Nguyên nhân rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại mhb an giang (Trang 25)

2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân đầu tiên suất phát từ sựđiều tiết lãi suất của NHNN. Đểđảm bảo thực thi các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu của mình, chính phủ thông qua NHNN tác động gián tiếp đến lãi suất trên thị trường. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của nền kinh tế mà các công cụ của chính sách tiền tệ hay tài khóa được sử dụng riêng lẽ hay kết hợp.

Cụ thể trong năm 2008, khi mà nền kinh tế biến động nhanh với những diễn biến trái chiều: trong nửa đầu năm 2008 thì nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, giá cả tăng nhanh do sự tác động của giá dầu thế giới dẫn đến tình trạng lạm phát ở mức cao (23,1%)9 thì chính phủ phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế chi tiêu công bằng các công cụ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu. Đến cuối năm 2008, khi mà nền kinh tế trở nên đình đốn do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới (bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất ở

9Vietnam Selected Economic Indicators, 2005–09

Mỹ) thì chính sách tiền tệđược nới lỏng, chính phủ tăng chi tiêu để khích thích đầu tư và tiêu dùng nhằm vực dậy nền kinh tế.

Như vậy, khi mà nền kinh tế biến động, khi mà các chính sách cần được thực thi để đạt được mục tiêu của mình thì chính phủ sẽ thông qua NHNN điều tiết lãi suất trên thị

trường, điều đó gián tiếp gây ra rủi ro lãi suất đối với hoạt động của NHTM.

Nguyên nhân thứ hai là thị trường tài chính Việt Nam là thị trường mới nổi, còn hạn chế cả về quy mô và giá trị giao dịch nên rất nhạy cảm với những biến động của thị

trường, trong khi thị trường chưa có cơ quan dự báo sự thay đổi của lãi suất. Do vậy các ngân hàng phải đương đầu rủi ro lãi suất rất lớn.

Thứ ba hành lang pháp lý việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM còn chưa hoàn thiện, chưa có những quy định cụ thể về sử dụng các công cụ phái sinh.

Cuối cùng là những hạn chế trong hoạt động thanh tra giám sát của NHNN.

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Kiến thức hiểu biết của các doanh nghiệp về các hợp đồng phái sinh và về vấn đề

phòng chống rủi ro lãi suất còn hạn chế.

Các NHTM Việt Nam chưa có nhiều những cán bộ am hiểu một cách toàn diện về

quản lý rủi ro lãi suất.

Chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất. Hệ thống thông tin, trình độ công nghệ của ngân hàng còn yếu chưa đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Hệ thống kế toán thống kê tại ngân hàng chưa cung cấp số liệu cần thiết cho việc tính toán, lượng hóa rủi ro lãi suất.

Hoạt động kiểm toán nội bộ của ngân hàng còn nhiều hạn chế.

2.2.4. Những thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra đối với ngân hàng

Sự biến động của rủi ro lãi suất sẽ gây ra những tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, sự tác động đó thể hiện ở các mặt sau đây:

Thứ nhất: Những thay đổi về lãi suất sẽ gây ra những bất lợi đến thu nhập của ngân hàng, những khoản thu nhập đó bao gồm thu nhập từ lãi thuần và những khoản thu ngoài lãi, trong khi sự thay đổi đối với những khoản thu nhập từ lãi là một điểm quan trọng trong phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng vì nó ảnh hưởng đến mức độđủ vốn và niềm tin của thị trường. Trước đây, bộ phận thu nhập quan tâm đến thu nhập từ lãi thuần (chênh lệch gữa tổng thu từ lãi và tổng chi từ lãi). Sự tập trung này phản ánh tầm quan trọng của thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập của ngân hàng và mối liên hệ trực tiếp với những thay đổi về lãi suất. Tuy nhiên, hiện nay các nhà quản trị ngân hàng đang cố gắng thay đổi trong cơ cấu thu nhập, sự dịch chuyển dần thu nhập từ lãi sang thu từ

