Những yếu tố lịch sử ảnh hưởng đến giáo dục gia đình.

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 59 - 69)

Thứ nhất: tác động của tâm lý, tập quán gắn liền với nền sản xuất nhỏ đến giáo dục gia đình.

Điều cần khẳng định là, nền sản xuất nhỏ mà trong đó yếu tố tâm lý, tập qn gắn liền với nó cịn in đậm trong cách nghĩ của con người Việt Nam. Hơn thế nữa, tư tưởng tiểu nơng trong chừng mực nhất định, cịn trì níu sự phát triển của đất nước, cản trở sự hội nhập của nền giáo dục nước nhà với văn minh giáo dục của nhân loại. Đương nhiên, trong quan hệ tác động giữa mặt tích cực và mặt tiêu cực, thì tác động tiêu cực vẫn thể hiện rõ hơn và gây hậu quả còn lâu dài.

con người phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên. Do đó, để có thể sống hòa hợp với thiên nhiên con người phải tìm cách đúc rút những kinh nghiệm đã tích lũy trong cuộc sống và sản xuất, nhưng thiếu sự phân tích và kiểm nghiệm một cách khoa học. Chính lối sống hịa hợp với thiên nhiên đã tạo cho con người Việt Nam có lối tư duy tổng hợp, vừa bao quát được mọi yếu tố của mối quan hệ qua lại giữa chúng, vừa cho phép rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trong đời sống và trong quá trình lao động sản xuất. Do điều kiện lối sống của mình, do truyền thống văn hóa đã có hàng ngàn năm lịch sử, mà con người Việt Nam từ xa xưa thường trọng tình hơn trọng lý, với mục đích là giữ được sự yên ổn, hịa thuận, tình làng nghĩa xóm, ít có những xáo trộn lớn. Đó cũng là nguyên tắc tổ chức của cộng đồng người Việt. Với lối sống trọng tình cảm đã dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ [63, tr. 55]. Nền dân chủ làng xã được mở rộng, dẫn đến lối sống sinh hoạt ln có sự ứng biến cho thích hợp với từng hồn cảnh cụ thể.

Nền dân chủ làng xã xuất hiện sớm đã giúp cho việc tổ chức cộng đồng có sự thống nhất, cố kết chặt chẽ để chống chọi với thiên tai, bão lụt, hạn hán và địch họa [50, tr. 60-61]. Chính hồn cảnh đó đã tạo nên sắc thái tâm lý, tình cảm, lối sống, đạo lý... hợp thành một triết lý sống và hành động mang đặc trưng riêng của con người và gia đình Việt Nam. Đó là triết lý về cội nguồn, về lịng nhân ái, đồn kết cộng đồng, là đối nhân xử thế, hịa bình và hữu nghị... mà cốt lõi của nó là lịng u nước, u gia đình, u thương con người cùng tổ tơng nịi giống, cùng số phận, đề cao tính cộng đồng.

Tính cộng đồng trong gia đình người Việt, trước hết, xuất phát từ tính cộng đồng tự nhiên trên cơ sở quan hệ hôn nhân và việc sinh sản duy trì nịi giống, sau nữa là trên cơ sở chế độ ruộng công của làng mà nguồn gốc của nó là do tục thờ thành hồng (vị thần phù hộ cho cả làng, là biểu tượng sự thống nhất vận mệnh cộng đồng). Tinh thần cộng đồng đã trở thành

tâm lý, tập quán của mỗi gia đình. Đối với người Việt Nam, nói đến gia đình là nói đến cộng đồng và cái cộng đồng ấy không chỉ bao gồm những người đang sống mà còn cả những người đã chết và những người sẽ sinh ra. Chính lẽ đó, gia đình truyền thống và cả gia đình hiện đại rất coi trọng thờ cúng tổ tiên, nối dõi tơng đường.

