Chấm dứt quyền sở hữu tài sản trong trờng hợp côngty đối vốn giải thể hoặc phá sản

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 67 - 71)

Tài khoản tín thác

1.4.2. Chấm dứt quyền sở hữu tài sản trong trờng hợp côngty đối vốn giải thể hoặc phá sản

đối vốn giải thể hoặc phá sản

Những quy định của luật Dân sự mới điều chỉnh sự chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty trong trờng hợp công ty đang tồn tại. Trên thực tế hoạt động kinh doanh đã phát sinh việc chấm dứt quyền sở hữu về chủ thể khi công ty giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản. Vì vậy, pháp luật về công ty phải đa ra những quy định điều chỉnh việc chấm dứt quyền sở hữu tài sản trong trờng hợp công ty giải thể, hoặc pháp luật phá sản quy định chấm dứt quyền sở hữu khi công ty bị tuyên bố phá sản. Vấn đề pháp lý đặt ra khi chấm dứt quyền sở hữu về chủ thể thì vật quyền không chuyển giao cho chủ thể có quyền yêu cầu một cách trực tiếp từ công ty mà phải qua chủ thể trung gian, ví dụ ban thanh lý hoặc tổ thanh toán. Vậy thủ tục, trình tự cũng nh phơng thức chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn đợc thực hiện nh thế nào?

Trong trờng hợp giải thể, khi có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền thì công ty chấm dứt hoạt động nhng quyền sở hữu tài sản cha chấm dứt. Lúc này, việc thực thi quyền sở hữu chuyển sang phơng thức định đoạt khác với định đoạt thông thờng (do giám đốc quyết định). Phơng thức định đoạt đặc biệt này giành cho chủ đầu t hay Hội đồng quản trị? Vấn đề

đặt ra là sự điều chỉnh pháp luật ở mức độ nào? và khi nào thì các giao dịch thỏa thuận hợp lệ? Để bảo đảm các lợi ích của công ty, thành viên công ty, chủ nợ và những chủ thể liên quan, pháp luật cần xác định trình tự, thủ tục thành lập ban thanh lý, xác định thẩm quyền hoạt động, giới hạn các giao dịch thông qua việc bán đấu giá, quy trình thanh lý, hội đồng định giá tài sản... Các giao dịch tài sản phải công khai, không đợc t lợi và có lợi cho công ty, phù hợp với quy định của Điều lệ công ty mới là giao dịch hợp lệ.

Khác với giải thể, khi công ty bị tuyên bố phá sản thì phơng thức định đoạt quyền sở hữu tài sản của công ty sẽ bị hạn chế theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp. Theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp, khi tòa án có thẩm quyền ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản thì quyền chủ sở hữu của công ty bị hạn chế và chịu sự giám sát bởi thẩm phán đợc giao giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản công ty và tổ quản lý tài sản. Chẳng hạn, tổ quản lý tài sản giám sát việc kiểm tra sử dụng tài sản; giám sát kiểm tra việc thanh toán công nợ, việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế; lập bảng kê khai tài sản và bảng cân đối tài sản của công ty; bảo quản tài sản, các tài liệu giấy tờ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty không còn đợc toàn quyền định đoạt tài sản của mình nh trong các trờng hợp thông thờng. Ví dụ, không đợc thanh toán công nợ cha đến hạn, không đợc chuyển nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm... Khi có quyết định tuyên bố phá sản, việc thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty bị tuyên bố phá sản đợc giao cho "tổ thanh toán tài sản" do tòa án chỉ định nắm giữ và định đoạt. Pháp luật về phá sản quy định về chức năng, thẩm quyền của tổ thanh toán tài sản trong quá trình thực thi quyền sở hữu tài sản đối với tài sản phá sản. Tài sản phá sản, sau khi thanh toán hết cho chủ nợ, phần còn lại thuộc sở hữu của các thành viên công ty đã bị phá sản. Các thành viên của công ty đợc chia phần tài sản còn lại theo tỷ lệ tơng ứng với phần vốn góp vào công ty.

Kết luận chơng 1

Nghiên cứu quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn xuất phát từ yêu cầu kinh tế - xã hội của tích tụ tập trung t bản và yêu cầu xã hội của hoạt động kinh doanh. Chính nhu cầu thu hút vốn đầu t đòi hỏi phải tạo lập các hình thức pháp lý mà một trong những hình thức đó là công ty đối vốn, với các phơng thức chuyển dịch vốn, tài sản từ chủ thể đầu t sang công ty một cách thích hợp nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cần thiết.

Quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn là một loại quan hệ có tính đặc thù và phức tạp cả về chủ thể, khách thể và nội dung. Thứ nhất, thời điểm xuất hiện quyền sở hữu là thời điểm công ty đối vốn đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tùy theo các nguồn vốn tạo lập quyền sở hữu mà đòi hỏi phải có hình thức pháp lý thích hợp về trình tự, thủ tục góp vốn, giải phóng khỏi nghĩa vụ góp vốn hoặc tùy thuộc vào từng loại tài sản mà nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu phát sinh vào từng thời điểm khác nhau. Thứ hai, những tài sản tham gia vào việc tạo lập quyền sở hữu công ty phải phục vụ cho mục đích của công ty. Thứ ba, việc thực hiện các quyền năng của chủ thể quyền sở hữu đợc thực hiện bởi bộ máy của công ty, với sự phân bổ quyền lực thông qua các cơ quan quản lý, điều hành công ty thể theo điều lệ và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực tế quyền chủ sở hữu công ty sẽ thuộc về nhóm thành viên nắm đa số vốn điều lệ, và thể theo điều lệ họ đang nắm quyền kiểm soát, quản lý và hởng phần lớn lợi nhuận của công ty, họ sẽ chi phối toàn bộ quá trình tồn tại và phát triển công ty.

Việc điều chỉnh pháp luật về căn cứ xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn vẫn xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự. Tuy nhiên, do nhu cầu năng động linh hoạt và bảo đảm an toàn trong quá trình chuyển dịch vốn và tài sản trong hoạt động công ty đòi hỏi pháp luật Công ty phải có những quy định riêng mang tính chất đặc thù và thích hợp nhằm đáp ứng những yêu cầu của hội vốn và hoạt

động công ty trên thơng trờng, kể cả các quy định pháp luật khác có liên quan nh pháp luật về tài chính ngân hàng, pháp luật về chứng khoán, pháp luật về đất đai v.v... tham gia vào quá trình điều chỉnh các quan hệ nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu của công ty đối vốn.

Chơng 2

xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở Việt Nam

theo pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 67 - 71)