Những yếu tố thời đại ảnh hưởng đến giáo dục gia đình

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 69 - 88)

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã và đang tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi để đẩy mạnh cơng tác giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng. Khi khoa học và cơng nghệ phát triển mạnh mẽ thì trí tuệ con người càng được coi trọng hơn bao giờ hết, nó được xem là nguồn tài nguyên quý giá nhất trong mọi nguồn tài nguyên.

Ngay từ những thập kỷ 60-70 của thế kỷ này, nhiều nước đã có những thay đổi căn bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: từ việc khai thác nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tiền vốn, sang tập trung khai thác và phát triển nguồn lực con người, trên cơ sở coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Chính thời đại đã đặt ra yêu cầu khách quan ở mức độ ngày

càng cao đối với việc giáo dục và đào tạo con người nhằm đạt tới trình độ cao về mọi mặt. Đồng thời, thời đại cũng tạo ra những điều kiện to lớn mà các thời đại trước khơng thể có được cho sự nghiệp trồng người. Trong quan hệ với các yếu tố lịch sử tác động và ảnh hưởng đến vai trò của giáo dục gia đình, thời đại ngày nay cũng xuất hiện những yếu tố mới ảnh hưởng đến giáo dục gia đình. Dĩ nhiên trong quan hệ giữa mặt tích cực và tiêu cực của yếu tố thời đại thì tác động tích cực được thể hiện rõ hơn, nhưng mặt tiêu cực cũng cần được tính đến. Những yếu tố thời đại ảnh hưởng đến giáo dục gia đình có thể kể đến đó là:

Thứ nhất: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ

đến nội dung, phương thức giáo dục, trong đó có giáo dục gia đình.

Trong những năm qua, khoa học và cơng nghệ ở nước ta đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để cải tiến và nâng cao hiệu quả của phương thức giáo dục trong gia đình. Hệ thống thơng tin, điện tử, phát thanh và truyền hình, sách báo và các loại băng đĩa CD... phát triển một cách nhanh chóng và đạt được những thành tựu to lớn, giúp con người tiếp thu những thông tin, kiến thức mới trên nhiều lĩnh vực của đời sống trong nước, cũng như trên thế giới.

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã giúp cho nhiều gia đình nhanh chóng thay đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh, tiếp thu những kiến thức mới áp dụng vào cây trồng, vật nuôi cũng như trong hoạt động dịch vụ... đã mang lại hiệu quả rõ rệt, từ đó đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Chính vì thế, giáo dục gia đình cũng được thừa hưởng từ những thành tựu ấy. Sự phát triển của khoa học công nghệ và hệ thống thông tin đại chúng đã giúp cho các bậc cha mẹ nâng cao sự hiểu biết về mọi mặt, trong đó có những tri thức về giáo dục gia đình. Thế hệ trẻ có thêm những điều kiện thuận lợi để trau dồi kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, tin học,

ngoại ngữ, âm nhạc, thể thao...

Có thể nói, chưa bao giờ lượng thơng tin tri thức về tự nhiên, xã hội, và về bản thân con người... đến với người dân nhiều và nhanh chóng như hiện nay, nhất là ở khu vực đô thị. Hệ thống sách báo, tạp chí hàng ngày ra hàng trăm loại khác nhau, cung cấp đầy đủ và cập nhật những thơng tin cần thiết về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, và các vấn đề văn hóa xã hội... đã giúp cho bậc cha mẹ và thế hệ trẻ nâng cao nhận thức và năng lực thực hành, phù hợp với lợi ích gia đình và xã hội.

Phương thức giáo dục qua vơ tuyến truyền hình với nhiều chương trình bổ ích và lý thú. Chương trình giáo dục từ xa về kiến thức tự nhiên, xã hội cho nhiều cấp học, chương trình dạy tiếng nước ngồi cho người lớn và trẻ em, chương trình Ở nhà chủ nhật nhằm nâng cao kiến thức cho các bậc cha mẹ, các chương trình Đường lên đỉnh Olympia, Vườn cổ tích, Bảy sắc

cầu vồng, Kính vạn hoa, KCT, Câu lạc bộ bạn yêu nhạc, Từ ánh mắt đến trái tim, Những nốt nhạc xanh, Bà kể cháu nghe, Hội thi bé khỏe bé ngoan

thực sự đã và đang mang lại hiệu quả giáo dục, có ý nghĩa thiết thực đối với giáo dục gia đình; gắn giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường và xã hội. Ở những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhất là những nơi chưa có hệ thống điện lưới và vơ tuyến truyền hình, đã có hệ thống phát thanh quốc gia với thời lượng 19h/24h, hàng ngày cung cấp nhiều loại thơng tin, kiến thức có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiểu biết cho người dân, nâng cao kiến thức cho thế hệ trẻ. Đó là chưa kể đến hàng trăm đài phát thanh địa phương từ cấp tỉnh, huyện, xã, thôn với những thứ tiếng khác nhau, cung cấp kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm xây dựng cuộc sống văn hóa làng bản, về sức khỏe và giáo dục gia đình. Các phương tiện thơng tin đại chúng phát triển đã tạo điều kiện giúp thế hệ trẻ có cơ hội tiếp thu những tri thức đa dạng, nhiều chiều, kích thích tính năng động, sáng tạo, tăng khả năng thích ứng với thời cuộc. Tuy nhiên,

