thế hệ trẻ
Trong giáo dục gia đình, ngồi sự gương mẫu của cha mẹ và những người lớn, đối với con cái, việc xác định những nội dung, phương pháp giáo dục trẻ là vô cùng quan trọng. Giáo dục cái gì, giáo dục như thế nào cịn là câu hỏi lớn làm trăn trở bao bậc phụ huynh tâm huyết.
Cải tiến nội dung giáo dục:
Trong nội dung giáo dục đạo đức, nếu trước đây và ngay cả một bộ phận gia đình hiện nay, cha mẹ giáo dục con cái phải ngoan ngoãn, vâng lời theo nguyên tắc trên bảo, dưới nghe hay tuân theo sự áp đặt một chiều, thì ngày nay sự ngoan ngỗn, vâng lời phải được xem xét, nhìn nhận từ hai phía chủ thể giáo dục (cha mẹ) và khách thể giáo dục (con cái). Đạo đức ngày nay không chỉ là sự ngoan ngỗn, vâng lời, mà cịn phải là tự ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ và phải luôn phấn đấu vượt qua khó khăn để học tập, có nghề nghiệp chun mơn, biết sống tự lập, năng động và sáng tạo...
Giáo dục học tập cũng là nội dung quan trọng của việc giáo dục, muốn trở thành người có ích thì phải học tập. Việc học do đó là quyền lợi và niềm vui của mỗi người [63, tr. 33]. Trong việc giáo dục học tập, trước đây gia đình khuyên răn con cái học tập để biết cái chữ, để hy vọng có việc làm và trở thành biên chế nhà nước, do đó cha mẹ chỉ nhắc nhở con cái học tập các môn học cơ bản ở trường phổ thơng với các mơn học tốn,văn là chủ yếu. Ngày nay thời cuộc đã thay đổi, xã hội phát triển, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, hệ thống thông tin đa dạng, phong phú, cho nên việc giáo dục văn hóa, cha mẹ phải hướng con cái học tập để có học vấn cao, có trình độ chun mơn, khoa học kỹ thuật tiên tiến, có kiến thức tồn diện:
chun mơn, ngoại ngữ, vi tính, có ý chí và biết làm giàu bằng kiến thức và năng lực của bản thân. Hơn thế nữa học chữ, học nghề đồng thời phải học cách làm người, làm người có nhân cách.
Tuy nhiên, đứa trẻ sẽ trở nên lầm lì, thụ động, xa lạ với cuộc sống, nếu cha mẹ chỉ chăm lo giáo dục học tập. Ngày nay, ngoài nội dung giáo dục truyền thống, cần giáo dục trẻ phải có tình thương, trọng lẽ phải, sống có tâm hồn, có lối sống trong sáng... giáo dục tri thức văn hóa phải gắn với giáo dục lao động, tính tự lập, sáng tạo, tình thương và lẽ phải... thậm chí phải hun đúc cho trẻ có ý chí "rửa nhục đói nghèo", có ý chí làm giàu chân chính, có tinh thần thái độ đúng đắn trong việc thực hiện dân chủ, công bằng, văn minh. Ngay cả trong nội dung giáo dục giới tính, cũng phải gắn liền với giáo dục về giới, dân số và phát triển...
Về phương pháp giáo dục:
Hiện nay phương pháp giáo dục trong gia đình đối với thế hệ trẻ đã có những thay đổi phù hợp hơn với nội dung giáo dục và sự phát triển của xã hội. Cách giáo dục bằng phương pháp hành chính bắt trẻ phục tùng mệnh lệnh của ông bà, cha mẹ, đã dần thay bằng phương pháp định hướng, khích lệ. Bầu khơng khí bình đẳng, dân chủ trong gia đình cũng là phương pháp giáo dục có ý nghĩa thiết thực. Bởi trong hồn cảnh như vậy, lòng tự trọng của trẻ được đề cao, một khi cha mẹ định hướng trong học tập và rèn luyện để trẻ thấy mình phải tự làm và bắt đầu làm từ đầu...
