Việc giáo dục học tập văn hóa cho con trẻ đã được chú ý hơn trong các gia đình, nhưng vẫn còn bất cập giữa các vùng, miền, các

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 103 - 107)

trong các gia đình, nhưng vẫn cịn bất cập giữa các vùng, miền, các giới

Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện thơng tin trước yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế-xã hội, đa số các bậc cha mẹ và ngay cả bản thân con cái họ đều nhận thức vai trị của việc nâng cao kiến thức văn hóa khoa học cơng nghệ, coi đó là chìa khóa để mở cửa cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống tương lai, góp phần xây dựng đất nước phát triển. Bởi vậy việc học tập của con cái được nhiều gia đình quan tâm đặc biệt. Quan niệm đầu tư cho "con cái" chính là đầu tư cho chiều sâu, đầu tư cho phát triển, đã trở nên khá phổ biến, nhất là trong các gia đình ở đơ thị. Điều tra ở một số gia đình cơng nhân viên chức tại quận Đống Đa (Hà Nội) thấy rằng: 100% số gia đình trả lời mong muốn con học giỏi, 89,1% mong muốn con tiếp tục học tập lên các lớp cao [31, tr. 39]. Ở hai phường thuộc quận Hồn Kiếm và Ba Đình (Hà Nội) cho thấy, mong muốn con cái học giỏi: ở cán bộ viên chức là 83,6%, ở gia đình làm nghề bn bán là 80,0%, ở gia đình làm nghề tự do là 44,4% ở gia đình làm cơng việc nội trợ là 78,2% [61, tr. 170]. Điều tra tại một số xã, phường thuộc các tỉnh Cà Mau, Bắc Ninh và thành phố Hồ Chí Minh: có 65,7% số ý kiến cho rằng con cái học giỏi, học cao là niềm hạnh phúc của gia đình [26, tr. 24]. Qua các số liệu trên cho thấy, số gia đình viên chức trí thức, do nhận thức được giá trị của trình độ học vấn, nên quan tâm hơn đến việc đầu tư cho con cái học tập, định hướng cho con cái học lên những lớp cao, học thêm ngoại ngữ, vi tính để vững vàng hơn khi bước vào đời. Các gia đình làm nghề bn bán, mặc cho họ

hàng ngày phải tiếp xúc và vật lộn với cuộc sống thương trường, lợi nhuận, song họ cũng rất quan tâm tới việc học tập và sự thành đạt của con cái; các gia đình mà cha mẹ chủ yếu làm nghề nội trợ, do nhiều lý do, hoàn cảnh khác nhau họ khơng có điều kiện để học tập và vươn tới, song khơng vì thế mà an phận, họ sẵn sàng bươn trải, vật lộn với cuộc sống cịn khó khăn, để mong muốn cho con được học hành bằng chị, bằng anh, để sau này hy vọng cuộc sống tốt hơn, bởi quan niệm "con hơn cha là nhà có phúc". Đối với những gia đình làm nghề tự do, do tính chất nghề nghiệp và cơ động của cha mẹ hoặc là cả gia đình, nên việc cho con học tập là vấn đề tương đối khó khăn, hơn nữa điều quan tâm lớn nhất của họ là vấn đề kiếm sống hàng ngày, là sự tồn tại của gia đình, cho nên điều kiện để con cái học tập là khó khăn, tỷ lệ này là 44,4%.

Sự phân tích các số liệu trên chứng minh rằng: trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hầu hết các gia đình quan tâm lo lắng tạo cơ hội để tìm kiếm việc làm cho con cái mà trước hết là cho con học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mong con phấn đấu vươn lên. Đổi mới tư duy kinh tế đã giúp cho người lao động có tinh thần chủ động và sáng tạo hơn, muốn tự lập bằng chính khả năng của mình. Do đó, họ nhận thấy cần phải cố gắng học tập, tiếp thu kịp thời những tri thức mới, nghĩa là phải có một trình độ học vấn để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội qui định, nên việc quan tâm tới giáo dục văn hóa cho con cái trong các gia đình đang có sự chênh lệch giữa các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xi và miền núi. Nếu như ở gia đình thành phố và gia đình cán bộ viên chức nhà nước, do họ có mức sống ổn định và khá hơn, nên đa số họ có định hướng rõ ràng về việc học tập của con cái, thì ở gia đình nơng thơn, miền núi, do nhiều khó khăn về hồn cảnh sống và điều kiện vật chất, vì thế họ khơng có định hướng rõ ràng về việc học tập của con cái. Theo số liệu điều tra tại một số xã ở đồng bằng sông Hồng cho thấy, mức