cũng do bùng nổ thơng tin, nhiều loại phim ảnh, băng hình, đĩa nhạc, sách truyện với những nội dung khơng lành mạnh, tun truyền và kích động bạo lực, về các tệ nạn xã hội, trộm cắp, ma túy, mại dâm... đã đầu độc và gây khơng ít tác hại, đặc biệt là đối với trẻ em. Cũng qua các phương tiện thơng tin ngồi luồng, lối sống của xã hội tư sản phương Tây, với các mẫu hình gia đình xa lạ với văn hóa truyền thống, hàng ngày, hàng giờ xâm nhập vào nước ta đang làm cho vấn đề gia đình và giáo dục gia đình trở nên phức tạp hơn, phương hại đến việc giáo dục con trẻ. Về vấn đề này, Nghị quyết hội nghị lần thứ Năm, Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) của Đảng đã nhấn mạnh sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức quyền, như vậy cũng có nghĩa là của một bộ phận các bậc làm cha mẹ, ham lợi trước mắt chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, coi trọng vật chất, xem nhẹ các giá trị đạo đức, tinh thần, đã đặt việc giáo dục gia đình trước những thách thức gay gắt. Trước các tệ nạn xã hội tràn lan, có người cho rằng cơ chế thị trường đã làm cho đạo đức và lối sống trong gia đình hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, cơ chế thị trường đã và đang tồn tại hàng thế kỷ nay ở nhiều quốc gia dân tộc có chế độ chính trị khác nhau, "mà chưa có ai quy cho nó trách nhiệm tạo nên những mặt tiêu cực của gia đình" [61, tr. 137]. Sự ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường đến giáo dục gia đình ở nước ta hiện nay là điều không nghi ngờ. Song khơng có nghĩa cơ chế thị trường là nguyên nhân duy nhất. Do vậy cần phải có một cái nhìn khách quan, khoa học và cả cách mạng nữa, mới có thể lý giải đầy đủ được, để từ đó các bậc cha mẹ xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục gia đình nhằm mang lại hiệu quả cao

Trong thời đại ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, nền kinh tế tri thức đã phát triển ở nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển. Kinh tế tri thức

là nền kinh tế mà năng lực trí tuệ con người được tập trung khai thác chủ yếu, nhờ vào sự trợ giúp của kỹ thuật máy móc hiện đại, nhằm tạo ra sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. Do vậy, trong nền kinh tế tri thức, lao động trí tuệ được đề cao, hàm lượng tri thức kết tinh trong sản phẩm lớn, vì thế, nó đặt ra u cầu phải nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực theo hướng trí tuệ hóa. Đây là một xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên con đường phát triển. Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù kinh tế còn chưa phát triển, nhưng do thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập nên những thành tựu mà nền kinh tế tri thức của nhân loại đạt được đã và đang tác động, ảnh hưởng tích cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội và gia đình, đặc biệt đối với lớp trẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động và ảnh hưởng tích cực, trước q trình tồn cầu hóa, gia đình và giáo dục gia đình cũng đứng trước những thách thức mới. Các thành viên gia đình đang dần dần tham gia hoạt động sản xuất chủ yếu bên ngồi khn khổ gia đình, sự "bất cập" về trình độ, năng lực của một bộ phận cha mẹ, gia đình đã và đang làm giảm đi phần nào vai trị giáo dục gia đình đối với con trẻ. Nhiều cha mẹ khơng đủ năng lực rèn cặp con trẻ về những mặt này. Uy tín của cha mẹ bị uy tín của nhà trường cạnh tranh, vì đó là nơi đảm bảo nhiều hơn cho sự tiến thân của thế hệ trẻ. Tình trạng bất cập của gia đình trong quá trình biến đổi của nền kinh tế - xã hội, là nét chung không chỉ ở nước ta mà là của chung các nước đang phát triển. Điều cần nhấn mạnh là để sự bất cập này ngày càng giảm đi, các bậc cha mẹ phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, năng lực, để uy tín của cha mẹ ngày càng được khẳng định và nâng cao.

Thứ hai: Sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến giáo

dục gia đình.

