dục thế hệ trẻ
Ian Robertson, nhà xã hội học người Mỹ đã quan niệm rằng: "Vai trò là tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn liền với một vị thế nhất định" [62, tr. 10]. Ơng cho rằng:
Vị thế là một vị trí xã hội. Một vị thế quyết định chỗ đứng của một cá nhân đó với người khác. Vị thế gồm:
Vị thế tự nhiên: Là vị thế mà con người được gắn bởi những thiên chức, những đặc điểm cơ bản mà họ khơng thể tự kiểm sốt được.
Vị thế xã hội: Là vị thế phụ thuộc vào những đặc điểm mà trong chừng mực nhất định, con người có thể tự kiểm soát được. Vị thế xã hội phụ thuộc vào nỗ lực phấn đấu của bản thân [62, tr. 10].
Vị trí là chỗ đứng của bản thân trong quan hệ gia đình, xã hội, nó là sự định vị và thường ổn định. Vai trị thì cơ động hơn, nói đến vai trị là thường nói đến trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn.
Trong gia đình, do mỗi thành viên có vị trí khác nhau, nghĩa là có trách nhiệm và nghĩa vụ khác nhau, bởi vậy vai trị của họ cũng khơng giống nhau. Ở nước ta, trách nhiệm giáo dục của cha mẹ đối với con cái đã được luật pháp quy định: "Cha mẹ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình, người đỡ đầu phải làm gương tốt về mọi mặt cho trẻ noi theo" [56, tr. 8]. Trong việc giáo dục thế hệ trẻ, vài trò của các thành viên trong gia đình đều rất quan trọng, trong đó vai trị của cha mẹ là đặc biệt quan trọng. Những thành tựu của khoa học hiện đại vẫn tiếp tục khẳng định vai trị to lớn và khơng thể thay thế được của giáo dục gia đình, cho dù xã hội có biến động và phát triển. Xét về bản chất, đứa trẻ sinh ra, nếu tách khỏi môi trường giáo dục thì khơng thể trở thành "con người". Khẳng định điều này, R.E.Park, nhà xã hội học người Mỹ viết: "Người ta sinh ra không phải đã là con người, mà chỉ trở thành "con người" trong quá trình giáo dục" [26, tr. 7]. Điều đó càng khẳng định ý nghĩa quyết định của giáo dục, trong đó giáo dục gia đình là mắt khâu quan trọng. Sự khẳng định vai trị giáo dục của gia đình, cũng có nghĩa là thừa nhận việc tơn vinh vai trị của cha mẹ, của ơng bà, anh chị, họ hàng trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Trong gia đình, cha mẹ có vị trí trụ cột, là người chủ của gia đình, có vai trị quyết định đến việc giáo dục con cái.
Trong gia đình truyền thống: nói đến vai trị của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, khơng thể khơng tính đến đặc trưng của xã hội nơng nghiệp. Ở đó, do sự hạn chế của phân cơng lao động, gia đình đảm nhiệm đa chức năng, nên vai trò của cha mẹ trong giáo dục con cái cũng có sự phân biệt tương đối; người cha duy trì tơn ti, trật tự trong gia đình, người mẹ chăm lo tổ ấm tình thương. Vai trị của cả cha mẹ là bảo đảm hạnh phúc gia đình, chăm lo sự phát triển của con cái. Cùng với người mẹ, người cha giáo dục con cái về nhân cách và những giá trị văn hóa tinh thần của gia đình, của dịng họ và của thân tộc. Quá trình ấy được diễn ra từ khi đứa trẻ mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành và cả đến khi đã lập gia đình. Nếu trong giai đoạn tuổi thơ, nhân cách của trẻ được hình thành chủ yếu chịu sự tác động của người mẹ thì ở các giai đoạn sau (thiếu niên, thanh niên), vai trò quan trọng lại thuộc về người cha; "con không cha như nhà khơng nóc", "cha nào con nấy". Cha mẹ giáo dục con, thường được bắt đầu từ chính sự thương yêu giữa cha mẹ. Tình yêu hạnh phúc của cha mẹ vừa là phương thức giáo dục vừa là nội dung đạo đức, đạo lý, nhân cách đối với trẻ. Hơn nữa bằng sự hoạt động, phấn đấu vì hạnh phúc gia đình, cha mẹ đồng thời cung cấp những kinh nghiệm sống, những kỹ năng hành động đã tích lũy được trong suốt cuộc đời cho trẻ. Trong giáo dục ở gia đình truyền thống, để con cái vâng lời, cha mẹ thường dùng đến quyền uy dựa trên sự áp đặt là chủ yếu buộc mỗi cá nhân phải tuân thủ nguyên tắc "trên bảo dưới nghe", "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Đối với con trai, cha mẹ dạy con về đạo hiếu, để khi lớn lên phụng sự cha mẹ, ông bà; dạy con kinh nghiệm làm ăn, truyền cho con nghề nghiệp, khuyên con học hành thành đạt để rạng danh gia đình, nối nghiệp cha ông. Đối với con gái, cha mẹ dạy con đạo "tam tòng", "tứ đức", phải biết lo toan mọi việc trong nhà êm ấm, để khi đi lấy
chồng trở thành con dâu hiền thảo.
