Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững là cơ sở cho việc nâng cao vai trò của giáo dục gia đình

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 134 - 140)

Một là, xây dựng gia đình ấm no:

Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta đã xác định chiến lược xây dựng gia đình với mục tiêu "ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người" [15, tr. 112]. Phù hợp với quan niệm duy vật lịch sử và triết lý phương Đông "Dĩ thực vi thiên", tiêu chí gia đình ấm no vừa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của bao gia đình Việt Nam, vừa làm cơ sở để xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Dĩ nhiên, sự ấm no của gia đình trước hết phải do chính lao động cần cù, năng động, sáng tạo của mọi thành viên trong gia đình tạo nên.

Yêu cầu ấm no của gia đình Việt Nam trước những năm đổi mới chủ yếu dựa vào các chỉ số như: mọi thành viên trong gia đình được ăn no, mặc ấm. Ăn no với ý nghĩa là đầy đủ về lượng, đảm bảo cho gia đình đủ ăn hàng ngày, là một việc lớn, khơng phải gia đình nào cũng thực hiện được, bởi do sản xuất kém phát triển, trình độ khác nhau của mỗi gia đình, do tình trạng "của ít, người đơng". Một khi miếng ăn cịn "ghì" con người xuống mặt đất, con người chưa thốt khỏi những hành động bản năng, thì khơng thể nói gì đến việc chăm lo cho con cái học hành, vui chơi... Hiện nay u cầu về ấm no của gia đình đã có những thay đổi căn bản so với trước đây. Ở thành phố và các khu trung tâm đô thị và cả một số gia đình khá giả ở khu nơng thơn, chỉ số gia đình no ấm khơng chỉ là ăn no, mặc ấm, mà phải vươn lên ăn ngon, mặc đẹp, tiện nghi sinh hoạt, vui chơi hiện đại, văn minh. Đó là những u cầu chính đáng, là thể hiện sự phát triển tiến bộ, hợp quy luật, gắn liền với chiến lược an toàn lương thực. Điều đó địi hỏi chúng ta trong q trình xây dựng gia đình no ấm phải tập trung phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng CNH, HĐH, dân chủ hóa và hợp tác hóa. Đảng ta đã chỉ rõ: "Phát triển nơng nghiệp toàn diện hướng vào đảm bảo lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tăng nhanh nguồn thực

phẩm và rau quả, cải thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng" [15, tr. 175]. Gia đình Việt Nam đa số là gia đình ở nơng thơn, làm nơng nghiệp (trên 11 triệu hộ) trong đó có khoảng 90% người nghèo, gia đình nghèo. Tình trạng nghèo đói phổ biến là 57%, cao gấp 2 lần ở thành thị [55, tr. 91]. Do đó, vấn đề xây dựng gia đình no ấm phải được xem là giải pháp ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta là điều

kiện đầu tiên đảm bảo cho gia đình tồn tại, ổn định và xây dựng cuộc sống hạnh phúc, tiến bộ. Sự nghèo đói là bạn đồng hành với tình trạng bất hịa, lục đục trong gia đình, với nạn thất học,bỏ học, lang thang và phạm tội của trẻ. Xây dựng gia đình no ấm là làm cho tế bào xã hội vững mạnh, góp

phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Để thực hiện giải pháp xây dựng gia đình no ấm, Nhà nước cần có chính sách xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ gia đình tích cực thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm và chuyển bớt lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới, giảm bớt sự nặng nhọc của lao động thủ cơng bằng máy móc, đặc biệt là giảm lao động nặng nhọc cho phụ nữ và trẻ em. Ưu tiên các chính sách cho gia đình nghèo, tăng cường và khuyến khích kinh tế trang trại, hộ gia đình sản xuất và làm giàu chính đáng, qua đó giảm dần sự phân hóa giàu nghèo ở nơng thơn. Để góp phần làm cho gia đình no ấm, phải tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, hạ tỷ lệ sinh đẻ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuyên truyền vận động để mọi người, mọi gia đình, nhất là ở những vùng nông thôn, xa xôi hẻo lánh, về sự cần thiết phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình, loại bỏ dần những quan niệm cũ, lạc hậu về sinh sản. Đồng thời, có chính sách tăng quỹ phúc lợi cho gia đình, đảm bảo cho trẻ em sinh ra phải được chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất. Mỗi gia đình quyết tâm thực hiện việc xây dựng gia đình no ấm, chính là tăng cường và nâng cao vị trí, vai trị giáo dục đối với con trẻ.