Vậy là, giáo dục trong gia đình hiện đại là tơn trọng nhân cách cá nhân, tự trọng, chú ý tới những nhu cầu nguyện vọng và lợi ích của cá nhân. Việc giáo dục nghiêng về sự định hướng là để con cái tự nhìn nhận, phân biệt đúng sai và tự điều chỉnh, nhằm phát huy tính chủ động và sáng
chiều, dễ dãi quá mức, gây cho chúng tâm lý hưởng thụ vật chất, ít quan tâm đến cha mẹ và người xung quanh. Muốn giáo dục có kết quả, người làm cha mẹ phải tìm thấy ở con em mình những đức tính tốt đẹp, dù đây chỉ mới là mầm mống, để khích lệ, giúp đỡ trẻ phát triển, trên cơ sở đó mà hạn chế cái xấu. Như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nói: "Cơng tác tư tưởng là phải làm cho người ta lớn lên, chứ không phải làm cho người ta cảm thấy nhỏ bé lại" [73, tr. 69]. Nhiều nhà nghiên cứu tâm lý, giáo dục ở nước ta đã nêu ra phương pháp giáo dục, là kết hợp phương pháp giáo dục truyền thống và hiện đại, kết hợp uy quyền với tình thương, uy quyền với sự bao dung, vị tha. Đối với phương pháp uy quyền: "Uy quyền là quyền lực khiến người ta phải tơn kính, nể sợ" [67, tr. 1087]. Trong giáo dục gia đình, uy quyền có thể hiểu là quyền lực của cha mẹ khiến con cái phải tuân theo. Thực tế, trong giáo dục gia đình có một số bậc cha mẹ xây dựng uy quyền của mình trên những nguyên tắc sai. Họ muốn con cái phải vâng lời và đó là mục đích của họ. Thực ra, đấy là một sai lầm. Uy quyền và sự vâng lời tự nó khơng thể là một mục đích [41, tr. 22]. Chỉ có thể có một mục đích duy nhất, đó là: một sự giáo dục tốt. Sự vâng lời của những đứa con chỉ là một trong những biện pháp dẫn tới mục đích đó. Những cha mẹ khơng nghĩ đến các mục đích của giáo dục, chính là những người cố buộc đứa trẻ vâng lời cốt để được vâng lời. Nếu con cái vâng lời thì bố mẹ được sống yên ổn hơn. Hình như chính sự n ổn đó mới là thứ mục đích thực sự của họ. Khi kiểm tra lại, bao giờ người ta cũng thấy rằng, sự yên ổn cũng như sự vâng lời đều không bền vững. Uy quyền xây dựng trên cơ sở sai lầm, chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn, chẳng bao lâu sẽ bị sụp đổ. Uy quyền khơng cịn, mà sự vâng lời cũng biến mất. Cũng có những trường hợp, cha mẹ hy sinh tất cả mọi mục đích giáo dục khác, chỉ cố đạt lấy sự vâng lời; con cái họ trở nên dễ bảo, nhưng đó là những con người yếu đuối.
quyền cha mẹ chỉ có thể nằm trong cuộc sống và lao động của cha mẹ, trong vai trị cơng dân của họ, trong đạo đức của họ. Nếu cha mẹ hoàn thành nhiệm vụ trước xã hội, hồn thành trách nhiệm của mình trước gia đình, trước cuộc đời của con cái và đề ra được mục tiêu phấn đấu trong việc giáo dục con cái, như thế có nghĩa là đứng về mặt làm cha mẹ, họ đã có đầy đủ uy quyền.