Trong gia đình ngày nay, do sự chuyển đổi của nền kinh tế, văn hóa, xã hội theo chiều hướng tích cực và tiến bộ, nên quan hệ dân chủ, sự tôn trọng lẫn nhau trong gia đình, giữa cha mẹ và con cái đã được mở rộng. Vì thế, vai trị của cha mẹ đối với con đã có những thay đổi đáng kể; việc giáo dục trẻ có tính đến những nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích của chúng.
Nhìn chung, quan niệm của nhiều gia đình hiện nay vẫn cho rằng, trong giáo dục gia đình, vai trị của người cha vẫn được coi trọng. Tuy tình thương của người mẹ dễ làm cho con cái gần gũi hơn, nhưng sự nghiêm nghị của cha lại làm cho con kính nể hơn. Sự vững chãi, cứng rắn, uy thế của người cha là điều cần thiết trong cuộc sống hàng ngày và đời sống tinh thần của con cái, cho dù người cha dành ít thời gian chăm sóc, giáo dục con cái hơn. Khảo sát và nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Cà Mau, Bắc Ninh, cho thấy: Những người được phỏng vấn cho rằng vai trò người cha là quan trọng hơn, quyết định sự phát triển của con cái. Ở nơng thơn thì quan niệm rõ hơn: cho rằng người cha là quan trọng nhất, vì người cha có tầm nhìn xa trơng rộng, có trình độ văn hóa thường cao hơn người mẹ, có ảnh hưởng lớn về nhiều mặt đối với con cái. Ngoài ra, các mối quan hệ của người cha với họ hàng, làng xóm, xã hội đã tạo cho họ có được uy thế, là chỗ dựa tin cậy của con cái. Ở các gia đình trí thức, do trình độ văn hóa, nghề nghiệp của cha mẹ đa phần ngang nhau, nên vai trò cha mẹ là tương đương, cả cha mẹ đều có ảnh hưởng đến con cái về mọi mặt. Ở những gia đình khơng đầy đủ (thiếu cha), họ cho rằng: "Thiếu cha, thiếu sự khâm phục để noi gương, cháu hụt hẫng và nghiêng về phía nhà trường hơn, nghe lời thầy cơ giáo, lên cấp học cao hơn cháu nghiêng về phía xã hội. Điều đó có khi tốt, khi xấu" [26, tr. 13].
thành dần những quan hệ xã hội, cách ứng xử, chúng cần có những kiến thức, những tính cách, những đức tính để vượt qua khó khăn trong cuộc sống, thì người cha bằng uy thế cứng rắn, sự nghiêm khắc, tính kỷ luật đã giúp con rèn luyện tính độc lập, sáng tạo, vượt qua khó khăn và tìm đến các giá trị mới. Trong số gần 15 triệu hộ gia đình Việt Nam, có tới hơn 11 triệu hộ gia đình sống ở nơng thơn, sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và một số nghề thủ cơng truyền thống. Vì vậy, bên cạnh việc giáo dục nhân cách, người cha chú ý giáo dục những kiến thức và kỹ năng sản xuất, truyền thụ cho con những nghề truyền thống.