Hai là, xây dựng gia đình bình đẳng:

Là thành quả của sự nghiệp đổi mới, cùng với sự phát triển về kinh tế, các vấn đề văn hóa, xã hội cũng có những thay đổi tiến bộ. Sinh hoạt dân chủ, tự do trong xã hội ngày càng được tăng cường, điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của gia đình. Bầu khơng khí dân chủ, quyền bình đẳng về các mối quan hệ giữa các thành viên, giữa các thế hệ... ngày càng được tôn trọng và đề cao.

Trong quan hệ vợ chồng: Mặc dù xã hội và gia đình đang có những

biến động và thay đổi, song quan hệ vợ chồng, mối quan hệ có tính chất "rường cột" này vẫn được bảo đảm. Qua điều tra ở một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ, cho thấy, trong quan hệ vợ chồng, có 56,3% tổng số phiếu nhận xét là tốt hơn trước đây (có 24% cho rằng tốt hơn nhiều), 25,6% cho rằng vẫn như cũ, 16% kém hơn trước, 3,8% khơng có nhận xét (đa số là những người chưa xây dựng gia đình) [10, tr. 37]. Nguyên nhân dẫn tới quan hệ vợ chồng tốt hơn có nhiều, song nguyên nhân cơ bản là do sinh hoạt dân chủ, quyền bình đẳng nam nữ được tơn trọng và đề cao, vợ chồng ngày nay tơn trọng nhau hơn, có sự bàn bạc và chia sẻ nhau nhiều hơn những cơng việc gia đình, nhất là việc chăm sóc, ni dạy con cái. Việc xây dựng gia đình bình đẳng là cơ sở để đảm bảo cho gia đình có được cuộc sống hịa thuận, hạnh phúc, con trẻ có cơ hội thỏa mãn những nguyện vọng, sở thích chính đáng, những yêu cầu hợp lý của sự phát triển toàn diện.

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái: Có 73,4% số người được hỏi cho

rằng, mối quan hệ này là tốt hơn trước, trong đó có 29,4% khẳng định tốt hơn trước rất nhiều [10, tr. 36]. Đánh giá mối quan hệ cha mẹ - con cái tốt hơn trước có tỷ lệ phân bố như nhau ở cả đơ thị và nông thôn. Đây là mối quan hệ rất quan trọng trong gia đình đã được củng cố theo xu hướng tích cực. Điều này cho thấy gia đình Việt Nam vẫn giữ được truyền thống đạo hiếu và

hơn thế nữa việc giáo dục tình thương và quan hệ dân chủ đã được đề cao.

Quan hệ ơng bà và các cháu: Có 60,2% cho rằng mối quan hệ này

tốt hơn trước, 28,7% cho rằng vẫn như cũ, 8,8% cho rằng kém hơn trước và 1,8% khó nhận xét [10, tr. 36]. Mặc dù điều kiện kinh tế, vị trí xã hội, nơi cư trú có khác nhau,song nhìn chung mối quan hệ ơng bà và các cháu, cũng như giữa cha mẹ và con cái đều có xu hướng tốt hơn lên trong thời kỳ đổi mới, là điều kiện thuận lợi để xây dựng gia đình bình đẳng.

Ba là, xây dựng gia đình tiến bộ:

Theo quan niệm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tiến bộ là khái niệm chỉ sự phát triển của xã hội, là sự phát triển đi lên từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện và suy đến cùng bị chi phối bởi điều kiện kinh tế. Sự vận động và phát triển của gia đình cũng tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.

Tiến bộ của cá nhân không tách rời với sự tiến bộ của gia đình và xã hội; là sự tiến bộ "kép", bao gồm sự tiến bộ của cộng đồng xã hội và tiến bộ của mỗi thành viên trong gia đình. Sự tiến bộ của gia đình, trước hết có sự giác ngộ của gia đình hướng tới xây dựng gia đình văn hóa, mà tiêu chí trước tiên là gia đình no ấm, bình đẳng, sau nữa là tiến bộ, bền vững và hạnh phúc. Gia đình và xã hội tạo điều kiện để từng cá nhân phát triển tự do, hài hòa và tiến bộ. Sự tiến bộ của mỗi thành viên trong gia đình là tiền đề cho sự tiến bộ của gia đình và tiến bộ xã hội. Xây dựng cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng gia đình hịa thuận, hạnh phúc và bền vững.

