Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 46)

ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng khơng tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt" [48, tr. 330].

Đặc trưng của giáo dục gia đình: So với giáo dục nhà trường và

giáo dục xã hội, giáo dục gia đình mang những nét đặc trưng (đặc thù) sau đây: thứ nhất, giáo dục gia đình được tiến hành đối với trẻ ngay từ lúc còn nhỏ, thậm chí khoa học hiện đại đã chứng minh có sức thuyết phục việc giáo dục từ trong bào thai (thai giáo); thứ hai, nó xuất phát từ tình cảm và thơng qua tình cảm, có khi khơng cần lời nói mà qua thái độ, việc làm, cách đối xử trong gia đình...; thứ ba, giáo dục gia đình mang tính cá biệt và cụ thể, chú ý đến những nét cá biệt của từng đứa trẻ. Nó linh hoạt theo sự phát triển của trẻ, theo sự thay đổi cuộc sống của gia đình và xã hội. Bởi vậy, giáo dục gia đình có tính thực tiễn, qua thực tế, bằng cuộc sống thực tế để giáo dục và rất chú trọng đến kết quả thực tế của việc giáo dục; thứ tư, gia

đình là một tập thể khơng thuần nhất, khác nhau về giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, bao gồm ông bà, cha mẹ, anh chị, do đó giáo dục gia đình mang tính phối hợp nhiều mặt về kiến thức và các mối quan hệ xã hội; thứ năm,

giáo dục gia đình chủ yếu dựa vào phương pháp thuyết phục, giảng giải bằng tình cảm, vận dụng linh hoạt, phong phú nhiều phương pháp và nghệ thuật giáo dục, đó là kết hợp phương pháp giáo dục truyền thống với hiện đại, kết hợp giữa uy quyền với tình thương, uy quyền với bao dung, tha thứ...; thứ sáu, phạm vi của giáo dục gia đình khơng chỉ khn lại trong việc giáo dục trẻ em mà là toàn bộ các thành viên. Nhưng thế hệ trẻ, thế hệ đang hình thành và tiến tới hồn thiện nhân cách, được quan tâm hơn cả.

1.2.1. Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ hệ trẻ

Giáo dục gia đình có nội dung tồn diện, phong phú: giáo dục đạo đức, văn hóa, giáo dục lao động, giáo dục giới tính, giáo dục tính tự lập, giáo dục thẩm mỹ... Luận án đề cập một số nội dung giáo dục chủ yếu sau đây:

Thứ nhất: Giáo dục đạo đức.

Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, có cơ sở từ tồn tại xã hội. Lẽ sống, niềm hạnh phúc, nghĩa vụ và lương tâm của con người, những quan hệ hành vi đạo đức chỉ nảy sinh, tồn tại khi chủ thể đạo đức ý thức được điều đó, xây dựng cho mình có được lý trí và tự nguyện hành động, phù hợp với những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận. Trong cuốn "Đạo đức học" do Trần Hậu Kiêm chủ biên, cho rằng:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống quan điểm, quan niệm, những quy tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu xã hội. Nhờ đó, con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội [34, tr.12]. Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bị chi phối bởi điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử. Đặc trưng của đạo đức là ý chí, năng lực và hành vi tự giác, tự nguyện của con người. Tiêu chuẩn của đạo đức phải phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của gia đình, theo đó mỗi người phải điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Đạo đức có nguồn gốc từ tồn tại xã hội nhưng thường bảo thủ và biến đổi chậm hơn so với tồn tại xã hội. Không phải lúc nào đạo đức cũng phản ánh và tác động thuận chiều, thậm chí, nó có thể tác động tiêu cực trở lại tồn tại xã hội.

