Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt coi trọng ưu thế của giáo

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 140 - 148)

hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt coi trọng ưu thế của giáo dục gia đình

Quá trình giáo dục là một quá trình biện chứng và phức tạp [30, tr. 4]. Đó là sự tác động giáo dục có mục đích của gia đình, sự phối kết hợp chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.

được nêu ra và thực hiện ở nước ta từ lâu. Tuy nhiên, trong thực tế nội dung, hình thức, phương pháp phối kết hợp cịn bị hạn chế, hay nói cách khác là hiệu quả của sự phối kết hợp chưa cao, đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục thế hệ trẻ. Gia đình, nhà trường, xã hội là những thiết chế có những chức năng giáo dục, xã hội hóa cá nhân khơng hồn tồn giống nhau. Trong quá trình tổ chức giáo dục cho thế hệ trẻ, đặc trưng của từng thiết chế được bộc lộ rõ rệt và cần được bổ sung cho nhau. Những mặt mạnh của giáo dục gia đình sẽ bổ sung cho những thiếu hụt của giáo dục nhà trường, của đoàn đội. Đồng thời, giáo dục gia đình cần được bổ sung những mặt mạnh của giáo dục nhà trường và các tổ chức xã hội. Trong thực tế hiện nay, do sự hợp tác, phối hợp giữa các thiết chế giáo dục còn lỏng lẻo, hiệu quả còn thấp, cho nên mặt mạnh của mỗi thiết chế chưa được phát huy, chưa bổ sung được cho nhau trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ. Giáo dục nhà trường dường như chỉ chú ý việc dạy chữ, dạy nghề có tính sách vở, mà có phần xem nhẹ việc dạy người, né tránh việc giáo dục văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ thầy trị, bè bạn, tình u... Các đồn thể xã hội lo quản lý hội viên, nếu có quan tâm đến thế hệ trẻ cũng chỉ là đôi chút quà mọn nhân ngày lễ hội. Tất nhiên, cũng không phủ nhận ở một số địa phương, tổ chức xã hội cũng rất quan tâm đến việc học hành của con em, song sự quan tâm ấy chưa đạt tới độ cần thiết.

Về phía gia đình. một số khơng ít các bậc cha mẹ, một mặt, do chạy đua với cuộc sống trong cơ chế thị trường, mặt khác là do không nhận thức đúng vị trí của giáo dục gia đình, nên có tư tưởng ỷ lại việc giáo dục cho nhà trường, có chăng chỉ là đến họp phụ huynh, nắm kết quả học tập, rèn luyện của con qua điểm số, xếp hạng, rồi phó mặc cho số phận, cho nhà trường. Hiện nay, giáo dục xã hội thông qua các tổ chức đoàn đội, thường yếu về mặt nội dung, nghèo nàn về mặt hình thức tổ chức, nên thiếu sức hấp dẫn đối với thế hệ trẻ. Thiếu sự giáo dục của đoàn, đội, trẻ em sẽ thiếu

ý thức tập thể, ý thức "mình vì mọi người, mọi người vì mình", sẽ khó tránh khỏi sự phát triển lệch lạc. Tăng cường sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ngồi gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ, có ý nghĩa hết sức to lớn. Sự thành cơng trong giáo dục chỉ có được, khi tất cả các lực lượng (gia đình - nhà trường - xã hội) thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung giáo dục, tất cả vì tương lai con em chúng ta. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Trẻ em như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, thì kết quả khơng tốt. Hoặc nhà trường hay gia đình dạy tốt, nhưng ngồi xã hội có những ảnh hưởng khơng tốt với trẻ em thì kết quả cũng khơng tốt" [45, tr. 421]. Trong thời kỳ đổi mới, mở cửa hội nhập, sự giao lưu văn hóa đa phương, đa dạng như hiện nay, sự tác động đan xen của yếu tố tích cực và tiêu cực, đang làm cho cơng tác giáo dục thế hệ trẻ trở nên phức tạp hơn. Bởi thế như Đảng ta đã khẳng định:

Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trị, bè bạn, mơi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma túy... ở một bộ phận học sinh, sinh viên, coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các bộ mơn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn [17, tr. 47].

