Việc giáo dục đạo đức trong gia đình đối với thế hệ trẻ đã được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm, song vẫn cịn nhiều khó khăn trở

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 88 - 103)

được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm, song vẫn cịn nhiều khó khăn trở ngại

Từ truyền thống đến hiện đại, gia đình Việt Nam ln coi trọng và đề cao các giá trị đạo đức, coi đó là nền tảng của nhân cách con người, là một trong những nội dung cơ bản của giáo dục gia đình.

Trong gia đình Việt Nam truyền thống, xuất phát từ cơ sở kinh tế - xã hội thuần nông, cùng với truyền thống gia giáo, gia phong, gia pháp và gia lễ đã giúp cho việc giáo dục đạo đức trong gia đình duy trì và phát triển

bền vững. Trong gia đình hiện nay, với sự chuyển đổi của nền kinh tế, sự mở cửa hội nhập của đất nước với quốc tế, giáo dục đạo đức trong gia đình cũng đứng trước những thuận lợi và thách thức. Thuận lợi trước hết là việc giáo dục đạo đức trong gia đình đối với thế hệ trẻ ln được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm. Số liệu khảo sát tại ba xã, phường thuộc các tỉnh Cà Mau, Bắc Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, số gia đình giáo dục theo mục tiêu sống có đạo đức, có hiếu thảo chiếm tỷ lệ cao nhất ở thành phố Hồ Chí Minh 76,3% đối với con trai và 66,3% đối với con gái; ở Phong Lạc - Cà Mau, "81% đối với con trai và 78% đối với con gái"; ở Nam Sơn -Bắc Ninh: "79% đối với con trai và 60% đối với con gái" [26, tr. 21-22]. Vậy là, mặc dù với nhịp sống của nền kinh tế thị trường hết sức sôi động, nhưng hầu hết gia đình Việt Nam hiện nay vẫn đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, nhất là ở khu vực nông thôn. Điều này càng khẳng định gia đình Việt Nam vẫn kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức của các thế hệ cha ông để giáo dục cho con cháu. Điều tra ở Hà Nội với nhiều thành phần gia đình khác nhau (quan niệm về mục tiêu giáo dục đạo đức) cho thấy: Gia đình cán bộ cơng nhân viên 95,5%, gia đình bn bán: 93,3%, gia đình với nghề tự do: 88,9%; gia đình nội trợ: 94,9%. Bình quân là 94,9% [61, tr. 171]. Từ số liệu trên có thể nhận thấy, giá trị đạo đức được hầu hết gia đình quan tâm và coi trọng, cho dù xã hội có biến thiên như thế nào, thì đạo đức cùng với tài năng của con người vẫn là những giá trị bền vững, được gia đình gìn giữ và truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác. So với gia đình truyền thống, nội dung giáo dục đạo đức trong gia đình hiện đại đã có những nét biến đổi và bổ sung những giá trị mới phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của thời kỳ đổi mới, đã và đang thoát ra khỏi quan niệm giáo dục truyền thống là gia giáo [32, tr. 61]. Mối quan hệ dân chủ, sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, giữa các thế hệ, giữa cha mẹ và con cái đã được mở rộng. Sự tôn trọng nhu

cầu, nguyện vọng,lợi ích của từng cá nhân đã được gia đình, xã hội quan tâm và đề cao. Bởi thế, 95,7% số người được hỏi cho rằng gia đình hạnh phúc phải là gia đình hịa thuận, tơn trọng lẫn nhau; 67% cho rằng con cái vẫn được quyền tham gia ý kiến vào lĩnh vực mà chúng liên quan [26, tr. 22]. Sự quan tâm giáo dục đạo đức trong gia đình ở nước ta hiện nay một mặt là do nhận thức ngày càng đầy đủ và đúng đắn về vị trí của gia đình trong việc bảo lưu giá trị đạo đức trong gia đình truyền thống của các bậc cha mẹ và vai trò, tầm quan trọng của chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con trẻ của gia đình. Đó là trách nhiệm, là nhu cầu tình cảm, nguồn hạnh phúc của bậc làm cha mẹ; mặt khác còn do ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường mà đòi hỏi các bậc cha mẹ phải quan tâm đến con cái, nếu như khơng nói là quá muộn trong việc giáo dục chúng. Những vấn đề thuộc về đạo đức của thế hệ trẻ có những biểu hiện sa sút, nhiều hành vi trái đạo lý, pháp luật (tệ ma túy, tội phạm, mại dâm...) đây đó vẫn thường xảy ra là gánh nặng đè lên mỗi gia đình, nhất là cho người mẹ.

