Đổi mới nhận thức về vị trí, vai trị của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 115 - 119)

TA HIỆN NAY

3.1. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN

Giáo dục gia đình là bộ phận rất quan trọng của hệ thống giáo dục quốc gia. Trước những biến đổi nhanh chóng và phức tạp của đời sống xã hội hiện nay, giáo dục gia đình càng trở nên quan trọng hơn. Căn cứ vào nội dung của giáo dục gia đình, thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ, có tính đến những yếu tố ảnh hưởng; để hướng tới mục tiêu phát triển con người toàn diện, đã đến lúc cần nâng cao hơn nữa vai trị của giáo dục gia đình theo những phương hướng cơ bản sau:

3.1.1. Đổi mới nhận thức về vị trí, vai trị của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ đối với thế hệ trẻ

Nhận thức đúng là khởi đầu cho hành động đúng. Nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vị trí, vai trị của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ, là yếu tố quan trọng cho sự thành công của giáo dục gia đình.

Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Gia đình là tổ ấm trong đó con người được ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục và trưởng thành. Chính nơi đây, con người đã tiếp thu mọi kinh nghiệm sống cùng với các chuẩn mực về đạo đức, về văn hóa xã hội và do đó gia đình là mơi trường đầu tiên thực hiện chức năng giáo dục - xã hội hóa. Gia đình khơng chỉ dừng lại ở giai đoạn xã hội hóa ban đầu mà con diễn ra suốt cả cuộc đời con người với tư cách là một quá trình liên tục. Bởi vì suốt cả cuộc đời, người ta ln ln phải học cách thích nghi với những hồn cảnh, mơi trường mới, mà gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội.

tới thậm chí, tuyệt đối hóa trách nhiệm của nhà trường phổ thơng, của các tổ chức đồn, đội và của xã hội, do đó sự hợp tác giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội chỉ mang tính chất hình thức. Nhiều gia đình chỉ quan niệm về trách nhiệm sinh con, cịn việc dạy dỗ phó thác cho nhà trẻ, mẫu giáo, nhà trường, đoàn đội, và xã hội với phương châm: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính". Vì thế, mà mối quan hệ giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội thường lỏng lẻo, không thống nhất được về mục đích, nội dung, phương pháp phối hợp, nhiều khi dẫn tới mâu thuẫn và bài trừ lẫn nhau. Do đó vị trí của gia đình, của cha mẹ học sinh trong sự nghiệp giáo dục chưa được đặt đúng tầm của nó, nhiều khi cịn bị xem nhẹ, hạ thấp. Trong điều kiện mới hiện nay, gia đình tuy khơng phải là thiết chế duy nhất chịu trách nhiệm giáo dục con trẻ, nhưng nó là mơi trường xã hội hóa đầu tiên và có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc của con người. Giáo dục nhà trường, xã hội, ảnh hưởng của bạn bè, đều rất quan trọng, khơng thể thiếu được trong q trình xã hội hóa con người. Song, nó chỉ là "bạn đồng hành" và là sự tiếp nối của giáo dục gia đình.Tuyệt nhiên khơng thể thay thế cho giáo dục gia đình.

Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến gia đình, coi gia đình là nền tảng của xã hội và thường xuyên tạo điều kiện để nâng cao mức sống về vật chất, văn hóa tinh thần cho mỗi gia đình, đồng thời có chính sách để phát huy những mặt mạnh của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ, nhằm gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, cùng với việc tiếp thu những giá trị nhân văn của thời đại. Quá trình đổi mới hơm nay địi hỏi phải xây dựng con người theo hệ giá trị mới, trong đó phẩm chất, năng lực và nhân cách cá nhân được đề cao, đúng như Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã đề ra. Con người mà gia đình góp cơng cùng xã hội xây dựng phải là con người có đầy đủ những phẩm chất sau:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn lạc hậu, đồn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Có ý thức tập thể, đồn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. - Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, qui ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo,năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chun mơn, trình độ thẩm mỹ và thể lực [17, tr. 58-59].