phí và các khoản thu nhập ngoài lãi khác đã đặt các nhà quản trị ngân hàng phải có cái nhìn toàn diện hơn về sự tác động của rủi ro lãi suất. Lúc này sự biến động của lãi suất sẽ tác động toàn bộ thu nhập của ngân hàng chứ không riêng thu nhập từ lãi thuần, sự

tác động của lãi suất đến các khoản thu ngoài lãi trở nên nghiêm trọng hơn khi các khoản thu từ phí ngày càng nhạy cảm với sự biến động của lãi suất. Chẳng hạn khi có sự

biến động giảm lãi suất thì thiệt hại sẽ xảy ra đối với những ngân hàng cung cấp chức năng thanh toán nghĩa vụ nợ và quản lý các khoản vay cầm cốđể lấy phí dựa trên doanh số tài sản được quản lý do những khoản vay cầm cố có thể trả trước.

Thứ hai là xét về khía cạnh kinh tế: sự thay đổi về lãi suất có thểảnh hưởng đến giá trị kinh tế của tài sản có, tài sản nợ và các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Giá trị kinh tế của một công cụ là thước đo đánh giá giá trị của một luồng tiền dự kiến trong tương lai, được chiết khấu để phản ánh lãi suất thị trường. Giá trị kinh tế của ngân hàng

được định nghĩa là các luồng tiền dự kiến đối với tài sản có trừđi các luồng tiền dự kiến

đối với tài sản nợ cộng với luồng tiền dự kiến đối với các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Do khía cạnh kinh tế có tính đến những ảnh hưởng tiềm năng của lãi suất

đến các luồng tiền dự kiến trong tương lai nên giá trị kinh tế cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về tiềm năng ảnh hưởng dài hạn của rủi ro lãi suất đến hoạt động của ngân hàng.

Thứ ba là các tổn thất ngầm: các khía cạnh về thu nhập và giá trị kinh tế chỉ tập trung làm rõ những ảnh hưởng trong tương lai đến tình hình tài chính của ngân hàng mà không xem xét sự ảnh hưởng do sự thay đổi lãi suất trong quá khứ đến tình hình tài chính tương lai. Đặc biệt những công cụ không được định giá theo thị trường có thể gây ra những tổn thất ngầm. Ví dụ một khoản vay dài hạn có lãi suất cố định được ký kết khi lãi suất thấp được tài trợ bằng các tài sản nợ có lãi suất cao, trong thời hạn còn lại có thể làm giảm nguồn lực của ngân hàng (Ủy Ban Basel Về Giám Sát Ngân Hàng, Các Nguyên Tắc Về Quản Lý Và Giám Sát Rủi Ro Lãi Suất, 2004, tr. 7-9).

2.2.5. Một số công cụ giúp lượng hóa rủi ro lãi suất

Hiện nay trên thế giới khoa học và công nghệ trong quản trị rủi ro ngân hàng đã đạt một trình độ tiên tiến, với sự hỗ trợđắc lực của hệ thống thông tin kế toán hiện đại thì các công cụ giúp lượng hóa rủi ro lãi suất như: mô hình kỳ hạn đến hạn, mô hình định giá lại, mô hình thời lượng tỏ ra khá hiệu quả và ngày càng được các ngân hàng lớn trên thế giới sử dụng phổ biến 2.2.5.1. Mô hình kỳ hạn đến hạn ∑ = = n j Ai Ai A W M M 1 ∑ = = n j Lj Lj L W M M 1 Trong đó:

MA là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản có. WAi là tỷ trọng và MAi là kỳ hạn đến hạn của tài sản có i. ML là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản nợ. N là số loại tài sản có và nợ phân theo kỳ hạn.

WLj là tỷ trọng và MLj là kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ j.