Do đó, nếu khơng có sự liên hệ, phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đình, việc giáo dục thế hệ trẻ sẽ trở nên vơ cùng khó khăn. Để thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và các đoàn thể xã hội, ngoài kế hoạch chung của nhà trường, các bậc cha mẹ cần chủ động liên hệ với nhà trường, không chỉ thông qua sổ liên lạc mà cần trực tiếp gặp gỡ trao đổi với giáo viên, anh chị phụ trách để nắm tình hình về học tập, rèn luyện của con cái cả về những ưu điểm, sự

tiến bộ và những hạn chế cần khắc phục của chúng. Đây là vấn đề tưởng như đơn giản, nhưng lại khơng ít khó khăn, đặc biệt ở một bộ phận cha mẹ

vốn sẵn có tư tưởng phó mặc con cái cho nhà trường và xã hội. Trong việc

liên hệ với nhà trường, cha mẹ cần trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm lớp - người thay mặt nhà trường quản lý và theo dõi việc học tập, rèn luyện của học sinh để nắm thông tin về con cái. Thực tế đã cho thấy, hoạt động của nhà trường, trên mỗi bước tiến triển của nó đã chỉ ra rằng, những tập thể lớp tốt, thường là những lớp, mà ở đó các bậc phụ huynh quan tâm chu đáo con cái một cách thường xuyên, trực tiếp, cởi mở, chân tình, liên hệ với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm. Trong quan hệ phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, sự thống nhất về mục đích giáo dục đối với thế hệ trẻ là cơ sở để tăng cường nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục, đồng thời cũng chính là tạo điều kiện để cho sự phát triển của cá nhân hài hòa với những yêu cầu phát triển của đất nước.

Thống nhất về nội dung giáo dục, bao gồm việc thống nhất về ni dưỡng, chăm sóc ở gia đình và ở trường; kết hợp việc dạy văn hóa, kiến thức khoa học với việc giáo dục lý tưởng, niềm tin, đạo đức, lao động nghề nghiệp, thẩm mỹ, sức khỏe, giới tính và các hoạt động văn hóa thể thao...

Thống nhất phương thức giáo dục ở trường và ở nhà,trên cơ sở gắn quá trình giáo dục với tự giáo dục; kết hợp các hình thức, biện pháp giáo dục đa dạng phù hợp với lứa tuổi và giới tính. Có thể là, giáo viên, các anh chị phụ trách và cha mẹ học sinh cùng với ban giám hiệu nhà trường có những cuộc gặp gỡ nhau (nên có lịch quy định hàng tuần, hàng tháng, hàng quý), để các bên nắm, trao đổi tình hình học tập, rèn luyện của các em cả mặt ưu điểm, khuyết điểm và hướng khắc phục. Hiện nay, chủ trương của Nhà nước thực hiện tuần làm việc 40 giờ, là điều kiện thuận lợi để sự phối kết hợp trên mang lại kết quả tốt hơn.

Tăng cường sự hoạt động và có sự phối kết hợp giữa hội cha mẹ học sinh và nhà trường, nhằm nắm bắt kịp thời những thông tin về học tập, rèn luyện của học sinh; đồng thời duy trì thơng báo giữa nhà trường và cha mẹ học sinh qua sổ liên lạc, cần chú ý phương pháp phản ánh, để mang lại

hiệu quả giáo dục cao. Hội cha mẹ học sinh và các bậc phụ huynh có thể

phối hợp cùng nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động ngồi nhà trường cho học sinh; chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học, động viên vật chất (nếu có điều kiện và trên tinh thần tự nguyện), tinh thần đối với thầy và trị. Làm tốt cơng tác phối hợp giáo dục, sẽ làm cho uy tín cũng như vai trị giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội ngày càng tăng lên.