Gia đình Việt Nam mặc dù chịu ảnh hưởng khá nặng nề của tư tưởng Nho giáo, nhưng vị trí, vai trị của người phụ nữ, người mẹ trong gia đình vẫn được tơn vinh và khẳng định. Điều đó, trước hết khẳng định bản lĩnh,tính tự chủ của dân tộc trong việc tiếp thu văn hóa ngoại nhập. Hơn nữa, điều kiện của một nước với nền kinh tế nơng nghiệp, địi hỏi phải có sự phân cơng lao động giữa vợ và chồng, chính vì thế đã tơn vinh vai trị "nội tướng" của người phụ nữ, người mẹ trong gia đình. Mặt khác, do hồn cảnh đất nước ln có chiến tranh, các thế hệ người cha lên đường ra trận, để lại đằng sau một hậu phương lớn, với gánh nặng đè lên đôi vai gầy của người phụ nữ, người mẹ trong gia đình. Chính điều đó đã làm cho gia đình Việt Nam trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước, trong đó có vai trị to lớn của những người phụ nữ, người mẹ Việt Nam anh hùng.
Có thể nói, niềm hạnh phúc lớn lao mà mỗi con người được hưởng ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, đó là tình u thương của mẹ. Người phụ nữ là hạt nhân của đời sống tình cảm trong gia đình, khơng chỉ chăm lo, ni dưỡng và giáo dục con cái, mà cịn chăm lo cho sự nghiệp của chồng, cho cuộc sống của cha mẹ già trong gia đình. Nói về vai trị và cơng lao to lớn của người phụ nữ và các thế hệ bà mẹ Việt Nam, Bác Hồ đã trao
tặng tám chữ vàng: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Hiện nay, Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu cao quý "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho những người đã có cơng sinh thành và giáo dưỡng lớp lớp người con anh hùng. Người mẹ là "cô giáo đầu tiên"của con trẻ. Khơng chỉ bằng những
dịng sữa ngọt lành chắt từ chính cuộc đời của mẹ, người mẹ còn dạy con
bằng những cử chỉ âu yếm, ánh mắt dịu hiền, bằng những lời hát ru đằm thắm, tất cả điều đó sẽ đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách và năng khiếu của con trẻ sau này. Khi lớn lên, người mẹ dạy con đức tính khiêm tốn, dịu dàng và lễ độ, bằng tình cảm của mẹ, thuyết phục, cảm hóa con khi con vấp ngã trong cuộc sống. Bàn về vấn đề này, I.A.Pê-tréc-nhi-cơ-va viết: "Dưới ánh sáng tình u của mẹ, những khát vọng tốt, những tình cảm cao thượng và thuần khiết của trẻ em đã được nuôi dưỡng" [54, tr. 18].
Để kết quả của công tác giáo dục con cái đạt được như mong muốn, người mẹ phải dày cơng vất vả, kiên trì và tinh tế. Khơng dễ dàng mà có thể trở thành những người mẹ kiêm nhà giáo dục được... Chức năng làm mẹ đã đề ra cho người phụ nữ những nghĩa vụ quan trọng và trách nhiệm lớn lao trước xã hội và gia đình trong việc giáo dục con cái. Tình yêu chân thực và sáng suốt đối với con cái, sự tôn trọng đúng mức của người mẹ đối với con là cội nguồn của sự thành công trong giáo dục con trẻ. Với thiên chức làm vợ, làm mẹ, việc chăm lo cho con cái đã trở thành bản chất của người phụ nữ, thái độ tôn trọng của người mẹ đối với con trẻ là phẩm chất của người mẹ thời nay, ở người phụ nữ, "người mẹ - nhà giáo dục" là một, việc
giáo dục con trẻ nhất định sẽ hứa hẹn kết quả như mong muốn.Trong gia đình ngày nay, chính người mẹ, người phụ nữ có vai trị giữ gìn hạnh phúc, sự bền vững của gia đình, chống lại các yếu tố gây bất ổn định [50, tr. 22]. Con cái rồi sẽ là những người cha, người mẹ trong tương lai, chúng cũng sẽ phải ni dạy con cái. Cịn nữa, tuổi già của cha mẹ sau này, tùy thuộc rất lớn vào con cái, bởi vậy, nếu chúng được giáo dục tốt thì cha mẹ hạnh
phúc, và ngược lại, nếu chúng không được giáo dục tốt, cha mẹ sẽ bất hạnh. Đúng như A.X. Ma-ca-ren-cô nhận xét rằng: "Con cái là tuổi già của mỗi người, giáo dục tốt tức là tuổi già sung sướng, giáo dục tồi tức là tuổi già phiền muội, là những dòng nước mắt sau này, là tội lỗi với người khác và với đất nước" [69, tr. 237]. Giáo dục gia đình ngày nay nhằm mục tiêu đào tạo con người toàn diện: có học vấn, có sức khỏe, có nhân cách, ý thức đầy đủ về nghĩa vụ và bổn phận đối với gia đình và cộng đồng, do đó, vai trị giáo dục của cha mẹ là phải trang bị cho con cái những kiến thức cần thiết của cuộc sống để sau này có thể tham gia hoạt động xã hội. Mặt khác, cần tạo ra ở tuổi trẻ một đời sống tinh thần lành mạnh: có tình u thương, lòng nhân ái, biết nhường nhịn, chia sẻ và sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội.