Tệ nạn ma túy.

Đây là một trong những hiểm họa không chỉ đối với mỗi người, mỗi gia đình mà cịn đối với tồn xã hội và nhân loại. Ma túy làm hủy hoại cơ thể con người và khơng ít trường hợp sử dụng q liều lượng dẫn đến tử vong, nhất là lứa tuổi vị thành niên. Ma túy là con đường nhanh nhất dẫn các em đến với tội phạm. Đối với lứa tuổi vị thành niên, ban đầu các em đến với ma túy thường là do vô thức. Đặc điểm ở lứa tuổi này là nhẹ dạ, dễ tiếp nhận, thích học địi làm người lớn, dễ bị kích động và lơi kéo, ưa mạo hiểm và chuộng lạ. Khi bị bạn bè rủ rê, bị thách đố hoặc tò mò, bắt chước, sẽ dẫn các em đến với ma túy bằng phương thức hút, hít, tiêm chích... lúc đầu có cảm giác khó chịu, song khi cảm giác đó đi qua, ma lực của ma túy lại nổi nên, hút hít hoặc tiêm chích vài lần, rồi trở thành một con nghiện. Theo báo cáo thống kê của cục phòng chống tệ nạn xã hội, đến năm 1999

có hơn 70% đối tượng đang ở lứa tuổi từ 15-30, đó là chưa kể một số lượng khơng nhỏ các em từ 10-15 tuổi bị lôi kéo vào con đường nghiện ma túy. Tuy nhiên, con số này so với thực tế hiện nay còn thấp hơn nhiều. Tỷ lệ nghiện ma túy có khác nhau ở mỗi vùng, song nó xuất hiện rải rác trên khắp các tỉnh, thành trong cả nước, làm nhức nhối dư luận xã hội. Nguyên nhân dẫn các em đến với ma túy, trước hết là do mơi trường xã hội có nhiều phức tạp, nhất là vấn đề buôn bán ma túy với nhiều hình thức lơi kéo nhiều đối tượng vào hoạt động này. Quản lý nhà nước về vấn đề này còn nhiều yếu kém, bọn đầu cơ, kiếm lời trong kinh doanh ma túy cịn có điều kiện hoạt động. Trong khi đó, những kẽ hở trong luật pháp và thực thi luật pháp vẫn còn tồn tại, kết hợp với một bộ phận cán bộ thối hóa, biến chất đã làm cho tệ nạn ma túy thêm phức tạp, ảnh hưởng xấu đối với thế hệ trẻ.

Về phía gia đình, dưới tác động của cơ chế thị trường, quản lý của gia đình đối với con cái có xu hướng lỏng lẻo. Cha mẹ thường bận rộn với nhiều công việc, thời gian dành cho con cái và quản lý chúng cịn ít, thậm chí nhiều cha mẹ đi làm từ sáng sớm cho đến tận khuya. Đối với một số người, sự quan tâm đối với con còn được hiểu một cách lệch lạc, đơn thuần chỉ là việc cung cấp đầy đủ về vật chất, rồi gửi con vào nhà trường hoặc thả lỏng việc quản lý con cái trong môi trường xã hội. Một bộ phận gia đình thái quá lại quản thúc con một cách quá khắt khe, nghiêm cấm con, cách ly con khỏi môi trường xã hội, bạn bè, đánh đập, chửi mắng... làm cho con hoặc sợ hãi, nhút nhát, hoặc lì lợm, bướng bỉnh, bất cẩn. Trong hồn cảnh đó, các em dễ bỏ nhà, lang thang và rơi vào tệ nạn ma túy. Sự rủ rê của bạn bè cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến con cái rơi vào con đường ma túy. Nguyên nhân này lại được tiếp ứng của tình trạng một số em bỏ học, trốn học, thiếu việc làm, thiếu sự chăm sóc của gia đình, hoặc do bạo lực, cha mẹ bất hòa, ly dị, ngược đãi với con cái... Thực tế hiện nay ở nhiều gia đình, do khơng quản lý tốt con cái, nên khi phát hiện ra chúng nghiện

hút, vi phạm pháp luật, thì trở nên lo lắng hốt hoảng, che giấu mọi người, đánh đập quản thúc, hạ thấp tư cách và nhân phẩm của con, có người thấy con nghiện hút đã đuổi con ra khỏi nhà... Trong bầu khơng khí căng thẳng như vậy, nếu khơng có biện pháp giáo dục và cai nghiện thích hợp, sẽ dễ dàng xô đẩy các em vào con đường tội lỗi.