Tính cộng đồng trong gia đình khơng chỉ là điều kiện để gia đình tồn tại mà cịn là tình cảm, tâm lý, tập quán và phong cách sống của người Việt, bởi vậy mà người Việt Nam thích sống trong gia đình và có gia đình. Khi phải sống xa gia đình, xa quê hương, người Việt cảm thấy bơ vơ nơi xứ người, nhiều khi là một bất hạnh. Vì lẽ đó, gia đình khơng chỉ là nơi sinh ra và lớn lên, mà hơn thế nữa trở thành niềm tự hào, là tổ ấm thân thương của mỗi người. Theo đó, giáo dục con trẻ cũng lấy gia đình làm nền tảng, làm gốc xuất phát cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người, mặc dù, như Giáo sư Đào Duy Anh đã cho rằng: "Giáo dục gia đình chỉ là một thứ giáo dục kinh nghiệm" [1, tr. 296]. Trong gia đình, những hoạt động của cha mẹ, ơng bà, anh chị được trẻ cảm nhận hàng ngày sẽ là cội nguồn cho việc hình thành những tình cảm, tâm lý, tính cách và nhân cách sau này. Nhiều khi khơng cần ai dạy bảo mà trẻ vẫn biết nghĩa vụ của mình đối với gia đình, họ hàng, làng xóm. Khi lớn lên, trẻ bắt đầu làm việc dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của cha mẹ, ngay cả khi chúng đã thực sự trở thành người lao động, thì sự quan tâm của cha mẹ vẫn ấm lên niềm tin yêu vào cuộc sống của chúng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của giáo dục gia đình trong việc hình thành nhân cách của trẻ, nhân cách gắn với tình yêu lao động, nặng nghĩa tình, trọng đạo lý và lẽ phải, song do gắn liền với tâm lý, tập quán sản xuất nhỏ, nên giáo dục gia đình vẫn chưa thốt khỏi khn khổ lợi ích gia đình, họ hàng, làng xã. Quan niệm "một người làm quan cả họ được nhờ" có ảnh hưởng khơng tốt đến sự nghiệp giáo dục chung của quốc gia, dân tộc. Mặt khác, do quá coi trọng yếu tố cộng đồng,

(thường là cộng đồng dòng tộc, gia đình) nên trên thực tế, tự do cá nhân thường bị vi phạm, đã có một thời hầu như mọi nhu cầu nguyện vọng, lợi ích cá nhân khơng được tơn trọng, tất cả đều quy vào lợi ích chung, do đó tính cách an phận, chấp nhận, thủ tiêu đấu tranh, đã trở thành nét đặc trưng phổ biến của mỗi người; tính sáng tạo, năng động, do đó cũng bị triệt tiêu, gây ảnh hưởng xấu khôn lường cho sự nghiệp giáo dục và phát triển của xã hội trong nhiều năm qua. Như vậy, tâm lý, tập quán gắn liền với nền sản xuất nhỏ, kết hợp với cơ chế gia trưởng, thói độc đốn, chun quyền, áp đặt của người gia trưởng... là di sản nặng nề của gia đình gia trưởng, đã tác động tiêu cực lâu dài đến thế hệ trẻ, hạn chế sự nghiệp giáo dục, trong đó có giáo dục gia đình. Nét điển hình tác động tiêu cực của tâm lý tập quán gắn liền với nền sản xuất nhỏ là gia trưởng đề cao hình thức giáo dục theo mệnh lệnh, áp đặt một chiều, giáo dục trọng năm, khinh nữ; nặng tâm lý co cụm dòng họ, đề cao kinh nghiệm, xem thường khoa học...

Tâm lý, tập quán, phong tục, cũng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hóa xã hội, nhưng dai dẳng hơn và có quy luật riêng của nó, khơng dễ gì một sớm một chiều đã được mọi người, mọi gia đình tuân theo [75, tr. 9]. Bởi vậy, để phát huy mặt tích cực của giáo dục gia đình, chúng ta cần phải thanh toán những biểu hiện tâm lý, tập quán xấu gắn liền với nền sản xuất nhỏ trên cơ sở tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Thứ hai: ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đến giáo dục gia đình.

Trong một chuyên luận về gia đình truyền thống Việt Nam dưới tác động của Nho giáo, cố giáo sư Trần Đình Hượu đã chia gia đình Việt Nam trước đây thành hai loại chính: gia đình nơng dân theo kinh tế tự cung tự cấp và gia đình nhà nho thích ứng với xã hội. Ơng cho rằng: "Nho giáo ảnh hưởng sâu đến loại hình gia đình nhà Nho nhưng cũng thấm vào tồn bộ xã hội, tức là ảnh hưởng đến cả gia đình nông dân ở một số mặt. Cả hai loại gia đình đó cho ta thấy hình ảnh chung của gia đình truyền thống Việt Nam" [29, tr. 37].