Theo một số nhà nghiên cứu, hiện nay tình trạng trẻ em hư, phạm tội, lang thang, cơ nhỡ... đang có chiều hướng gia tăng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm sút vai trị của giáo dục gia đình, nhất là vai trị của cha mẹ. Có nhiều gia đình do quá lo sản xuất kinh doanh, kiếm tiền nên ít thời gian và thiếu sự quan tâm chăm sóc, dạy dỗ con cái, phó mặc tồn bộ cho nhà trường và xã hội. Vai trò của cha mẹ, do đó, chỉ là đáp ứng các nhu cầu vật chất, tiền bạc cho con cái; ở một số gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu trong cơng tác cũng như trong cuộc sống, trở thành những gương xấu cho con cái. Tình trạng cha mẹ bn bán, làm ăn trái pháp luật, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, tình trạng bạo lực với vợ, con; coi thường bố mẹ già... đã dẫn đến tác động tiêu cực đối với con cái. Cha mẹ khơng kính trọng và chăm sóc ơng bà, sẽ dẫn đến hậu quả là con cái coi thường, hỗn láo với cha mẹ. Cha mẹ chuyên lo buôn bán và làm ăn gian dối, sẽ làm cho con cái dễ sa chân vào con đường nghiện ngập, trộm cắp và vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, để có thể giáo dục con cái có hiệu quả, cha mẹ phải thực hiện đầy đủ và ln ln nêu cao vai trị gương mẫu của
mình, làm trịn tốt trách nhiệm của một cơng dân đối với đất nước, có trách nhiệm trước cuộc sống của gia đình, trước bản thân, trước cuộc đời của con cái, chỉ có như thế, họ mới có đầy đủ mọi quyền uy trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Vai trị của ơng bà đối với việc giáo dục thế hệ trẻ.
Ở Việt Nam, bên cạnh gia đình hạt nhân đang có xu hướng phát triển, gia đình nhiều thế hệ cũng cịn chiếm tỷ lệ khá cao. Dù gia đình hạt nhân hay gia đình nhiều thế hệ thì vai trị của ơng bà trong việc giáo dục thế hệ trẻ cũng hết sức quan trọng.
Xét về mặt cơ cấu, trong gia đình Việt Nam hiện nay, số lượng gia đình hai thế hệ (gồm cha mẹ-con cái) chiếm gần 2/3 số hộ; gia đình ba thế hệ (gồm ông bà - cha mẹ - con cái) trở lên, chiếm khoảng 1/3 số hộ gia đình trong cả nước. Việc quan tâm dạy dỗ của ông bà đối với con cháu khơng hồn tồn tùy thuộc vào ơng bà có ở trong cùng gia đình hay khơng. Với tâm thức phương Đông "Sống để đức cho con cháu", bởi thế, cái đức của ơng bà sẽ có ảnh hưởng đến con cháu, giữ vai trò to lớn đến việc giáo dục con cháu, chứ không tùy thuộc ở chung hay ở riêng. Dĩ nhiên, nếu ông bà ở chung với con cháu thì có ảnh hưởng trực tiếp hơn trong việc giáo dục. Sự quan tâm giáo dục của ông bà chủ yếu tập trung vào dạy các cháu ngoan ngỗn, lễ phép với người trên, hịa nhã với bạn bè, quản lý và hướng dẫn các cháu vui chơi, giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi... Khi các cháu có khuyết điểm, ơng bà khun nhủ để các cháu hiểu được đúng sai mà sửa chữa và khắc phục. Tuy nhiên, ở một số gia đình vai trị giáo dục của ơng bà đối với các cháu còn bao gồm nội dung giáo dục văn hóa, khoa học và hướng nghiệp. Sự giáo dục đó phần quan trọng tùy thuộc vào mối quan hệ giữa