Trong quá trình CNH, HĐH đất nước, xây dựng gia đình tiến bộ phải được gắn chặt chẽ với vấn đề kế hoạch hóa gia đình, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em, bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống.Tiến bộ gia đình cịn phải được gắn liền với cuộc sống cộng đồng, với truyền thống "tương thân tương ái","lá lành đùm lá rách", "vắng

anh em xa có láng giềng gần" giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, chia ngọt sẻ bùi với xóm làng, khối phố, góp phần bảo đảm sự bình n cho mỗi gia đình và cộng đồng xã hội. Tiến bộ của gia đình, phải được thể hiện ở sự đồng lòng và nhất trí trong việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; chống tư tưởng "đèn nhà ai nhà nấy rạng"," một người làm quan cả họ được nhờ", tư tưởng cục bộ, bản vị; chống tình trạng làm ăn phi pháp, lơi kéo thế hệ trẻ vào con đường buôn gian bán lận, đặc biệt là tệ nạn bn bán ma túy, mại dâm.

Nói tóm lại, gia đình tiến bộ là gia đình thực hiện ngày càng tốt

các chức năng của mình, theo yêu cầu phát triển của xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm chức năng giáo dục thế hệ trẻ, thế hệ sẽ kế tục truyền thống

tốt đẹp của gia đình.

Bốn là, xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững:

Gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ là cơ sở để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững. Gia đình hạnh phúc, trước hết đòi hỏi mọi thành viên phải được đảm bảo các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần, được hưởng bầu khơng khí cởi mở, đầy tình thương yêu, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau. hòa thuận là chuẩn mực của một gia đình tốt, là kết quả của sự bình đẳng, là tiền đề để xây dựng hạnh phúc gia đình. Gia đình hạnh phúc thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng, sự cùng nhau phấn đấu vươn lên trong mọi công việc của gia đình cũng như ngồi xã hội. Hạnh phúc gia đình được thể hiện ở vợ chồng có sự thống nhất cao về mục đích nội dung, phương pháp chăm sóc, ni dạy con cái, khơng can thiệp thơ bạo và ép buộc đối với con. Hạnh phúc gia đình cịn được thể hiện rõ ở nghĩa vụ và trách nhiệm cũng như quyền lợi giữa các thành viên: tránh tình trạng bằng mặt nhưng khơng bằng lịng, hịa thuận giả tạo, hình thức. Chẳng hạn, có gia đình hịa thuận theo kiểu "ơng ăn chả thì bà ăn nem", cũng có gia đình

khi con cái vấp ngã trong cuộc sống thì sợ tai tiếng, đành nén chịu theo quan niệm "tốt phô ra xấu xa che lại"... Những gia đình như thế, nhìn bề ngồi thì vui tươi nhưng thực chất bên trong là bất hòa. Trong cuộc sống bộn bề khó khăn như hiện nay, nhưng cũng có khơng ít những gia đình mặc dù vật chất cịn khó khăn, thiếu thốn, cuộc sống cịn đạm bạc, nhưng họ thường xuyên quan tâm đến nhau, sướng khổ có nhau và cùng nhau xây dựng tổ ấm gia đình hịa thuận và hạnh phúc. Trong xu thế phát triển của đất nước, tất nhiên chúng ta không chấp nhận sự an phận, trông chờ và ỷ lại, mà phải năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm; không chấp nhận cảnh túng quẫn nghèo khổ để con cái khơng có cơ hội học hành. Nghèo khổ thì khó có thể xây dựng được gia đình êm ấm, hạnh phúc và bền vững. Thực tế là, chỉ khi nào xây dựng được gia đình ấm no bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững, thì xã hội mới phát triển bền vững, các tệ nạn xã hội (đang là mối nguy cơ lớn ở Việt Nam) mới được ngăn chặn và đẩy lùi [31, tr. 9].

Vì vậy, một gia đình hịa thuận, hạnh phúc, các thành viên được đáp ứng những nhu cầu cần thiết về vật chất và tinh thần, họ thật sự đồng cảm, nhất trí, tin yêu và tơn trọng nhau, bình đẳng, tiến bộ, thống nhất quan niệm về cuộc sống gia đình, tự giác thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trước gia đình, trước những người thân và trước xã hội, phấn đấu vì một gia đình văn hóa thì việc giáo dục thế hệ trẻ có văn hóa sẽ có cơ sở hiện thực.

Một phần của tài liệu vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (Trang 134 - 140)