Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học về gia đình và giáo dục gia đình

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 155 - 162)

được cải tiến phù hợp với yêu cầu của tiến trình đổi mới đất nước, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, giới tính và mục tiêu phát triển tồn diện hài hòa đảm bảo cho trẻ tự tin khi lập thân, lập nghiệp. Quan tâm tới việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục trẻ cũng là để phát hiện bồi dưỡng kịp thời những thiên hướng, năng khiếu của trẻ. Tuyệt đối khơng biến gia đình chỉ là nơi nuôi con thuần túy, càng không thể giáo dục con theo nội dung đơn điệu và phương pháp giáo dục thái quá: nuông chiều quá sẽ làm cho trẻ trở nên ích kỷ, khơng vâng lời cha mẹ, chỉ làm theo ý mình; hoặc làm trẻ mất tính tự lập, yếu hèn, việc gì cũng ỷ lại cha mẹ. Nghiêm khắc và quá khắt khe với con cái cũng gây ra phản ứng ở trẻ và dẫn đến mâu thuẫn giữa các thế hệ.

Trong đời sống dân chủ và cởi mở hiện nay, phương pháp giáo dục có hiệu quả hơn là phải kết hợp việc lồng ghép các phương pháp giáo dục khác nhau, đặc biệt là phải cải tiến các phương pháp giáo dục truyền thống theo hướng chất lượng hơn, tri thức hơn, tình cảm hơn, thời đại hơn và hiệu quả hơn. Nhất thiết phải giáo dục, rèn luyện trẻ thông qua lao động, học tập. Cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục đối với con cái sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của giáo dục gia đình ở nước ta hiện nay.

3.2.5. Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học về gia đình và giáo dục gia đình giáo dục gia đình

Trong những năm qua, cơng tác nghiên cứu về gia đình và giáo dục gia đình đã được các tổ chức: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, Viện Xã hội học... và một số nhà khoa học tâm huyết quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc, quy mô. Một số đề tài về gia đình, phụ nữ, giới và giáo dục gia đình cũng đã được triển khai sâu rộng và có kết quả bước đầu. Nhìn chung, cơng tác

nghiên cứu về gia đình và giáo dục gia đình ở nước ta đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả đáng mừng. Song trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triển nguồn nhân lực con người; trước cuộc sống đầy biến động của thế giới và trong nước; sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại, có lúc ranh giới đúng sai chưa được làm sáng tỏ..., đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục triển khai các đề tài nghiên cứu về gia đình và giáo dục gia đình một cách tồn diện hơn nữa. Có như vậy mới giúp Đảng và Nhà nước hoạch định được chiến lược tồn diện về gia đình, về giáo dục gia đình, góp phần nâng cao hơn nữa vai trị của gia đình và giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ, đảm bảo chất lượng nguồn lực ngày càng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Nghiên cứu khoa học về gia đình, phải nằm trong tổng thể nghiên cứu chiến lược quốc gia vừa toàn diện, vừa lâu dài và gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo của đất nước. Tăng trưởng kinh tế, đổi mới chính trị phải nhằm nâng cao phúc lợi gia đình, xóa đói giảm nghèo, tạo sự ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc cho gia đình. Cơng tác nghiên cứu về gia đình cũng phải được tiến hành theo định hướng đó. Hơn nữa nghiên cứu khoa học về gia đình phải xuất phát từ quan điểm lịch sử cụ thể và phát triển, đặt gia đình trong sự phát triển của đất nước, của thời đại, để một mặt làm rõ quan hệ tác động giữa gia đình và sự phát triển của đất nước, của thời đại, mặt khác để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trong việc xây dựng gia đình Việt Nam, tránh sự lai căng thực dân mới... Xem xét sự biến đổi của gia đình qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, vận động theo quy luật kế thừa và đổi mới, truyền thống và hiện đại, mà kế thừa có chọn lọc và phát huy những giá trị tích cực của gia đình phù hợp với yêu cầu xây dựng gia đình văn hóa.

yếu tố thời đại, với xu thế hội nhập và đổi mới. Do đó những ảnh hưởng của sự biến đổi xã hội sẽ tác động đến vấn đề gia đình và giáo dục gia đình. Dĩ nhiên, cần khẳng định rằng cho dù xã hội có biến đổi thế nào, thì gia đình Việt Nam vẫn là tế bào xã hội, có vai trị to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ và thực hiện ngày càng tốt các chức năng phù hợp với điều kiện phát triển mới của đất nước, của thời đại.

