Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cần thiết cho việc nâng cao vai trò của giáo

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 119 - 123)

hiện đại hóa, tạo điều kiện cần thiết cho việc nâng cao vai trị của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Đổi mới nhận thức là quan trọng, nhưng ngay cả đổi mới nhận thức tư duy cũng bắt nguồn và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Để đổi mới nhận thức nói riêng và sự nghiệp đổi mới giáo dục gia đình, xã hội nói chung đạt kết quả như mong muốn, tất yếu phải đổi mới tồn tại xã hội. Điều đó chỉ có được khi sự nghiệp đổi mới đất nước, sự nghiệp CNH, HĐH được tiếp tục và đẩy mạnh.

Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo hơn 15 năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng. Trong đó, một trong những thành tựu lớn nhất là đã làm thay đổi tư duy của mỗi người, của tồn xã hội. Bên cạnh đó, sự khởi sắc của xã hội, sự phấn chấn, vững tin vào tương

lai tươi sáng... của nhân dân là không nghi ngờ. Hơn thế nữa, sự nghiệp đổi mới đã tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết để chúng ta thực hiện triệt để hơn đường lối và luật giáo dục do Đảng, Nhà nước đề ra. Điều cần khẳng định và ghi nhận là: trong những năm qua, chính sách phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đời sống của nhân dân và gia đình, góp phần giải phóng tiềm năng và năng lực sản xuất, phát huy dân chủ xã hội, ổn định đời sống chính trị trong cả nước... Giá trị và ý nghĩa có tính cách mạng của chính sách kinh tế là đã nhằm trúng và khơi dậy động lực chủ yếu cho phát triển sản xuất mà lâu nay còn tiềm ẩn trong mọi tầng lớp nhân dân, làm thức dậy truyền thống hiếu học vốn có của dân tộc.

Thực chất của CNH, HĐH là quá trình chuyển nền sản xuất xã hội từ trình độ cơng nghiệp thấp lên trình độ cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, bao hàm cả bốn yếu tố là kỹ thuật, con người, thông tin và tổ chức. Do vậy, phát triển khoa học công nghệ mới, là thực chất của cơng nghiệp hóa. Chính sự phát triển khoa học cơng nghệ mới, đã đem lại sự tăng trưởng kinh tế trong các ngành cơng nghiệp, cũng như trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Qua tổng kết thực tiễn trong nước cũng như trên thế giới và cũng là kết quả của quá trình đổi mới tư duy nhận thức phù hợp với điều kiện khách quan môi trường mới, từ Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII đến nay, Đảng ta đã có quan niệm mới, ngày càng toàn diện và sâu sắc về CNH, HĐH Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã đề ra định hướng mục tiêu những nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nêu 6 quan điểm chỉ đạo và 5 nhiệm vụ của CNH, HĐH trong những năm còn lại cuối thế kỷ XX. Cho đến nay các quan điểm và định hướng CNH, HĐH nêu trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII vẫn đúng đắn và giữ nguyên giá trị chỉ đạo thực tiễn [2, tr. 129]. Tuy nhiên, CNH, HĐH trong điều kiện nền kinh tế thị trường đặt ra một loạt vấn đề xã hội cần được xử lý và giải quyết. CNH, HĐH là phương thức để đẩy nhanh nhịp độ

phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho mỗi người, cũng như toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để mọi gia đình có cơ hội thực hiện tốt chức năng ni dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Vấn đề xã hội lớn nhất đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, là phải làm sao gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, để người làm giàu trước "rước" người làm giàu sau, tiến tới mọi người đều giàu có, để dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, khi đó cơ hội học tập, năng lực và khả năng giáo dục mở rộng cánh cửa đối với mọi người. Ở đây vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy rằng, trong quá trình CNH, HĐH theo cơ chế thị trường, chính phủ đóng vai trị trung tâm trong việc thực hiện phân phối cơng bằng và giảm thiểu tình trạng đói nghèo, bệnh tật và mù chữ [58, tr. 100]. Do vậy, chính sách và cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước có liên quan tới CNH, HĐH phải kết hợp được hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó có các vấn đề thuộc về lĩnh vực gia đình và giáo dục gia đình. Bởi lẽ nếu không chú ý tới các vấn đề xã hội ngay từ đầu thì những hậu quả xã hội phát sinh sẽ làm triệt tiêu động lực phát triển và dần triệt tiêu những kết quả về kinh tế đạt được. Những chỉ tiêu xã hội cần được giải quyết trong q trình CNH, HĐH đó là: mức dân số còn cao và tỷ lệ thất nghiệp còn lớn; một bộ phận khơng nhỏ dân cư cịn sống ở mức nghèo khổ, đặc biệt là nông thôn, miền núi; số trẻ em suy dinh dưỡng còn cao; chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế và bất cập, số người mù chữ và tái mù chữ vẫn còn cao; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, nhất là tệ nạn ma túy; Môi trường sống đang bị hủy hoại. Vì vậy Đảng ta đã nêu rõ: "Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển" [15, tr. 113].

Trong việc giải quyết những vấn đề xã hội của tiến trình CNH, HĐH Đảng ta chủ trương khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với tích cực xóa đói giảm nghèo; thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về

mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư" [15, tr. 114]. Trên quan điểm đó, hàng loạt các chính sách bao gồm chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách đối với vùng kinh tế có điều kiện đặc biệt khó khăn, chính sách phát triển văn hóa giáo dục, chính sách xóa đói giảm nghèo... đã và đang được triển khai thực hiện. Các chính sách này liên quan chặt chẽ, tác động và hỗ trợ lẫn nhau, nhằm nâng cao mức sống của nhân dân về vật chất, văn hóa và tinh thần, tạo điều kiện để góp phần nâng cao vai trị giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.

Trong chương trình xóa đói giảm nghèo, Đảng và Nhà nước tập trung vào việc phát triển nông nghiệp và nông thôn. Việt Nam là nước nông nghiệp, nền kinh tế kém phát triển, CNH, HĐH thực chất là CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn. Q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn một mặt sẽ thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động ở nơng thơn, tạo điều kiện cho người nghèo, gia đình nghèo có việc làm và tăng thu nhập, điều kiện để tạo lập công bằng xã hội. Mặt khác, đa số nhân dân Việt Nam (khoảng hơn 80% dân số) sinh sống ở nơng thơn, trong đó trình trạng đói nghèo vẫn là phổ biến, thậm chí cao gấp hai lần so với thành thị. Bởi vậy, nếu thực hiện tốt chương trình này, sẽ có tác động đến tuyệt đại dân cư, tạo nên tính tích cực chính trị - xã hội cho họ, đồng thời tạo cơ hội cho đa số dân cư có điều kiện chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ. Có thể nói, đổi mới và phát triển kinh tế đã giúp cho nhiều gia đình ở nước ta hiện nay có thêm điều kiện ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ngày từ lúc còn nhỏ,tạo cho trẻ em phát triển tốt về thể lực và trí tuệ. Đời sống vật chất được nâng lên, các bậc cha mẹ quan tâm nhiều hơn, tốt hơn đến việc học tập của con cái, đầu tư các phương tiện và đồ dùng học tập đầy đủ, con trẻ được ăn ngon, mặc đẹp, được vui chơi giải trí, vì vậy trẻ ngày nay thơng minh và phát triển nhanh hơn các thế hệ trước đây.

đối với tiến trình phát triển đất nước, vừa tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết để nâng cao mức sống nhân dân, đáp ứng ngày càng cao cho sự nghiệp trồng người, nguồn lực của mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực thế hệ trẻ. CNH, HĐH, do đó, khơng phải chỉ chủ yếu là một quá trình đầu tư thuần túy có tính chất kinh tế và kỹ thuật, mà cịn là q trình tác động tới nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục... và khẳng định sự thống nhất hữu cơ giữa các mặt đó với nhau. Tập trung đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH là tạo tiền đề, điều kiện cần thiết và do đó cũng tạo ra mơi trường văn hóa thuận lợi cho việc nâng cao vai trị giáo dục gia đình.

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 119 - 123)