hội. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức ln mang tính giai cấp. Trong q trình cai trị và quản lý xã hội, giai cấp thống trị xã hội luôn áp đặt chuẩn đạo đức của giai cấp mình cho tồn xã hội. Điểm khác biệt có tính chất cơ bản giữa đạo đức trong xã hội tư bản và đạo đức trong xã hội - XHCN bắt nguồn từ quan hệ sản xuất, do quan hệ sản xuất quyết định, chi phối vấn đề đạo đức. Vì vậy, đạo đức của giai cấp cơng nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động, phù hợp với tiến bộ xã hội; còn đạo đức của giai cấp tư sản thì ngược lại, khơng phù hợp với đại đa số nhân dân, trái với tiến bộ xã hội. Cùng với tính chất giai cấp, đạo đức cũng mang tính lịch sử, cùng với sự thay đổi của tồn tại xã hội, cơ sở hình thành đạo đức, những chuẩn giá trị về đạo đức cũng biến đổi. Trong điều kiện, khi mà đạo đức cũ khơng cịn phù hợp, đạo đức mới đang hình thành, việc giáo dục đạo đức (rèn người) trở nên vô cùng cấp thiết và cũng gặp nhiều khó khăn.

Chúng ta có thể cịn thiếu tiền của, nhưng khơng thể thiếu thốn đạo đức. Đã có người cơng danh lừng lẫy, sự nghiệp oai hùng nhưng vẫn không tạo được sự kính phục chân thành của mọi người trong xã hội, chỉ vì người ấy thiếu đạo đức [68, tr. 5-6]. Ngược lại cũng có người khởi đầu sự nghiệp khơng mấy thành cơng, nhưng do họ có đạo đức trong sáng, nên được mọi người kính nể, xã hội trọng dụng. Trong "Bảo kính cảnh giới", Nguyễn Trãi khuyên con cháu trước hết là đừng chạy theo danh lợi, đừng tham giàu, sợ nghèo. Thế gian vì tham giàu, sợ nghèo nên chạy theo danh lợi, xu phụ kẻ giàu sang; vì tham danh nên phơ trương khốc lác, ham giàu nên chạy theo của cải, bon chen, đố kỵ, giành phần nhiều, keo kiệt, tham ơ, ham danh thì uốn mình theo người khác, nịnh hót. Đối với con người, đạo đức là thứ quý hơn của cải. Đạo đức là làm điều thiện, là sống ngay thẳng, là hiếu, là trung, cần, là có khí tiết khơng uốn mình theo thế thái. Có Đức là khơng tham lam, ít dục vọng, là khơng tư túi, là "thấy lợi thì làm cho phải nghĩa".

Chí Minh là điển hình của một bậc đại nhân, đại đức. Ở Người, đức và tài hòa quyện vào nhau làm một. Theo Người, người có tài mà khơng có đức là người vơ dụng; người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó. Bởi vậy, theo Người, giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Trong bài "Thư gửi các bạn thanh niên" bàn về giáo dục đạo đức, Người viết:

a- Các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, cịn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước.

b- Các việc đáng làm thì khó mấy cũng quyết làm cho kỳ được.

c- Ham làm những việc ích quốc lợi dân. Không ham địa vị và công danh phú quý.

d- Đem lịng chí cơng vơ tư mà đối với người, đối với việc. đ- Quyết tâm làm gương về mọi mặt, siêng năng, tiết kiệm, trong sạch.

e- Chớ kiêu ngạo, tự mãn, tự túc, nên nói ít, làm nhiều, thân ái đoàn kết [46, tr. 185-186].