Ngày 29-1-1993, Chính phủ đã có Nghị quyết 06-CP về tăng cường chỉ đạo cơng tác phịng chống và kiểm sốt ma túy. Từ đó đến nay, phong trào cai nghiện đã được triển khai ở nhiều nơi, với nhiều hình thức: cai tại nhà, tại các trung tâm, các cơ sở quận, huyện, song tỷ lệ tái nghiện vẫn còn ở mức cao. Theo điều tra của cục phòng chống tệ nạn xã hội năm 1999, tỷ lệ tái nghiện sau khi cai 12 tháng là 90,6%, sau cai 24 tháng lên tới 92,7%. Trong khi đó, với mơ hình cai nghiện tại gia đình, có sự giúp đỡ và quản lý của đoàn thể, địa phương, tỷ lệ tái nghiện giảm còn 68,8% sau 6 tháng và 75% sau 12 tháng. Điều này cho thấy, nếu thái độ của gia đình đối với đối tượng và đối tượng với gia đình càng tốt, thì tỷ lệ tái nghiện càng giảm đi. Ở đây, vai trị của gia đình là rất quan trọng, nhất là đối với người mẹ, bằng tình mẫu tử, tình u thương, cảm hóa để giúp các em tỉnh ngộ và trở về với mái ấm gia đình. Vấn đề cai nghiện hiện nay ở các trung tâm, ở các huyện thị cũng gặp phải những khó khăn và phức tạp, ở chỗ: một cách tự nhiên, họ bị xã hội lên án, người thân xa lánh, những người gần họ nhất lại là những người cùng cảnh ngộ, cái xấu gặp cái xấu nung nấu và nhân lên gấp bội, dẫn đến tư tưởng bi quan, chán ghét cuộc đời. Trước tình cảnh bi đát ấy, họ dễ dàng tìm đến với những hành động thù hận, bng trơi, nếu khơng có sự quan tâm chia sẻ và giúp đỡ từ mọi phía, nhất là của những người thân trong gia đình, bạn bè. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải có sự hiểu biết thấu đáo về vấn đề này, trao đổi, tâm sự, cảm hóa con cái, làm cho chúng thấy được tác hại của ma túy để phòng tránh hoặc quyết tâm cai nghiện có hiệu quả. Qua điều tra cơ bản tại ba tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái

Bình về sức khỏe vị thành niên của Bộ Y tế và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 1997 cho thấy, phần lớn trẻ em hiện nay đều nhận biết được tác hại của ma túy, nhưng vẫn còn gần 15% khơng biết sử dụng ma túy là có hại như thế nào. Gần 10% biết hiện tượng nghiện hút ở trường hoặc chỗ làm việc hay nơi sinh sống, một số em còn biết nguồn cung cấp ma túy.

Tỷ lệ đối tượng có biết một số thơng tin liên quan đến hút, tiêm chích ma túy theo một số đặc trưng cơ bản [8, tr. 39].

Tỉnh của ma túy (%)Biết tác hại nghiện hút ở gần (%)Biết hiện tượng Biết nguồn cung cấp ở gần (%)

Biết Không biết Biết Không biết Biết Không biết

Hà nội 93,2 6,8 18,4 81,6 1,5 98,5 Vĩnh Phú 74,5 25,5 5,6 94,4 1,0 99,0 Thái Bình 90,1 9,9 3,7 96,3 0,8 99,0 Giới: Nam 16,4 9,8 9,8 90,2 1,2 98,8 Nữ 85,5 8,7 8,7 91,3 1,0 99,0 Nhóm tuổi 10-14 73,9 6,5 6,5 93,3 0,6 99,4 15-19 91,9 10,6 10,6 89,7 1,3 98,7 Tổng 85,1 14,9 9,0 91,0 1,1 98,9

Đặc biệt, có 54 đối tượng hút, hít hoặc tiêm chích ma túy, chiếm 1,2% tổng số mẫu. Trong số đó, 31 em sử dụng thường xuyên (56,4%), 22 em thỉnh thoảng mới dùng (41,8%) và 1 em mới thử một lần. Phần lớn các em này là nam (37 em chiếm 68,5%), gần 80% ở độ tuổi 15-19, số còn lại ở độ tuổi 10-14. Thái Bình chiếm tỷ lệ cao nhất, 40,7% (22 em), sau đó là Vĩnh Phú, 31,4% (17 em), 15 em cịn lại ở Hà Nội, chiếm 27,8%.

