ưu thế của giáo dục gia đình.
3.2.3. Nâng cao trình độ dân trí và năng lực giáo dục cho các bậc cha mẹ bậc cha mẹ
Người đời để lại cho hậu thế lời cảnh báo về giáo dục thiếu hiểu biết: "Đừng truyền đạt cho người khác cái mà mình chưa biết". Trong gia đình, bậc cha mẹ là những người chịu trách nhiệm chính trong việc giáo dục con cái, bởi vậy việc giáo dục thế hệ trẻ không thể mang lại kết quả như mong muốn, một khi trình độ dân trí nói chung, năng lực giáo dục của bậc cha mẹ nói riêng thấp kém. Nếu khơng muốn mắc sai lầm sau khi đã được cảnh báo, thì địi hỏi trình độ dân trí, năng lực giáo dục của các bậc cha mẹ phải được nâng lên.
Từ thực trạng giáo dục trong gia đình hiện nay cho thấy, một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến giáo dục gia đình, là do trình độ văn hóa, năng lực của một bộ phận cha mẹ (chủ thể giáo dục) không đáp ứng được việc truyền thụ và giáo dục con cái; ý thức trách nhiệm cũng như nội dung, phương pháp giáo dục còn nhiều hạn chế và bất cập. Một số cha mẹ chưa phải là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống để con cái noi theo. Vì thế, trong giáo dục gia đình, trước hết bản thân cha mẹ phải là người có giáo dục. Trước đây, để giáo dục con cái, cha mẹ chỉ cần có một số kinh nghiệm rút ra từ bản thân hoặc thêm nữa là kinh nghiệm của anh em, bà con dịng tộc là đủ. Thậm chí cha mẹ có thể dạy con bằng biện pháp cưỡng bức, áp đặt [11, tr. 9]. Ngày nay, muốn giáo dục tốt con cái, trước hết cha mẹ phải thường xuyên học tập,trong đó học tập cả nghệ thuật giáo dục, người mẹ - cô
giáo, nhằm khơng ngừng hồn thiện bản thân. Việc học tập và tu dưỡng
của người lớn nói chung và của các bậc cha mẹ nói riêng thường gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, cá tính của mình. Nhưng khó khăn đó khơng có nghĩa là khơng thể khắc phục được. "Lịng tin vào khả năng có thể và sự cần thiết phải hồn thiện mình, là yếu tố đầu tiên giúp cho cha mẹ trong việc học tập, tu dưỡng" [3, tr. 247]. Việc học tập của các bậc cha mẹ khơng chỉ nhằm hồn thiện mình, mà cịn là tấm gương ham học tập để con cái noi theo. Sự tu dưỡng, gương mẫu của cha mẹ sẽ tạo nên uy tín đối với con cái. Sự hiểu biết sâu rộng kiến thức về xã hội, sự thống nhất giữa lời nói và việc làm của cha mẹ có tác dụng củng cố cho uy tín của cha mẹ, đồng thời để có năng lực giáo dục con cái. Để nâng cao kiến thức và năng lực giáo dục của bậc cha mẹ, thiết nghĩ, ngoài sự nỗ lực của bản thân cha mẹ, Nhà nước cần có chính sách giáo dục, chú ý đến các chương trình học tập cho người lớn. Chỉ có nâng cao học vấn, kiến thức và năng lực giáo dục, mới là giải pháp cơ bản để tăng cường và nâng cao vai trò giáo dục gia đình, nhất là với bậc cha mẹ ở khu vực nông thôn, miền núi ở nước ta. Đối với chương trình giáo dục cho người lớn, cho các bậc cha mẹ, cần phải được trang bị kiến thức cơ bản, toàn diện, nhất là những kiến thức thuộc lĩnh vực đạo đức trong gia đình, cung cấp tri thức về tâm, sinh lý lứa tuổi, về sức khỏe sinh sản của người lớn và tuổi vị thành niên, về phòng chống các loại bệnh tật... để cha mẹ, vừa là "cha mẹ", vừa là "thầy cô giáo" của trẻ.
Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu để mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về giáo dục gia đình tại cộng đồng, mở các trung tâm tư vấn gia đình rộng khắp đến tận thôn, xã, phường, đặc biệt là đối với các khu vực ở nông thôn, miền núi,... để cha mẹ và những người lớn hiểu biết một cách đầy đủ và thấu đáo về nội dung, phương pháp giáo dục gia đình, về dân số và phát triển, về giới tính, đặc biệt là vấn đề tác hại và cách phòng chống
ma túy. Kết quả của việc giáo dục con trẻ phần rất lớn tùy thuộc vào trình độ, năng lực giáo dục của bậc cha mẹ.