Trước đây, Khổng giáo đã lấy gia giáo làm nền móng cho công cuộc giáo dục cả nước và thiên hạ, thì Khổng giáo cũng địi hỏi những người trị nước, bình thiên hạ phải biết phát huy vai trị của mình đối với giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội [32, tr. 117]. Ở nước ta hiện nay, Đảng, Nhà nước và xã hội đều thừa nhận vị trí, vai trị của cha mẹ, của gia đình trong việc giáo dục con cái. Tuy nhiên giữa nhận thức và thực tiễn cịn có khoảng cách nhất định. Giáo dục gia đình cịn chưa được đánh giá đúng và quan tâm chưa thỏa đáng. Xã hội khơng thể thay thế gia đình, nhưng có vai trị và tác dụng rất quan trọng trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Chúng ta vẫn thường nói "chế độ nào, gia đình ấy", cũng có nghĩa là chế độ xã hội quyết định tính chất của những mối quan hệ nội bộ gia đình và như vậy thì chế độ XHCN tất yếu phải tạo ra những con người, gia đình XHCN. Thực tiễn của cuộc vận động "Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa", phong trào "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa"... cho thấy rằng, chỉ những nơi nào có phong trào quần chúng tham gia tích cực vào các phong trào trên thì ở nơi đó vai trị giáo dục của gia đình được đề cao, tơn vinh.

Khi đề cập tới môi trường xã hội ảnh hưởng đến việc giáo dục thế hệ trẻ, nó bao gồm rất nhiều mặt, như chế độ chính trị, quan hệ giữa người với người trong nền kinh tế thị trường rộng lớn, nhà nước và pháp quyền, các thiết chế, các tổ chức xã hội, tập quán, nếp sống của nhân dân... Tất cả các mặt đó đều thường xuyên tác động tới mỗi con người trong xã hội, tới từng gia đình. Mọi tác động của xã hội tới gia đình và giáo dục gia đình được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thơng qua những chủ trương, chính sách và pháp luật, đồng thời nhờ có vai trị tổ chức và giáo dục quần chúng của các đoàn thể, mà tạo nên những phong trào rộng lớn để xây dựng gia đình văn hóa, con người văn hóa. Kinh nghiệm thực tế ở một số địa phương cho thấy, những tổ chức xã hội cũng có vai trị to lớn trong việc tổ chức, động việc các gia đình trong lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, trong việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Ở nhiều nơi đã làm tốt cơng tác hịa giải, dàn xếp các xung đột trong nội bộ một số gia đình, giáo dục và động viên thế hệ trẻ phấn đấu rèn luyện thành con ngoan, trò giỏi, giúp đỡ các cháu lầm lỡ trở về với mái ấm gia đình... Ở một số thành phố, thị xã, các tổ chức xã hội có vai trị đặc biệt trong giáo dục trẻ em lầm lỡ.

Nói tới tác động của xã hội đối với giáo dục gia đình, khơng thể khơng chú ý tới vai trị quan trọng của hệ thống thơng tin đại chúng, báo đài, sách văn hóa... Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực trong việc giáo dục thế hệ trẻ, thực tế cũng cịn có tác động tiêu cực do thơng tin thiếu định hướng, thiếu chọn lọc. Cần khẳng định rằng, do nhận thức rõ vai trị của thơng tin đại chúng, nên nhiều nơi đã có những kinh nghiệm tốt trong việc tổ chức xây dựng các trung tâm văn hóa ở khu phố, dẫy nhà tập thể, nhờ vậy, trình độ hiểu biết của nhân dân về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước được nâng lên. Cuộc vận động xây dựng nếp sống

mới, gia đình văn hóa, được họ hưởng ứng và tham gia tích cực, nhờ đó mà phong trào cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển, tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan, góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động mới phát triển toàn diện. Làm tốt việc kết hợp các lực lượng giáo dục cũng có nghĩa là tạo cho thế hệ trẻ mơi trường sống lành mạnh, trẻ em ngay từ khi còn nhỏ được sống trong sự giáo dục hài hòa của gia đình, nhà trường và xã hội.