Nghiên cứu về gia đình và giáo dục gia đình phải gắn với việc khuyến khích nam giới tham gia vào cơng việc chăm sóc gia đình, làm cho

bình đẳng giới trong gia đình và xã hội ngày càng tăng lên. Bình đẳng

trong gia đình được thực hiện là cơ sở cho bình đẳng xã hội, sẽ góp phần nâng cao vai trị giáo dục gia đình. Hạnh phúc gia đình phải bao hàm cả sự san sẻ trách nhiệm của nam giới [39, tr. 37]. Trong những năm qua, hưởng ứng năm quốc tế gia đình do Liên Hiệp Quốc phát động, chúng ta đã thực hiện được nhiều cơng việc thiết thực, góp phần định hướng xây dựng gia đình và giáo dục gia đình, thúc đẩy dư luận xã hội và hoạt động của các tổ chức quần chúng, quan tâm nhiều hơn đến đời sống của gia đình, đến việc giáo dục thế hệ trẻ.

Bước sang thiên niên kỷ mới, cơng tác nghiên cứu về gia đình cần phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp tục nghiên cứu gia đình theo tinh thần của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đáp ứng yêu cầu phát triển của gia đình và xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Cùng với sự phát triển của xã hội, vị trí vai trị của gia đình, của giáo dục gia đình ngày càng được khẳng định, đề cao. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, phần lớn tùy thuộc vào sự tiến bộ của gia đình mà trong đó giáo dục gia đình đóng vai trị quan trọng. Bởi vậy, cùng với sự nghiệp đối mới tồn

diện đất nước, địi hỏi phải đổi mới về nhận thức vị trí, vai trị của gia đình, của giáo dục gia đình trong xây dựng nền tảng xã hội, trong việc chăm lo phát triển nguồn lực con người.

Nhiệm vụ xây dựng và hồn thiện gia đình để góp phần nâng cao vai trị giáo dục thế hệ trẻ, phải được thể hiện trong các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và của từng gia đình. Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, gắn tăng trưởng kinh tế với việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; đẩy mạnh sự nghiệp cải cách giáo dục - đào tạo, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để thế hệ trẻ phát triển và tự khẳng định mình. Đây là những phương hướng cơ bản nhằm nâng cao vai trị của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.

Để hiện thực hóa có kết quả những phương hướng này, trong thời gian tới cần thiết phải tiến hành đẩy mạnh việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững, làm cơ sở cho việc nâng cao vai trị giáo dục gia đình; kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục con trẻ; các bậc cha mẹ phải không ngừng học tập, nâng cao tri thức về giáo dục gia đình, năng lực làm cha, làm mẹ; khơng ngừng cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, của trẻ em; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về gia đình, về giáo dục gia đình. Các giải pháp nêu trên là một chỉnh thể, không quá nhấn mạnh giải pháp này mà xem nhẹ giải pháp kia.Vấn đề là tùy thuộc vào hồn cảnh từng gia đình và mơi trường xã hội, mà vận dụng các giải pháp cho phù hợp để đem lại hiệu quả giáo dục cao.

KẾT LUẬN

1. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Với thiên chức riêng có mà khơng có một thiết chế xã hội nào có được, gia đình ngày càng khẳng định vị trí, vai trị to lớn của mình trong tiến trình phát triển của xã hội. Mặc cho các hình thức gia đình có đổi thay, mà sự thay đổi đó suy đến cùng là do sự phát triển kinh tế quy định, song như Hồ Chủ tịch đã khẳng định: Gia đình tốt thì xã hội mới tốt.

