc khai thác khả năng sinh lợi từ tài sản của mình, mà còn bảo đảm an toàn về mặt pháp lý cho các chủ thể tham gia vào nền kinh tế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa.

7- Quá trình nghiên cứu công trình đã giúp cho tác giả luận án đa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục chuyển dịch sở hữu từ thành viên góp vốn; hoàn thiện pháp luật về cơ chế phân bổ quyền lực trong bộ máy quản lý và điều hành để thực thi quyền sở hữu tài sản tùy theo từng loại hình công ty; hoàn thiện pháp luật liên quan đến chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn nh thanh lý, bán tài sản trong quá trình hoạt động của công ty, thanh toán tài sản khi công ty giải thể, công ty bị tuyên bố phá sản.

8- Các vấn đề liên quan đến việc xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn theo quy định của Luật Đầu t nớc ngoài cũng nh vấn đề xác lập quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nớc v.v... có tính đặc thù vừa phức tạp, vừa lý thú, do vậy rất cần đợc nghiên cứu, luận giải trong các công trình nghiên cứu riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những công trình liên quan đến luận án đã đợc công bố

1- Lê Thị Châu (1997), Quyền sở hữu tài sản của công ty, Nxb Lao động, Hà Nội.

2- Lê Thị Châu (1997), "Hình thức pháp lý điều chỉnh quan hệ hùn vốn trong công ty đối vốn ở nớc ta", Dân chủ pháp luật, (6), tr. 4-5. 3- Lê Thị Châu (2000), "T cách pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt

động trong công ty đối vốn", Luật học, (1), tr. 3-7.

4- Lê Thị Châu (2000), "T cách pháp lý của các chủ thể tham gia công ty đối vốn theo Luật Doanh nghiệp năm 1999", Nhà nớc và pháp luật, (3), tr. 46-54.

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 163 - 172)