2.2.5.2. Mô hình định giá lại

Mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Hiện nay mô hình định giá lại đang được áp dụng ở Mỹ, quỹ dự trữ liên ban Mỹ yêu cầu các ngân hàng Mỹ báo cáo định kỳ hàng quý chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo các kỳ hạn như sau:

1.Kỳ hạn đến 1 ngày. 2.Trên 1 ngày đến 3 tháng.

3.Trên 3 tháng đến 6 tháng. 4.Trên 6 tháng đến 1 năm. 5.Trên 1 năm đến 5 năm. 6.Trên 5 năm.

Các ngân hàng trung ương trên thế giới không bắt buộc các ngân hàng báo cáo theo

định kỳ nhưng việc lập báo cáo chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ là cần thết trong quản trị rủi ro lãi suất.

Việc đo lường rủi ro lãi suất được thực hiện qua 3 bước sau:

Bước 1: xác định những tài sản nợ và tài sản có nhạy cảm với lãi suất.

Theo Nguyễn Văn Tiến (2005): Những tài khoản nhạy cảm với lãi suất là những tài khoản mà số dư trên tài khoản giao dịch bị ảnh hưởng bởi sự biến động lãi suất. Như

vậy, việc xem tài khoản khoản nào nhạy cảm với lãi suất căn cứ vào kết quả phân tích tình hình thực tế của tài khoản đó trong quá khứ.

Bước 2: xác định mức độ giảm thu nhập ròng từ khi lãi suất thay đổi như sau: ( i i) i i i i GAP R RSA RSL R NH = ×Δ = − Δ Δ ( ) Trong đó: i NH

Δ = sự thay đổi thu nhập ròng tài sản nhóm i.

i

GAP= chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ (giá trị ghi sổ) của nhóm i bằng mô hình sau:

i

R

Δ = mức thay đổi lãi suất nhóm i.

i

RSA= số dư ghi sổ của tài sản có thuộc nhóm i.

i

RSL = số dư ghi sổ của tài sản nợ thuộc nhóm i.

Tuy nhiên nhà quản trị ngân hàng có thể tính toán chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo các phương pháp tích lũy của nhiều kỳ hạn khác nhau, trong thực tế phương pháp tích lũy được ứng dụng phổ biến nhất là đến 12 tháng.

Khi đó định mức độ giảm thu nhập ròng từ khi lãi suất lãi suất thay đổi được xác

định như sau: ( i i) i i i i GGAP R RSA RSL R NH = ×Δ = − ×Δ Δ ( ) Trong đó: i

GGAP là chênh lệch tích lũy (Cummulative Gaps)

i

GGAP=GAP1+GAP2+…+GAPi

2.2.5.3. Mô hình thời lượng

Mô hình thời lượng lần đầu tiên được công bố bởi nhà kinh tế học Macauly, mô hình thời lượng đề cập đến yếu tố thời lượng của các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ, tài sản có trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng.

Theo Nguyễn Văn Tiến (2005) : “Thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản này, được tính trên cơ sở giá trị hiện tại của nó”.

Chúng ta tính thời lượng của bất kỳ chứng khoán nào có thu nhập cố định bằng công thức sau: ∑ ∑ = = = N t t N t t PV n t PV D 1 1 . Trong đó: t t n R CF PV ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ + = 1 1 N là tổng số luồng tiền xảy ra. n là số lần luồng tiền xảy ra trong một năm. M kỳ hạn của chứng khoán tính theo năm (M=N/n). t là thời điểm xảy ra luồng tiền. CFt là luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t. PVt là giá trị hiện tại luồng tiền xảy ra tại thời điểm t. R là mức lãi suất hiện hành (% năm).

Thời lượng của hai vế bảng cân đối kế toán

∑ = = n t Ai Ai A W D D 1 ∑ = = n t Li Li L W D D 1 Trong đó:

DA là thời lượng của toàn bộ tài sản có.DA = DAi là thời lượng của tài sản có thứ i.