Khi đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh thêm nội dung giáo dục tinh thần yêu lao động, yêu khoa học. Theo Người, muốn cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi thì thế hệ trẻ phải được trau dồi đạo đức cách mạng từ trong gia đình, phải xây dựng gia đình thực sự là tế bào vững mạnh của xã hội, là cơ sở để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

nhằm xây dựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức, rèn luyện thói quen hành vi đạo đức và để mỗi thành viên trong gia đình được sống trong mơi trường chan chứa tình thương, đậm tính nhân văn. Giáo dục đạo đức trong gia đình hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách với những phẩm chất sau: lịng u Tổ quốc, u gia đình, kính trên nhường dưới, thái độ đúng đắn với lao động và nghề nghiệp, lịng u thương con người, tính trung thực, khiêm tốn, tính tự trọng, lòng dũng cảm, vượt khó khăn... Phương thức giáo dục đạo đức chủ yếu bằng con đường nêu gương của cha mẹ. Cha mẹ sống trong sáng, mẫu mực, thì con nết na, nên người. Đó là quan hệ nhân - quả. Giáo dục đạo đức chỉ đạt kết quả như mong muốn một khi gắn liền với nội dung giáo dục học tập, lao động nghề nghiệp, thẩm mỹ, giới tính...

Trong gia đình truyền thống Việt Nam, giáo dục đạo đức được đặc biệt coi trọng, trong đó chữ hiếu đứng đầu trăm nết của con người. Mỗi cá nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của gia đình, gia tộc, tuân theo nề nếp gia phong "trên bảo dưới nghe", "trên kính dưới nhường", khác đi đều bị coi là bất hiếu và bị trừng trị nghiêm khắc. Hiếu là một lòng phụng dưỡng cha mẹ, nhất là khi cha mẹ về già, bởi:

"Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lịng thờ mẹ kính cha, Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con"

(Ca dao Việt Nam).

Trong gia đình truyền thống, mọi người thường xem đạo hiếu là gốc rễ của mọi việc dạy đạo lý, gia phong. Gia huấn răn dạy con cái ghi lịng tạc dạ về cơng sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Làm con có hiếu là phải nối được nghiệp nhà, làm rạng rỡ tổ tông. Hiếu không những được

xem là đứng đầu của đức hạnh mà còn là cội nguồn để có được phúc thiện: Điều hiếu đứng vững

Mn điều thiện theo. Phúc thiện đúng đạo, Phúc lành được gieo.

(Xuân đình gia huấn) [12, tr. 187]. Trong những năm trước đổi mới, trải qua một thời gian dài trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, việc giáo dục đạo đức trong gia đình dường như ít được quan tâm đúng mức. Chức năng giáo dục đạo đức hầu như đã được chuyển giao cho xã hội, cho nhà trường đảm nhiệm. Chủ yếu nhờ vào sự bao cấp của Nhà nước, hệ thống các cấp học như nhà trẻ, mẫu giáo phát triển rộng rãi ở cả thành thị và nông thôn, đã giúp cho việc nuôi dạy tốt các cháu trước tuổi học đường. Vì vậy, vai trị nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ chiếm vị trí rất quan trọng, bởi thế mà nhiều gia đình hầu như phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường, xã hội. Ưu điểm chủ yếu mà giáo dục nhà trường và xã hội là tạo cho thế hệ trẻ tinh thần và ý thức vì tập thể, tuân thủ mọi quy định của tập thể, của cộng đồng; nhưng bên cạnh đó tính sáng tạo, năng động của cá nhân nhiều khi không được quan tâm đúng mức, do đó trẻ thường nảy sinh tư tưởng thụ động, ỷ lại vào gia đình.

Khi nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế, cuộc sống có nhiều biến đổi đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới từng gia đình và các thành viên, nhất là thế hệ trẻ, khiến chúng ta phải nhìn nhận lại chức năng giáo dục đạo đức của gia đình. Mặc dù đất nước có nhiều đổi thay, nội dung giáo dục trong gia đình cũng có những biến đổi, song đạo hiếu mà hạt nhân là tình thương, lịng kính trọng và sự

dục đạo đức. Sinh thời, C.Mác đã từng viết thư cho người cha thân u của mình: "Nhưng cịn có nơi bảo tồn nào thiêng liêng hơn cõi lịng cha mẹ, đó là một quan tịa khoan dung nhất, người bạn thơng cảm với mình nhất, là mặt trời của tình yêu, mà ngọn lửa của nó sưởi ấm đến tận những khát vọng sâu kín nhất của lịng mình". Khi biết cha lâm bệnh, C.Mác rất lo lắng: "Hy vọng rằng cha chóng bình phục hồn tồn, để cho con có thể ghì cha vào ngực và nói nên tất cả những ý nghĩ của mình - con vẫn là con trai mãi mãi yêu thương của cha" [54, tr. 16].