Thiết nghĩ, cha mẹ và những người thân trong gia đình phải giành thời gian, giành sự quan tâm, đầu tư nhất định để theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của con cái, phát hiện những biểu hiện nghi vấn trong cuộc sống hàng ngày của chúng, tìm hiểu các mối quan hệ của các con với bạn bè, liên hệ và phối hợp với nhà trường, đồn đội, khu phố hay làng xóm để ngăn ngừa kịp thời những hành vi về ma túy. Có thể nói, tác hại của ma túy đối với con người, nhất là thế hệ trẻ là khơn lường. Nó làm hủy hoại sức khỏe và tính mạng con người, làm băng hoại đạo đức nhân phẩm, tha hóa con người, bại hoại về tinh thần, thể xác và con người trở thành nô lệ mù quáng cho chính loại chất độc hại đó, làm cho quan hệ gia đình bị rạn nứt, tổn thương, làm cho xã hội thêm phức tạp và nhức nhối. Tuổi trẻ cần phải nhận thấy rằng, khi đã đến với ma túy, tức là đã sa vào con đường dẫn đến tội phạm.

Tội phạm xã hội.

Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong những năm gần đây, phần lớn các em đều tích cực tham gia học tập, lao động rèn luyện và phấn đấu tốt, hăng hái tham gia sinh hoạt trong các phong trào đồn đội. Song vẫn cịn một bộ phận không nhỏ, do kém rèn luyện, không tham gia hoạt động tập thể, thích tự do, lêu lổng, đua địi, nên đã rơi vào con đường nghiện ngập, phạm tội. Nhiều vụ trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích và thậm chí đã gây ra những vụ trọng án, cướp của, giết người... đang có chiều hướng gia tăng, gây sự lo lắng cho gia đình, nhức nhối cho xã hội. Thực trạng hiện nay, số tội phạm tăng lên không chỉ về số lượng mà cả về mức độ, tính chất của những hành vi phạm tội ngày một nghiêm trọng hơn. Theo thống kê ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 cho thấy:

Số người chưa thành niên phạm tội truy tố là 1.134 em, chiếm 16% so với tổng số người bị truy tố và tăng 6% so với

cùng kỳ năm 1996. Đáng lưu ý là số người chưa thành niên phạm tội giết người chiếm khoảng 5,6%, phạm tội hiếp dâm chiếm khoảng 6,4% và phạm tội cướp tài sản công dân chiếm khoảng 29% [23, tr. 19].

Tại quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân đã xét xử người chưa thành niên phạm tội tăng dần hàng năm. Năm 1995 là 100 người, năm 1996 là 102 người, năm 1997 là 109 người. Đặc biệt trong năm 1997, nạn đua xe máy trong đêm No-en, đã gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, trong số 17 bị cáo mà tịa án xét xử, có tới 14 bị cáo là người chưa thành niên tham gia [23, tr. 19]. Tệ nạn này cho đến nay vẫn có chiều hướng gia tăng và mở rộng ra các thành phố lớn mà gia đình và xã hội cần phải đề phịng. Qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn các em đến với tội phạm, chúng tơi thấy rằng: Về phía gia đình, trong những năm qua do chạy đua với cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ đã bỏ rơi, bng lỏng quản lý, phó thác hồn tồn việc giáo dục con cái cho nhà trường, và xã hội, không kịp thời uốn nắn mỗi khi con cái có những hành vi sai trái; nhiều gia đình thấy con cái kiếm được tiền, mua sắm thứ này, thứ khác thì khơng tìm hiểu nguyên nhân và cả tin vào sự lý giải của chúng. Theo số liệu thống kê cho thấy, 80% số người chưa thành niên phạm tội, trước đó có hành vi trốn học, bỏ học, bị nhà trường thi hành kỷ luật... mà bản thân gia đình khơng hề biết [23, tr. 19]. Trong các tội phạm ở trại giam, có tới 70% là những kẻ nghiện hút, cịn trong các trại cai nghiện ma túy, có tới 70-80%, là người có tiền án, tiền sự như trộm cắp, lừa đảo, buôn bán ma túy [25, tr. 7]. Như vậy, việc phạm tội của một bộ phận thế hệ trẻ có căn ngun từ phía gia đình, trước hết là thông qua tấm gương của cha mẹ và những người thân. Nếu cha mẹ hay ông bà, anh chị luôn là người gương mẫu, quan tâm săn sóc, thường xuyên uốn nắn kịp thời những sai sót của con trẻ và là người bạn tâm tình

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 88 - 103)