Uy quyền của cha mẹ còn biểu hiện ở sự bao dung, sự vị tha. Lẽ thông thường là cha mẹ khoan dung, tha thứ cho con cái, song cuộc sống càng đòi hỏi con cái cũng phải vị tha đối với cha mẹ một khi cha mẹ có uy quyền cũng là khi đó họ tạo ra được phẩm chất vị tha ở con cái. Trong cuộc sống gia đình, nếu cha mẹ thuận hịa, hạnh phúc, thì con cái thơng thường sẽ ngoan ngoãn, chăm học và học giỏi. Nếu cha mẹ mâu thuẫn, dù là về phương pháp (người này khắt khe, người kia dễ dãi) sẽ làm cho kết quả giáo dục con trẻ không đạt được ý muốn. Đối với phương pháp nêu gương: Theo đạo lý thông thường, cha mẹ và người lớn trong gia đình, trước hết phải thống nhất giữa lời nói và việc làm, cha mẹ phải luôn là tấm gương sáng để con trẻ noi theo. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Ở Phong Lạc (Cà Mau) có tới 94% số người dân được hỏi cho rằng phương pháp nêu gương là hiệu quả nhất; tương ứng, ở phường 1, quận 3 (thành phố Hồ Chí Minh): 96 %; ở Nam Sơn (Bắc Ninh): 98% [26, tr. 31]. Điều này cho thấy, môi trường sống đầu tiên của trẻ em là gia đình, người mà các em tiếp xúc sớm nhất, nhiều nhất chính là cha mẹ, do đó chúng chịu tác động ảnh hưởng nhiều nhất từ phía cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ muốn con nên người thì trước hết họ phải là tấm gương sáng cho con học tập, gia đình khơng hịa thuận, cha mẹ khơng tốt, khơng mẫu mực thì con cái khơng có mấy đứa ngoan, cha mẹ phải tốt, gia đình phải hịa thuận thì các cháu mới nên người. Thực tiễn được biết có tới 71,7% các bậc cha mẹ sử dụng phương pháp này [26, tr. 31].
Đối với trẻ khi được cha mẹ giao việc chúng rất mừng, những khi con trẻ làm được những việc tốt, cha mẹ khuyến khích, khen thưởng để trẻ tiếp tục thực hiện và phát huy những hành vi tốt đẹp này. Có thể đó là một cử chỉ tốt, một lời khen ngợi, một thái độ tán thưởng hoặc là khích lệ bằng một món quà... Phương pháp này sẽ làm cho con trẻ phấn khởi và có thêm lịng tự tin để làm tốt hơn những điều mà cha mẹ cũng như con trẻ mong muốn. Trong mọi hoạt động của trẻ, nếu thiếu động cơ tình cảm thì khơng thể có sự say mê, hứng thú trong lao động và do đó khơng thể có một cơng trình sáng tạo [66, tr. 356]. Một bài học đạt điểm tốt, một việc làm mang lại hiệu quả cao,... tất cả đều mang theo tình cảm tốt đẹp cho trẻ. Tuy nhiên, cần khen thưởng đúng mức và không nên dùng tiền bạc để thưởng cho con trẻ, vì khi có tiền trẻ sẽ tùy tiện mua những thứ không mang lại hiệu quả giáo dục và có khi cịn làm hại chúng. Đồng thời với việc khen thưởng, trong giáo dục gia đình cũng cần thực hiện phương pháp phê bình nhắc nhở: khơng phải lúc nào trẻ em cũng ngoan ngỗn, vâng lời cha mẹ, làm tốt công việc được giao, mà nhiều lúc chúng khơng vâng lời, có hành vi sai trái, khiến cha mẹ khơng vừa lịng, thậm chí cịn gây đau khổ cho cha mẹ. Nhiều gia đình hiện nay dạy con theo phương pháp uy quyền dựa trên sự đàn áp, sử dụng bạo lực. Thiết nghĩ, trong việc giáo dục con trẻ đã đến lúc nói rằng, dùng đòn roi là vi phạm quyền trẻ em, tuy nhiên việc răn đe vẫn là cần thiết, đặc biệt là tránh sự xúc phạm nhiều đến trẻ, gây tâm lý bất cần cho trẻ. Răn đe trẻ chỉ có hiệu quả một khi cha mẹ thực sự yêu thương con, bao dung và mẫu mực đối với con. Tất nhiên, do hiện trạng tệ nạn xã hội gia tăng, một số trẻ lún quá sâu vào con đường nghiện ngập, sa ngã, thậm chí phạm pháp; việc răn đe, giáo dục bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước là cần thiết, song cơ bản, lâu bền và có hiệu quả vẫn là tình thương, độ lượng của cha mẹ.