Giáo sư In Sun Yu viết:

Những gia đình nhỏ chủ yếu gồm vợ chồng và con cái của họ, và những gia đình lớn bao gồm cả chú bác, cơ, dì. Kiểu gia đình nhỏ mà đặc trưng là địa vị người vợ gần như là bình đẳng với chồng và con cái có khuynh hướng cá nhân; kiểu gia đình lớn có xu hướng gia trưởng với uy quyền tập trung vào tay người chủ gia đình là nam giới. Gia đình nhỏ chiếm ưu thế hơn trong khối dân chúng ở tầng lớp dưới... Trong khi đó, loại gia đình lớn lại được tầng lớp cầm quyền ưu ái hơn, hình thành thơng qua ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc du nhập vào xã hội Việt Nam [35, tr. 237-238].

Hai ý kiến trên được nhiều người tán thành và cũng là cơ sở định hướng cho việc tìm hiểu những tác động, những ảnh hưởng của Nho giáo đối với giáo dục gia đình Việt Nam xưa và nay.

Ở Việt Nam từ thế kỷ XIV, khi Nho giáo chiếm vị trí độc tơn thay cho Phật giáo, xã hội Việt Nam nói chung, gia đình Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng ngày càng sâu đậm của Nho giáo. Cơ cấu tổ chức của Nhà nước bắt nguồn từ hệ thống các nguyên lý của Nho giáo. Văn hịch của các nhà vua thường viện đến lời giáo huấn này hay lời giáo huấn kia của đạo Nho. Các nhà Nho, với sự uyên thâm về Nho học đã tạo ra một uy thế lớn trước dân chúng. Các nhà nước phong kiến Lê -Nguyễn đều lấy Nho giáo làm nền tảng tư tưởng chi phối xã hội. Trong công việc cai trị đất nước, các triều Lê - Nguyễn đều đặc biệt chú trọng đến vấn đề gia đình, đều coi gia đình là cơ sở quan trọng để tạo lập kỷ cương và ổn định xã hội. Tề gia và trị quốc là hai công việc gắn liền với nhau, muốn trị quốc, trước hết phải tề gia, cho nên Nho giáo rất coi trọng và quan tâm đến giáo dục từ gia đình. Cũng chính vì lẽ đó các nhà nước thời Lê - Nguyễn đều đề cao đạo hiếu và

xem đó là một nguyên tắc để tề gia, trị nước.

Hiếu vốn là nội dung của đạo đức gia đình truyền thống, hình thành từ rất xa xưa gắn liền với phong tục và tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên, về sau được giáo lý Nho giáo khẳng định thêm, chi tiết và thể chế hóa thành luân lý xã hội. Các nhà nước thời Lê - Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia đình... lấy hiếu làm chuẩn mực cho những giá trị xã hội để ràng buộc con người với con người, bề dưới với bề trên.

Người Việt Nam thường hãnh diện là gia đình có phúc khi có cha mẹ, ơng bà sống lâu cùng con cháu, "tam đại đồng đường", "tứ đại đồng đường". Đã từ lâu trong dân gian, câu tục ngữ "kính già già để tuổi cho" vừa biểu thị một lời khuyên răn dạy dỗ con cháu, vừa biểu thị một phương châm xử thế trong gia đình và ngồi xã hội [40, tr. 61]. Việc kính trọng người cao tuổi trước hết là từ trong gia đình, đó là kính trọng ơng bà, cha mẹ, anh em, họ hàng những người đã có cơng sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục con cái là nét đẹp của đạo hiếu nước ta. Nó khơng chỉ là thuần phong mỹ tục của gia đình, mà trước đây đã được chế độ phong kiến thể chế hóa thành văn bản pháp luật. Vua Trần Nhân Tông đã phát huy sức mạnh của truyền thống này trong việc mời các bô lão đến Hội nghị Diên Hồng để xin ý kiến "nên hòa hay nên đánh" trước cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông. Luật Hồng Đức trị tội con cái khơng phụng dưỡng ơng bà cha mẹ, thậm chí tội lăng mạ ơng bà, cha mẹ cịn bị xử đánh và lưu đày, gần hay xa. Chính truyền thống kính trọng ơng bà, cha mẹ và người cao tuổi đã góp phần vào việc giáo dục con cháu làm tốt việc chăm sóc, phụng dưỡng người già, duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của từng gia đình, gia tộc và mở rộng ra cả nước (Tổ vua Hùng).Trong đó, thờ cúng tổ tiên ở gia đình là cốt lõi, là tình cảm, luân lý, nghĩa vụ mà các thế hệ con cháu phải tuân theo. Nho giáo coi trọng tình nghĩa hơn lợi ích, lễ nghĩa hơn luật pháp,