Nói về tình thương, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn cũng đã cho rằng, lao động, tình thương và lẽ phải đã trở thành đạo lý của con người Việt Nam; "thương người như thể thương thân". Thương người, thương mình, trước hết phải yêu lao động và phải phấn đấu trở thành người lao động chân chính, yêu lao động, giàu tình thương, phải gắn liền với việc tơn trọng lẽ phải của đời sống cộng đồng. Trong đời sống gia đình, lẽ phải được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc tình thương. Trong đời sống xã hội, ngồi tình thương, lẽ phải cần phải được bảo đảm bằng luật nước. Lao động, tình thương, lẽ phải khơng chỉ là nhu cầu mà cịn là ngun tắc của đời sống cộng đồng, dù là cộng đồng trong gia đình hay cộng đồng xã hội. Trong gia đình, tình thương được biểu hiện khá cơ đọng ở lịng kính trọng ơng bà, cha mẹ và những người trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày nay, không chỉ ở nước ta mà trên thế giới, thái độ và hành vi đúng, tốt, đẹp đối với người lớn tuổi, người già cả là tiêu chí của văn hóa, văn minh. Phụng dưỡng, chăm sóc và kính trọng ơng bà, cha mẹ là tiêu chuẩn của đạo đức con người, đòi hỏi thế hệ trẻ phải nhận thức và hành động đúng. Việc phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta, bên cạnh mặt tích cực là khơi dậy những tiềm năng cho sự phát triển, nó cịn tiềm chứa khơng ít những yếu tố tiêu cực như: Lối sống thực dụng, đua đòi, chạy theo đồng tiền, chà đạp lên đạo lý... Cuộc sống đã cho thấy nhiều bài học về cái giá

phải trả cho những hành vi thiếu đạo đức, vi phạm đạo hiếu trong gia đình. Như vậy, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục gia đình nhằm xây dựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình thương, rèn luyện thói quen và hành vi đạo đức, đó là những phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách con người. Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ góp phần hình thành lịng u Tổ quốc, u gia đình, thái độ đúng đắn với lao động, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, tôn trọng và bảo vệ cái đúng, cái tiến bộ, phê phán và lên án cái sai, cái trì trệ, bảo thủ.

Thứ hai: Giáo dục học tập văn hóa.

Đối với thế hệ trẻ, học tập văn hóa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nếu không khao khát nắm lấy tri thức khoa học, thanh thiếu niên không thể trở thành những người tiên tiến có khả năng làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. Học tập văn hóa sẽ góp phần phát triển tồn diện nhân cách con người.

A.X.Ma-ca-ren-cô, nhà giáo dục nổi tiếng của Liên Xô trước đây nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng nhất của trẻ em ở tuổi đi học là học tập. Trong gia đình, việc học tập của trẻ em phải được coi là việc quan trọng nhất, là nhiệm vụ hàng đầu. Ông cho rằng: "Phải làm cho trẻ em hiểu rằng, học tập không những là công việc riêng của các em, mà cịn là cơng việc chung và các em phải chịu trách nhiệm về học tập không những trước bố mẹ, mà còn trước cả nhà nước nữa" [53, tr. 14].

Giáo dục học tập có nội dung tồn diện, nhằm trang bị những tri thức văn hóa, khoa học - kỹ thuật, nhằm mở rộng sự hiểu biết, rèn luyện năng lực tư duy khoa học, óc phân tích và kỹ năng vận dụng những tri thức

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 46)