Từ sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng (30-4-1975), Tổ quốc thống nhất, cả nước cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, do xuất phát từ

một nước nông nghiệp lạc hậu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh kéo dài, khốc liệt; mặt khác, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, do chúng ta nắm bắt và vận dụng khơng đúng qui luật khách quan, nên tình hình kinh tế - xã hội nước ta ngày càng khó khăn gay gắt. Từ những năm 80, đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng, sản xuất đình đốn, đời sống nhân dân gặp vơ vàn khó khăn. Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, tơn trọng sự thật và nói đúng sự thật, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới kinh tế, thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển hướng chiến lược này là đột phá khẩu nhằm giải phóng mọi tiềm năng, mọi nguồn lực cho phát triển. Đó là tiền đề, là cơ sở vững chắc cho việc nâng cao mức sống và chất lượng sống cho mọi tầng lớp nhân dân,nhất là thế hệ trẻ.

Sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta trong 15 qua đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng: Thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế: nền kinh tế từ chỗ vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đã chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN; kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại bước đầu có sự phát triển. Tổng sản phẩm trong nước năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990. Thứ hai, trên lĩnh vực xã hội: nền kinh tế của đất nước phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện. Số hộ có thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm dần. Mỗi năm có thêm hơn một triệu lao động có việc làm. Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải tạo và xây dựng mới ở cả thành thị, miền núi và miền xuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa các vùng, miền văn hóa. Phong trào đền ơn đáp nghĩa đã phát triển cả bề rộng và chiều sâu; phong trào xóa đói giảm nghèo và các hoạt động từ thiện ngày càng mở rộng với nhiều hình thức phong phú, đang trở thành một nét đẹp tô thắm thêm truyền thống nhân ái của dân tộc ta. Đặc biệt, với chiến lược con người, Đảng và Nhà nước

cũng như các tổ chức kinh tế - xã hội đã và đang thực thi những chính sách thỏa đáng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khuyến khích mọi người khơng ngừng học tập và học tập suốt đời, nhất thiết không được trẻ em thất học.

Những thành tựu của sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội đã có tác động tích cực đến nền giáo dục nói chung, gia đình nói riêng. Có thể nêu ra một số những biến chuyển như sau:

Do kinh tế phát triển, đời sống xã hội ổn định, các bậc cha mẹ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho con cái ngay từ lúc còn nhỏ, tạo cơ hội thuận lợi để chúng phát triển về thể lực, trí tuệ và nhân cách. Nhiều gia đình đã mua sắm các phương tiện sinh hoạt phục vụ đời sống văn hóa tinh thần, trang bị cho con cái các tiện nghi học tập hiện đại (nhất là khu vực đơ thị). Ở nơng thơn, khi kinh tế gia đình được ổn định và có bước phát triển, các bậc cha mẹ cũng đã quan tâm hơn đến việc học hành của con cái, cha mẹ không chỉ quan tâm tới việc học chữ mà hơn thế nữa còn chú ý tới việc phát triển năng khiếu của con cái. Học chữ, học nghề, học tài năng... Nghĩa là các bậc cha mẹ đã quan tâm giáo dục nội dung toàn diện hơn cho con trẻ. Do điều kiện sống của mỗi gia đình ngày càng được đảm bảo, đã tạo ra mơi trường thuận lợi cho việc giáo dục con trẻ, phương pháp giáo dục của gia đình vì thế cũng đã có những bước cải tiến theo hướng hiện đại, tri thức, hiệu quả hơn, loại bỏ dần phương pháp mệnh lệnh, áp đặt, kinh nghiệm, kết hợp ngày càng tốt hơn giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Một tác động khác của sự nghiệp đổi mới nền kinh tế - xã hội đến giáo dục gia đình phải kể đến đó là, đã làm thay đổi quan niệm, nhận thức của các bậc cha mẹ về dân số và phát triển. Nhiều gia đình khơng muốn sinh nhiều con, vì họ muốn tập trung sức lực, thời gian cho giáo dưỡng con cái và bảo vệ sức khỏe sinh sản.

nay đang chuyển mình nhanh chóng khơng chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cả trên lĩnh vực xã hội, trong đó gia đình là một bộ phận hữu cơ. Sự chuyển biến của gia đình đang diễn ra theo hai trục: chuyển từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại và từ gia đình sống trong xã hội do Nhà nước bao cấp sang xã hội công dân và Nhà nước pháp quyền. Bước chuyển đổi này, điểm tiến bộ, tính tích cực của gia đình Việt Nam hiện nay là sự phát triển các quan hệ dân chủ, bình đẳng và tiến bộ; tình trạng coi thường phụ nữ, mệnh lệnh, áp đặt đối với thế hệ trẻ đã giảm đi rõ rệt, do đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi trong việc giáo dục con trẻ. Đây là sự chuyển biến tất yếu dưới ảnh hưởng tác động của thời đại, của sự nghiệp đổi mới đất nước, của kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và xã hội công dân. Gia đình Việt Nam do đó, đang trở lại và là sự trở lại trên một cơ sở cao hơn, tốt đẹp hơn, thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn những chức năng vốn có, mà trong một thời gian dài bị xem nhẹ, bị chèn ép.

Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực nêu trên, sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội cũng không tránh khỏi một số tác động tiêu cực đối

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 69 - 88)