đề cao đức hạnh và sự tự tu dưỡng hơn trí tuệ tài năng lao động sản xuất, kiếm kế mưu sinh. An bần là cao thượng, mưu lợi là nhục nhã. Các quan niệm về con người, xã hội và nhà nước cùng với tư tưởng trị bình, với bộ máy vua quan và tổ chức làng xã, họ hàng xây dựng theo tinh thần Nho giáo cũng có những ưu thế và có cả những nhược điểm. Một mặt, nó có thể xây dựng những cộng đồng (nhà - làng - nước) ổn định nhất trí, nhờ vào lịng hiếu dễ, kính nhường mà tự kiềm chế, mà giúp đỡ nhau, giữ hòa mục; nhờ vào tinh thần lễ nghĩa, nghe theo người trên, sẵn sàng ứng nghĩa mà có thể giữ trật tự, hy sinh bảo vệ cộng đồng, trước hết là cộng đồng gia đình. Các thành viên phải có trách nhiệm với nhau, người trên phải làm gương, phải dạy dỗ người dưới. Con cái có lỗi thì cha mẹ bị trách cứ, em có lỗi thì anh chị cũng bị mắng. Việc giáo dục được tiến hành bằng tình cảm nhưng có sự phân biệt: sự nghiêm khắc của người cha và sự từ ái của người mẹ. Tình cảm của cha mẹ giúp người con hướng đến lựa chọn cái chân - thiện - mỹ. Nguyên tắc quan hệ trong gia đình khơng phải là bình đẳng, dân chủ mà là quyền. Với tình nghĩa, nó tạo ra sự êm ấm, với lễ nó tạo ra được vẻ đẹp trong cách sống. Những cái đó, cho đến nay cịn làm cho nhiều người say mê, nuối tiếc, muốn khôi phục. Nhưng mặt khác, đó cũng là dây trói làm tiêu ma cá tính, làm con người khơng dễ có địi hỏi tự do, nhân cách độc lập, bình đẳng, dân chủ... ngồi ra sự êm ấm gia đình như vậy cũng hạn chế rất nhiều đến việc giáo dục con cái, họ muốn bằng lịng với tổ ấm, mà ít địi hỏi khơng gian rộng lớn, ít có hứng thú bay nhảy, mạo hiểm, thích giao lưu, muốn tiến bộ và phát triển. Bởi thế mà hạn chế của Nho giáo là không chấp nhận cá nhân, tự do và hạnh phúc cá nhân, cuộc sống kiếm lợi, làm giàu, hưởng thụ kiểu đơ thị, thể chế dân chủ... Vì vậy, Nho giáo tuy nói đến cái hay, cái mới, nhưng rất khó chấp nhận đổi mới. Hơn nữa, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" của Nho giáo đã cản trở sự bình đẳng về giới, hạn chế vai trị phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội. Khổng Tử - người sáng

lập Nho giáo đã coi đàn bà là giống khó dạy "phụ nhân nan hóa", xếp phụ nữ ngang hàng với trẻ con "Hèn như đàn bà con trẻ".

Ở nước ta, từ thế kỷ XIV khi tư tưởng Nho giáo trở thành quốc giáo, giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng nó như một cơng cụ để củng cố quyền thống trị và nô dịch nhân dân, áp bức phụ nữ. Tư tưởng trọng nam khinh nữ là đề cao chế độ phụ quyền và chủ trương "tam tòng", "tứ đức" đối với phụ nữ, thực chất là trói buộc người phụ nữ một cách nghiệt ngã theo lễ giáo phong kiến. Giai cấp phong kiến Việt Nam lợi dụng tư tưởng trọng nam khinh nữ để "giáo huấn", "dạy dỗ" các tầng lớp phụ nữ bằng cách tuyên truyền và nhồi nhét cho họ những lý lẽ, tín điều của Nho giáo. Trong xã hội, phụ nữ là hạng thấp hèn, không được học tập, không được tham gia những công việc xã hội. Trong gia đình, người phụ nữ và con cái họ phụ thuộc vào đàn ông. Việc làng, việc họ là của đàn ông, đàn bà không được can dự. Việc hôn nhân là do cha mẹ xếp đặt và định đoạt, con cái một mực tuân theo. Đối với người phụ nữ, đức hạnh được đặt trên trí tuệ và tài năng. Xã hội coi đức hạnh là tiêu chuẩn căn bản để đánh giá người phụ nữ. Vì thế, họ bị gạt ra khỏi cuộc sống xã hội và khơng có điều kiện để vươn tới, dù bằng chính năng lực của mình.

Hiện nay đất nước ta đang trên đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 59 - 69)