Ngồi việc tăng cường phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, cần coi trọng và phát huy ưu thế của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ. Cho đến nay, những thành tựu của khoa học hiện đại vãn khẳng định vai trò to lớn và không thay thế của giáo dục gia đình do những ưu thế của giáo dục gia đình so với giáo dục xã hội. Ưu thế của giáo dục gia đình thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, giáo dục gia đình thơng qua tình cảm u thương ruột thịt. Từ khi lọt lịng mẹ, đứa trẻ tiếp thu văn hóa, kinh nghiệm xã hội khơng

phải bằng lý trí và tư duy khái niệm mà đơn giản chỉ là bản năng bắt chước thơng qua cử chỉ, tình cảm của những người xung quanh. Giáo dục thơng qua tình cảm là đặc trưng riêng của gia đình. Tình cảm của cha mẹ đối với con cái là yếu tố có hiệu quả nhất trong q trình dẫn dắt trẻ thơ thích nghi dần với đời sống xã hội. Hơn ai hết, cha mẹ là người không tiếc công sức, thời gian, vật chất hướng dẫn đứa trẻ từng bước hịa nhập vào nền văn hóa chung của xã hội, như cha ơng ta thường nói là "học ăn, học nói, học gói, học mở". Khác với giáo dục nhà trường dựa vào trách nhiệm và nghĩa vụ của người học sinh, ở gia đình giáo dục diễn ra trên cơ sở tình cảm, yêu thương và tin cậy nhau giữa cha mẹ và con cái. Chính vì vậy những tác động của gia đình, cha mẹ đã được trẻ "tiếp nhận" hơn. Cuộc sống giữa những người thân yêu, ruột thịt là điều kiện tốt để giáo dục cho con trẻ tình cảm, đạo đức và trách nhiệm với mọi người, với những người thân, mà các

tổ chức giáo dục xã hội khác khó sánh kịp.

Thứ hai, giáo dục gia đình mang tính cá biệt. Trong khi giáo dục

nhà trường chú ý đến số đơng học sinh cùng một lứa tuổi, một trình độ nhất định, thì giáo dục gia đình quan tâm đến từng đứa con cụ thể về mọi mặt, sức khỏe, giới tính, cá tính... và đặt ra những yêu cầu giáo dục cụ thể với mỗi người. Khơng ai khác, chính cha mẹ biết rõ hơn ai hết những đặc điểm riêng của con mình, những nhu cầu, hứng thú, cả những mặt mạnh và mặt yếu của chúng, những thiếu hụt trong trình độ phát triển nhân cách của con và do đó có thể tiến hành những biện pháp giáo dục, bổ sung và sửa đổi kịp thời những sai lệch mà chúng mắc phải.

Thứ ba, giáo dục gia đình là sự phối hợp nhiều mặt,mang tính thực tiễn cao. Chỗ mạnh của giáo dục gia đình thể hiện một mặt là kinh nghiệm

xã hội, kiến thức đa dạng về đời sống, nó là một tập thể khơng thuần nhất, khác nhau về giới tính, tuổi tác, tính tình, do đó giáo dục mang tính phối hợp nhiều mặt về kiến thức và các mối quan hệ xã hội; mặt khác giáo dục gia đình ln gắn với thực tế của gia đình theo tiêu chuẩn đánh giá đang hiện hữu trong gia đình. Vì vậy, so với giáo dục nhà trường và xã hội, giáo dục gia đình linh hoạt hơn, thích ứng nhanh với những biến đổi của xã hội và sự phát triển của bản thân đứa trẻ. Ở gia đình, lý thuyết ln gắn liền với thực hành, những lời khuyên bảo luôn đi kèm với những nhiệm vụ, công việc cụ thể được giao. Do đó kinh nghiệm được hình thành sâu sắc và bền vững hơn. Hơn nữa, giáo dục gia đình được diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, có khả năng đáp ứng kịp thời những yêu cầu đặt ra trong thực tiễn

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 140 - 148)