Là một bộ phận của giáo dục quốc gia, giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ hiện nay cũng hướng vào mục tiêu chung đó, cố nhiên có nét đặc thù của giáo dục gia đình khác với giáo dục nhà trường và xã hội. Trong gia đình, giáo dục những giá trị đạo đức vẫn được coi trọng, đó là thể hiện sự tiếp nối và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam, phù hợp với sự phát triển khách quan của xã hội. Sự quan tâm đến giáo dục đạo đức trong gia đình có lẽ một mặt là do để ngăn ngừa sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của một bộ phận thế hệ trẻ khiến cho bậc cha mẹ phải lo lắng; mặt khác, yêu cầu mới của thời kỳ phát triển đất nước địi hỏi thế hệ trẻ khơng chỉ có năng lực, mà cịn phải có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng được yêu cầu. Giáo dục đạo đức trong gia đình hiện nay một mặt là kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), mặt khác phải hướng

tới những chuẩn mực giá trị mới, đạo đức phải gắn với tài năng, với tinh thần vượt khó khăn vươn lên để lập thân, lập nghiệp mà trong đó tinh thần yêu nước, lòng nhân ái là trọng tâm. Muốn giáo dục đạo đức có kết quả, trước hết cha mẹ và những người lớn trong gia đình phải là tấm gương sáng để con trẻ học tập, noi theo. Cũng có lý khi người ta nói rằng "con hư tại mẹ, cháu hư tại bà", lời cảnh báo cho các bậc cha mẹ rằng, con cái là tấm gương phản chiếu cuộc đời của cha mẹ, ngày hôm nay cha mẹ gieo nhân nào thì ngày mai thu quả ấy. Giáo dục văn hóa và nghề nghiệp phải là những nội dung cần được các gia đình chú ý quan tâm. Sẽ là khơng đầy đủ nếu gia đình chỉ lo giáo dục con cái biết vâng lời, biết trên kính dưới nhường, mà cịn phải giáo dục con cái có lịng nhân ái, có văn hóa ứng xử, văn hóa trong hoạt động thực tiễn. Trẻ yêu thương cha mẹ phải gắng học tập tốt, lao động tốt để ngày mai lập thân, lập nghiệp.

Sự giàu có hiện nay là một giá trị đang được mọi người, mọi gia đình hướng tới và trở thành động lực mạnh mẽ trong việc đầu tư thích đáng cho giáo dục hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ. Thực tế trong những năm qua cho thấy, nhiều gia đình đã đầu tư chiều sâu, cơ bản, có hệ thống cho việc học tập của con và khơng ít gia đình đã đạt kết quả mong muốn: con cái thành đạt, nghề nghiệp ổn định và có thu nhập cao, góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao chất lượng sống cho gia đình, cho xã hội. Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận gia đình chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề này, khơng ít gia đình nhất là ở nơng thơn vẫn cịn quan niệm "trời sinh voi, trời sinh cỏ" bng lỏng hoặc phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội, mà khơng ít gia đình đã phải trả giá cho sự việc "vơ tâm" đó. u thương con trẻ là đạo lý cao đẹp của cha mẹ từ ngàn xưa, song thực tế cho thấy, do nhận thức chưa đúng đắn, nhiều bậc cha mẹ gặp phải sự lúng túng về nội dung cũng như phương pháp giáo dục, do đó kết quả cịn nhiều hạn chế; mặt khác nền kinh tế thị trường với nhiều biến động và sự tác động tiêu cực của mặt trái của nó; cái mới và cái cũ đan xen tồn tại, làm cho nhận thức,

đánh giá gặp khơng ít những trở ngại và khó khăn, thậm chí chí mâu thuẫn.

Đổi mới nhận thức về giáo dục gia đình, chính là sự nhận thức đúng hơn về vị trí, vai trị giáo dục gia đình trong hệ thống giáo dục quốc gia, không chỉ là đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mà điều quan trọng là phải gắn giáo dục gia đình với nhà trường và xã hội, để công tác giáo dục thế hệ trẻ trước hết thuộc về gia đình, nhưng là sự nghiệp của toàn xã hội. Thế hệ trẻ - tương lai của đất nước sẽ phát triển như thế nào,

có xứng đáng là "hậu sinh khả úy" hay khơng, phần trách nhiệm quan trọng và trước hết thuộc về giáo dục gia đình. Đã đến lúc xã hội, Nhà nước cần có những chương trình và phổ cập tri thức giáo dục gia đình cho các bậc cha mẹ, trước hết là cha mẹ trẻ. Đổi mới nhận thức về giáo dục gia đình là sự khởi đầu thành công cho sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo vì tương lai phát triển tồn diện cho con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w