2. Là một bộ phận của hệ thống giáo dục xã hội, giáo dục gia đình - giáo dục dựa trên nền tảng tình thương, lao động và lẽ phải, là sự giáo dục có mục đích hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Giáo dục gia đình bao gồm nội dung toàn diện: giáo dục đạo đức,học tập, lao động, giáo dục tính tự lập, giáo dục giới tính... (đức, trí, thể, mỹ). Phương thức giáo dục gia đình có sự kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống với việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa giáo dục của nhân loại.

3. Trong những năm qua, giáo dục gia đình đã có vai trị to lớn đối với tiến trình phát triển đất nước nói chung, với giáo dục thế hệ trẻ nói riêng và đã đạt được những kết quả nhất định, song nó cũng chịu nhiều tác động khách quan và chủ quan, đó là tác động ảnh hưởng của những yếu tố lịch sử, yếu tố thời đại, cũng như thực tiễn của nền kinh tế - xã hội và của nền giáo dục nước nhà.

Kinh tế đất nước phát triển, đời sống của đa số gia đình được nâng lên là điều kiện thuận lợi cho giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ. Các bậc cha mẹ có cơ hội đầu tư cho con học tập, vui chơi và phát triển. Các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang lan tỏa tới tận gia đình và góp

phần khơng nhỏ vào việc xã hội hóa trẻ em, giúp các em phát triển và trưởng thành sớm. Nhưng mặt khác, trước thực trạng của đời sống kinh tế - xã hội, sự giao lưu hội nhập thế giới, sự vận động và phát triển của gia đình, của kinh tế thị trường cơng tác giáo dục gia đình đang đứng trước những khó khăn thách thức đòi hỏi phải nhận thức đúng và sớm giải quyết: trình độ văn hóa và kiến thức của một bộ phận cha mẹ không đáp ứng được giúp con học tập và giáo dục toàn diện; năng lực giáo dục của cha mẹ không theo kịp sự phát triển của con cái; nội dung giáo dục còn lúng túng; ý thức trách nhiệm của cha mẹ chưa đầy đủ; một số gia đình kinh tế cịn khó khăn, cha mẹ phải lo ni nhiều hơn dạy; gia đình lủng củng bất hịa, sự khơng thống nhất trong phương pháp giáo dục; đặc biệt là ảnh hưởng của mơi trường xã hội, của các loại văn hóa phẩm khơng lành mạnh, các tệ nạn ma túy, mại dâm,... đang làm băng hoại đạo đức xã hội, lôi cuốn một bộ phận trẻ em vào vịng tội lỗi; tình trạng trẻ em bỏ học lang thang...

4. Để nâng cao vai trị của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, công tác giáo dục gia đình trong thời gian tới cần phải được triển khai theo những hướng chính sau: Đổi mới nhận thức về vị trí, vai trị của giáo dục gia đình; tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, nhằm tạo điều kiện vật chất cần thiết cho việc nâng cao vai trị giáo dục gia đình; tạo lập mơi trường văn hóa cho thế hệ trẻ phát triển tồn diện; tiếp tục đẩy mạnh cuộc cải cách giáo dục đào tạo, tạo điều kiện và cơ hội để thế hệ trẻ phấn đấu vươn lên.

Trên cơ sở những phương hướng ấy, thiết nghĩ để giáo dục gia đình đạt kết quả như mong muốn, cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau: Xây dựng gia đình ngày càng ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững; tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt coi trọng ưu thế của giáo dục gia đình; nâng cao trình độ dân trí và năng lực giáo dục cho các bậc cha mẹ; nâng

cao chất lượng giáo dục gia đình trên cơ sở cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục; đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học về gia đình và giáo dục gia đình. Giải quyết những vấn đề này địi hỏi nỗ lực chung của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư, nhưng trước hết trách nhiệm thuộc về các bậc làm cha mẹ.

Con người Việt Nam XHCN cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức và đạt tầm cao mới về trí tuệ - sản phẩm của nền giáo dục, trước hết là giáo dục gia đình sẽ là chủ thể của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 155 - 162)