WAi là tỷ trọng của tài sản có i. WA1 + WA2 + ...+ WAn = 1 i= 1, 2, 3,....,n.

n là số tài sản có phân theo tiêu chí kỳ hạn. DL là thời lượng của toàn bộ vốn lưu động. DLi là thời lượng của tài sản nợ thứ j. WLi là tỷ trọng của tài sản nợ j. WL1 + WL2 + ...+ WLm = 1 i= 1, 2, 3,....,m.

m là số tài sản nợ phân theo tiêu chí kỳ hạn.

Công thức mô hình thời lượng lượng hóa rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng :

( ) ( R) R A K D D E A L Δ + Δ − − = Δ 1 . . .

Trong đó: K=L/A là tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản có của ngân hàng (tỷ lệ đòn bẩy).

Nhận xét:

Chênh lệch thời lượng giữa tài sản nợ và tài sản có đã được điều chỉnh bởi tỷ lệđòn bẩy Chênh lệch thời lượng được tính hằng năm, phản ánh sự không cân xứng thời lượng giữa hai vế bảng cân đối kế toán, nếu chênh lệch này lớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất càng cao.

(DADL.K).

)

Quy mô của ngân hàng càng lớn, rủi ro lãi suất đối với ngân hàng càng cao. Mức thay đổi lãi suất ( R R Δ + Δ 1 càng lớn tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với ngân hàng càng cao. (Nguyễn Văn Tiến. (2005). Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngân Hàng, Hà Nội: NXB Thống Kê. Tr 113-157).

2.2.5.4. Lựa chọn mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất

Trong 3 nghiên cứu đã được Tác giả giới thiệu: -Mô hình kỳ hạn đến hạn (the maturity model). -Mô hình định giá lại (the repricing model). -Mô hình thời lượng (duration model).

Trong đó mô hình thời lượng là mô hình tiên tiến nhất và được áp dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Mô hình thời lượng đề cập đến thời lượng của từng khoản mục và toàn bộ bảng cân đối kế toán, và khắc phục được một số nhược điểm của mô hình định giá lại và mô hình kỳ hạn đến hạn:

Mô hình kỳ hạn đến hạn chỉ đề cập đến kỳ hạn của các luồng tài sản có và tài sản nợ mà không đề cập đến thời lượng của chúng, trong khi đó có nhiều trường hợp kỳ hạn là cân xứng nhưng thời lượng không bằng nhau thì vẫn tìm ẩn rủi ro lãi suất.

Mô hình định giá lạichỉđề cập đến giá trị ghi sổ của tài sản mà không đề cập đến giá trị thị trường của chúng. Trong khi đó sự biến động lãi suất ngoài ảnh hưởng đến thu nhập lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản có, tài sản nợ của ngân hàng. Do vậy mô hình định giá lại chỉ có thể hạn chế rủi ro định giá lại, còn rủi ro

đường cong lợi tức, rủi ro cơ bản, rủi ro quyền chọn thì không thể loại trừ.

Với lý do đó, trong phạm vi đề tài này Tác giả lựa chọn mô hình thời lượng để

lượng hóa rủi ro lãi suất tại MHB An Giang.

2.2.6. Một số công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất

2.2.6.1. Các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t= 0 rằng người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá kỳ hạn đã được thỏa thuận và người bán sẽ trao hàng cho người mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn.

Các hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên các thị tường phi tập trung (over the counter- OTC) và không có bất kỳ sự giới hạn nào về giá cả, chủng loại hàng hóa, thời hạn hợp đồng, giờ giao dịch.

Có các loại hợp đồng kỳ hạn: kỳ hạn hàng hóa, lãi suất, tiền tệ, tỷ giá, vàng… Nội dung các hợp đồng kỳ hạn lãi suất bao gồm:

+ Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu. + Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi. + Hợp đồng lãi suất kỳ hạn.

Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận về việc mua bán một tài sản trong tương lai tại một mức giá cốđịnh.

Hợp đồng tương lai được xuất hiện vào giữa XIX với các hợp đồng mua bán ngũ

Một phần của tài liệu rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại mhb an giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)