sống của người dân và từng gia đình cịn ở mức thấp. Chỉ có 4% gia đình có đời sống khá giả, 60,7% gia đình đủ ăn, 23,6% thiếu ăn từ 1 đến 2 tháng. Bên cạnh đó cịn 53% số gia đình phải thường xun vay mượn bạn bè, họ hàng. Phần lớn nhu cầu vay là để dành cho ăn uống và sinh hoạt hàng ngày chung của gia đình [4, tr. 31]. Do đời sống kinh tế của gia đình nơng dân cịn nhiều khó khăn, nên phần chi cho giáo dục (chủ yếu là cho việc học tập của con cái) là không đáng kể, chỉ dao động trong khoảng từ 2-4% so với tổng chi, trong khi đó, mức đóng góp và mua sắm trang bị để phục vụ học tập tối thiểu lại lớn hơn rất nhiều, từ 10-12% trở lên. Trong số những lý do con cái bỏ học hoặc khơng đi học, thì kinh tế gia đình khó khăn, thiếu thốn là yếu tố cơ bản, gia đình khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến việc bỏ học hoặc không đi học của con cái, chiếm tỷ lệ 40-48% [26, tr. 42]. Mặt khác, ở gia đình nơng thơn cịn có sự chênh lệch về định hướng học tập cho con trai và con gái, phần lớn họ đặt hy vọng vào con trai nhiều hơn con gái, gia đình định hướng học tập cho con trai là 73,03%, trong khi đó ở con gái là 64,3% [26, tr. 24]. Theo quan niệm của nhiều gia đình ở nơng thơn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa: khi kinh tế gia đình khó khăn, cuộc sống chưa đảm bảo thì các em gái thường phải nghỉ học để giúp đỡ gia đình. Đây là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân, song chắc chắn một trong những nguyên nhân đó thuộc về nhận thức, chịu ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Tại xã Phong Lạc (Cà Mau), nhiều gia đình sinh từ 7 đến 10 con và hầu như không ai được theo học một cách đầy đủ, ông Nguyễn Văn Hai cho biết: "Tơi có 10 đứa con, chỉ có 3 đứa là biết chữ (3 con trai), 6 cô con gái khơng đứa nào biết chữ, cịn thằng út cịn nhỏ, sau này sẽ cho nó học đến lớp 3 lớp 4 là cho nó nghỉ học". Ở nông thôn nước ta, điều dễ nhận thấy là càng lên lớp trên, thì tỷ lệ em gái theo học càng giảm, đã đưa đến sự bất bình đẳng về giới, trẻ nữ và trẻ nam. Ngồi nguyên nhân về kinh tế khó

khăn, tư tưởng trọng nam khinh nữ, các em gái thường phải vượt qua nhiều khó khăn hơn học sinh nam như: phải vượt qua thành kiến của gia đình, xã hội và mặc cảm với chính bản thân mình. Trong quá trình học tập, học sinh gái thường phải tham gia cơng việc gia đình nhiều hơn các em nam; sinh hoạt cá nhân hàng ngày của các em gái nhiều hơn các em trai; các em gái dễ bị tác động bởi tâm lý, dễ bị xúc cảm, hay lo âu...; nhiều em đang học tập, nhưng do yêu cầu của cha mẹ là phải bỏ học để giúp đỡ gia đình sản xuất hoặc phải lấy chồng sớm. Như vậy, nhìn chung phần lớn trẻ em gái ở nông thôn phải tham gia lao động quá sớm: 4-5 tuổi phải trông em, đến 6-7 tuổi phải làm nhiều công việc của người lớn như chăn nuôi gia súc, làm cỏ nhổ mạ, gánh nước, lấy củi, nấu ăn... Do vậy, cơ hội để các em được học tập là rất ít. Điều tra tại xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà về nguyên nhân các em bỏ học cho thấy:

Do thiếu lao động, ở con gái là 43,75% ở con trai là 14,28% Do khơng có tiền, ở con gái là 37,50% ở con trai là 27,40% Do học khơng để làm gì, ở con gái là 31,25% ở con trai là 14,28%

Do học kém, ở con gái là 12,50%

ở con trai là 28,50% [61, tr. 207]. Như vậy, xét về khả năng, thì các em gái có thể có nhiều hơn các em trai, song cơ hội cho các em gái học tập ln ít hơn các em trai. Ngồi ra, cịn do trình độ văn hóa hạn chế và kiến thức hiểu biết xã hội của các bậc cha mẹ, có tới 17,7% phụ nữ cả nước khơng biết đọc, biết viết (trong

đó ở nam giới là 8,6%); có 25,2% phụ nữ và 15,5% nam giới ở độ tuổi sinh đẻ không bao giờ nghe đài, 19,8% nữ và 3,9% nam không bao giờ xem vô tuyến, 53,7% nữ và 39% nam không bao giờ đọc báo. Tỷ lệ chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở đối với lứa tuổi từ 20-44 (cần nuôi dạy con cái nhiều) ở nữ từ 42% đến 55%, ở nam là từ 38,4% đến 41,8% [61, tr. 208]. Trình độ và kiến thức của cha mẹ hạn chế đã làm ảnh hưởng đến việc giáo dục học tập của con cái. Nếu cha mẹ tạo ra được bầu khơng khí học tập trong gia đình (cha mẹ đọc sách báo không những tăng thêm sự hiểu biết, mà cịn tạo khơng khí n tĩnh cho con cái học tập, giúp chúng giải đáp những vướng mắc các vấn đề về kiến thức văn hóa, xã hội...), sẽ tạo cho con cái lịng hăng say thi đua học tập, đem lại kết quả ngày càng tiến bộ. Ngoài những nguyên nhân trên đây dẫn đến việc thất học của các em, cũng cần phải thấy rằng, mấy năm qua khi Nhà nước xóa bỏ bao cấp đối với chi phí giáo dục, y tế, văn hóa, đã khiến cho các gia đình, nhất là các gia đình ở nơng thơn, miền núi... gặp nhiều khó khăn, bởi vậy, tình trạng bỏ học ở trẻ em những vùng này có xu hướng tăng. Có gia đình con thi đỗ vào trường đại học, cao đẳng hoặc trung học nhưng khơng được đi học, bởi cha mẹ khơng có điều kiện trợ cấp cho con. Để giải quyết vấn đề nan giải này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của gia đình, địi hỏi phải có sự trợ giúp của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách khuyến học cho học sinh ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, mở mang nhiều loại hình trường lớp, thực hiện xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục để nâng cao dân trí, tăng cường cơ sở vật chất và hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng cường lực lượng giáo dục, làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người hiểu đầy đủ ý nghĩa quan trọng của việc học tập trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w