Chấm dứt quyền sở hữu tài sản khi côngty đối vốn bị tuyên bố phá sản

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 136 - 139)

Tài khoản tín thác

2.4.4. Chấm dứt quyền sở hữu tài sản khi côngty đối vốn bị tuyên bố phá sản

tuyên bố phá sản

Phá sản công ty là một sự kiện pháp lý chấm dứt quyền sở hữu công ty. Theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp ngày 30/12/1993 và Nghị định số 189/CP ngày 23/12/1994 hớng dẫn thi hành Luật Phá sản thì công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là những loại hình doanh nghiệp thuộc đối tợng điều chỉnh của Luật Phá sản. Theo quy định này, cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản công ty là Tòa kinh tế thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Khi thụ lý giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, Tòa án đợc ra các quyết định liên quan đến thực thi và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty.

Quyết định thụ lý giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản công ty làm phát sinh hậu quả pháp lý là hạn chế quyền chủ sở hữu của công ty khi thực hiện các giao dịch trong hoạt động kinh doanh. Hậu quả pháp lý đó thể hiện công ty không đợc tẩu tán tài sản dới mọi hình thức; không đợc thanh toán các khoản nợ cha đến hạn; không đợc từ bỏ quyền đòi nợ; không đợc chuyển các khoản nợ không có đảm bảo thành nợ có đảm bảo; không đợc bán tài sản của công ty thấp hơn giá trị; khi ký hợp đồng kinh tế phải có sự chuẩn thuận bởi thẩm phán có trách nhiệm. Hậu quả pháp lý của quyết định tuyên bố phá sản làm chấm dứt quyền chủ sở hữu của công ty. Từ thời điểm tuyên bố quyết định này, tổ thanh toán tài sản thực hiện "quyền chủ sở hữu" công ty theo pháp luật. Điều đó đợc thể hiện ở nhiệm vụ và quyền hạn của tổ thanh toán:

- Nhận bàn giao tài sản và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến công ty từ tổ quản lý tài sản;

- Thu hồi và quản lý tất cả các tài sản, giấy tờ, sổ sách kế toán và con dấu của công ty phá sản;

- Phát hiện và yêu cầu chấp hành viên cho thu hồi lại tài sản của công ty hoặc giá trị tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của công ty đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp. Tổ thanh toán tài sản thực hiện việc thu hồi lại tài sản đó theo quyết định của chấp hành viên;

- Tổ thanh toán thực hiện việc bán đấu giá tài sản của công ty; tất cả các khoản tiền thu đợc gửi vào tài khoản mới mở tại ngân hàng;

- Tổ thanh toán thực hiện việc thanh toán tài sản theo quyết định tuyên bố phá sản của thẩm phán.

Tài sản còn lại (số tiền còn lại) của công ty sau khi đã thanh toán hết nợ đợc đem chia lại cho các thành viên góp vốn công ty đã bị phá sản theo tỷ lệ tơng ứng với phần vốn góp. Rõ ràng, khi một công ty bị tuyên bố phá sản thì quyền sở hữu tài sản của công ty này chấm dứt hoàn toàn.

Kết luận chơng 2

Qua nghiên cứu thực trạng điều chỉnh pháp luật về quyền sở hữu tài sản công ty ở nớc ta hiện nay, cho thấy xu hớng phát triển của pháp luật ở nớc ta trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan việc điều chỉnh đó có những điểm cha đáp ứng đợc nhu cầu đòi hỏi của hoạt động kinh doanh theo hình thức công ty đối vốn. Từ việc so sánh các quy định của Luật Công ty năm 1990 với các quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác, tác giả luận án đã khẳng định những điểm mới, phù hợp và đáp ứng đợc nhu cầu điều chỉnh việc xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty trong các quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra những bất cập, những khoảng trống của Luật Doanh nghiệp cũng nh các quy định của pháp luật chuyên ngành cần phải đợc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh đối với loại quan hệ này, pháp luật cần có những quy định thống nhất và cụ thể trong một chỉnh thể của toàn hệ thống

pháp luật nhằm bảo hộ lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào hoạt động công ty đối vốn, cũng chính là bảo đảm về mặt pháp lý cho sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trờng có sự quản lý nhà nớc ở Việt Nam hiện nay.

Chơng 3

phơng hớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở Việt Nam

3.1. cơ sở khách quan đòi hỏi việc Hoàn thiện pháp luậtvề quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w