Ngân hàng thường xuyên đánh giá lại bảng cân đối kế toán để xác định chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ, sau đó tiến hành điều chỉnh cơ cấu giữa tài sản có và tài sản nợ, hay chủđộng tìm những dự án để đảm bảo không có sự chênh lệch về kỳ hạn trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng.
Xây dựng bảng liệt kê kỳ hạn/định giá lại nhằm phân bổ các tài sản có, tài sản nợ và trạng thái ngoại bảng nhạy cảm với lãi suất.
Áp dụng tỷ lệ phạt đối với doanh nghiệp vi phạm hợp đồng tín dụng khi thanh toán hợp đồng trước hạn. Đây là trường hợp thường thấy khi lãi suất thi trường giảm, doanh nghiệp tất toán hợp đồng trước hạn sau đó vay lại với mức lãi suất thấp hơn. Khi đó ngân hàng gặp phải rủi ro “định giá lại” do ngân hàng phải trả cho nguồn tài trợ này của khoản vay này lãi suất cốđịnh ở mức lãi suất cao.
Ngân hàng cần đa dạng hóa các dịch vụ của mình, từng bước chuyển dịch trong cơ
cấu doanh thu chủ yếu từ lãi sang thu từ phí.
Áp dụng hình thức lãi suất cố định có điều chỉnh cho những hợp đồng tín dụng trung và dài hạn để hạn chế sự tác động của lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.
Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt
động ngân hàng hiện nay trên thế giới, khoa học và công nghệ về quản trị rủi ro lãi suất
đã đạt được những thành tựu vượt bật, các phương pháp lượng hóa rủi ro lãi suất như: mô hình thời lượng, mô hình định giá lại, mô hình kỳ hạn đến hạn đang được sử dụng phổ biến ở các ngân hàng lớn trên thế giới. Trong đó mô hình thời lượng được cho là hoàn hảo nhất tại thời điểm hiện nay, nó cho phép đo lường mức độ nhạy cảm của từng khoản mục hay toàn bộ bảng cân đối tài sản, từđó giúp cho nhà quản trị ngân hàng lựa chọn các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả.