Sự biến động của rủi ro lãi suất sẽ gây ra những tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, sự tác động đó thể hiện ở các mặt sau đây:
Thứ nhất: Những thay đổi về lãi suất sẽ gây ra những bất lợi đến thu nhập của ngân hàng, những khoản thu nhập đó bao gồm thu nhập từ lãi thuần và những khoản thu ngoài lãi, trong khi sự thay đổi đối với những khoản thu nhập từ lãi là một điểm quan trọng trong phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng vì nó ảnh hưởng đến mức độđủ vốn và niềm tin của thị trường. Trước đây, bộ phận thu nhập quan tâm đến thu nhập từ lãi thuần (chênh lệch gữa tổng thu từ lãi và tổng chi từ lãi). Sự tập trung này phản ánh tầm quan trọng của thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập của ngân hàng và mối liên hệ trực tiếp với những thay đổi về lãi suất. Tuy nhiên, hiện nay các nhà quản trị ngân hàng đang cố gắng thay đổi trong cơ cấu thu nhập, sự dịch chuyển dần thu nhập từ lãi sang thu từ
phí và các khoản thu nhập ngoài lãi khác đã đặt các nhà quản trị ngân hàng phải có cái nhìn toàn diện hơn về sự tác động của rủi ro lãi suất. Lúc này sự biến động của lãi suất sẽ tác động toàn bộ thu nhập của ngân hàng chứ không riêng thu nhập từ lãi thuần, sự
tác động của lãi suất đến các khoản thu ngoài lãi trở nên nghiêm trọng hơn khi các khoản thu từ phí ngày càng nhạy cảm với sự biến động của lãi suất. Chẳng hạn khi có sự
biến động giảm lãi suất thì thiệt hại sẽ xảy ra đối với những ngân hàng cung cấp chức năng thanh toán nghĩa vụ nợ và quản lý các khoản vay cầm cốđể lấy phí dựa trên doanh số tài sản được quản lý do những khoản vay cầm cố có thể trả trước.
Thứ hai là xét về khía cạnh kinh tế: sự thay đổi về lãi suất có thểảnh hưởng đến giá trị kinh tế của tài sản có, tài sản nợ và các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Giá trị kinh tế của một công cụ là thước đo đánh giá giá trị của một luồng tiền dự kiến trong tương lai, được chiết khấu để phản ánh lãi suất thị trường. Giá trị kinh tế của ngân hàng
được định nghĩa là các luồng tiền dự kiến đối với tài sản có trừđi các luồng tiền dự kiến
đối với tài sản nợ cộng với luồng tiền dự kiến đối với các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Do khía cạnh kinh tế có tính đến những ảnh hưởng tiềm năng của lãi suất
đến các luồng tiền dự kiến trong tương lai nên giá trị kinh tế cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về tiềm năng ảnh hưởng dài hạn của rủi ro lãi suất đến hoạt động của ngân hàng.
Thứ ba là các tổn thất ngầm: các khía cạnh về thu nhập và giá trị kinh tế chỉ tập trung làm rõ những ảnh hưởng trong tương lai đến tình hình tài chính của ngân hàng mà không xem xét sự ảnh hưởng do sự thay đổi lãi suất trong quá khứ đến tình hình tài chính tương lai. Đặc biệt những công cụ không được định giá theo thị trường có thể gây ra những tổn thất ngầm. Ví dụ một khoản vay dài hạn có lãi suất cố định được ký kết khi lãi suất thấp được tài trợ bằng các tài sản nợ có lãi suất cao, trong thời hạn còn lại có thể làm giảm nguồn lực của ngân hàng (Ủy Ban Basel Về Giám Sát Ngân Hàng, Các Nguyên Tắc Về Quản Lý Và Giám Sát Rủi Ro Lãi Suất, 2004, tr. 7-9).