Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t= 0 rằng người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá kỳ hạn đã được thỏa thuận và người bán sẽ trao hàng cho người mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn.
Các hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên các thị tường phi tập trung (over the counter- OTC) và không có bất kỳ sự giới hạn nào về giá cả, chủng loại hàng hóa, thời hạn hợp đồng, giờ giao dịch.
Có các loại hợp đồng kỳ hạn: kỳ hạn hàng hóa, lãi suất, tiền tệ, tỷ giá, vàng… Nội dung các hợp đồng kỳ hạn lãi suất bao gồm:
+ Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu. + Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi. + Hợp đồng lãi suất kỳ hạn.
Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận về việc mua bán một tài sản trong tương lai tại một mức giá cốđịnh.
Hợp đồng tương lai được xuất hiện vào giữa XIX với các hợp đồng mua bán ngũ
cốc tại hội đồng thương mại Chicago. Đến năm 1972 hợp đồng tiền tệ tương lai đầu tiên
được giới thiệu và giao dịch đầu tiên tại sở giao dịch Chicago. Đến năm 1982 hợp đồng tương lai về các chỉ số giá cả của thị trường cổ phiếu cũng được giới thiệu và giao dịch trên các sở giao dịch khác nhau.
Các hợp đồng tài chính tương lai phát triển rất nhanh và ngày nay các giao dịch chủ
yếu trên các sở giao dịch là các hợp đồng tài chính. Chính vì vậy, khi nói đến các sở
giao dịch tương lai người ta thường hiểu đó là sở giao dịch các hợp đồng tài chính tương lai.
Đặc điểm hợp đồng tương lai:
1. Giá cả và chủng loại hàng hóa ghi trong hợp đồng được xác định chi tiết tại thời điểm ký kết hợp đồng.
2. Các hợp đồng tương lai được thỏa thuận thông qua sở giao dịch.
3. Các bên có thể chấm dứt (tất toán) hợp đồng bất cứ khi nào thông quan sở
giao dịch.
Các hợp đồng tương lai có thể sử dụng vào các mục đích bảo hiểm phòng ngừa rủi ro và vào các mục đích đầu cơ. Những người bảo hiểm muốn biết trước và muốn có
được giá cả của hàng hóa giao dịch trong tương lai là cố định trong hôm nay, nhằm tránh được sự biến động giá cả hàng hóa trong tương lai.
Hợp đồng quyền chọn
Không giống như các hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng quyền chọn cho người mua cơ hội nhưng không bắt buộc mua hoặc bán với giá đã thỏa thuận trước, gọi là giá thực hiện trong tương lai. Đúng như tên gọi của nó, một quyền chọn là một công cụ tài chính cho người nắm giữ quyền – nhưng không bắt buộc – bán hoặc mua công cụ tài chính khác với giá đã thỏa thuận trong một thời gian nhất định gọi là ngày hết hiệu lực hay ngày đến hạn. Người bán quyền chọn bán hoặc chọn mua bắt buộc phải thực hiện hợp
đồng nếu như người mua muốn thế. Bởi vì đây là quyền chọn chứ không phải là hành vi mua hoặc bán nên nó có giá trị và vì thế người mua phải trả cho người bán một khoản phí cho quyền chọn này. Như vậy giá trả cho quyền chọn gọi là phí quyền chọn. Quyền chọn mua cho phép chủ sở hữu quyền nhưng không bắt buộc mua hàng hóa. Quyền chọn bán ngược lại cho phép chủ sở hữu quyền nhưng không bắt buộc bán tài sản hay
hàng hóa. Quyền chọn châu Âu được thực hiện vào ngày đáo hạn, trong khi đó quyền chọn kiểu Mỹ có thể thực hiện bất cứ lúc nào cho đến trước ngày đáo hạn.
Các ngân hàng có thể sử dụng một cách rộng rãi các hợp đồng kỳ hạn và tương lai trong phòng ngừa rủi ro, tuy nhiên các hợp đồng quyền chọn còn đa dạng hơn nhiều, bao gồm:
Mua quyền chọn mua – buying a call Bán quyền chọn mua– selling a call Mua quyền chọn bán – buying a put Bán quyền chọn bán – selling a put
• Mua quyền chọn mua: người mua quyền chọn mua (buyer of call option), gọi là người mua có quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) mua chứng khoán với mức giá cố định đã được thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn (exercise or strick price). Để có
được quyền chọn mua chứng khoán, người mua phải trả một khoản phí cho người mua chứng khoán gọi là phí chọn mua (call premium ), phí chọn mua được thanh toán ngay khi ký hợp đồng. Hai đặc điểm quan trọng đối với trường hợp mua quyền chọn mua như sau:
Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng dẫn đến tiềm năng thu lợi nhuận đối với người mua tăng lên.
Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm, dẫn đến khả năng lỗ vốn đối với người mua tăng lên. Tuy nhiên mức lỗ vốn của người mua được giới hạn tối đa bằng mức phí mua quyền.
• Bán quyền chọn mua trái phiếu: bán quyền chọn mua trái phiếu là chiến lược thứ
hai của giao dịch quyền chọn. Đối với hợp đồng bán quyền chọn mua, người bán quyền chọn mua (the seller of a call option) nhận được một khoản phí gọi là phí bán quyền chọn mua và phải luôn sẵn sàng bán trái phiếu cho người mua tại một mức giá cốđịnh
đã được thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn. Có hai đặc điểm quan trọng trong chiến lược bán quyền chọn như sau:
Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm, dẫn đến tiềm năng thu lợi nhuận
đối với người bán hợp đồng tăng lên. Tuy nhiên mức lợi nhuận thu được bị giới hạn bởi mức phí thu được từ việc bán hợp đồng quyền chọn mua.
Vốn của người mua được giới hạn tối đa bằng mức phí mua quyền.
Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng, dẫn đến khả năng lỗ vốn đối với người bán hợp đồng tăng lên. Về mặt lý thuyết, giá trái phiếu tăng lên không hạn chế, tại thời điểm hết hạn giá trái phiếu có xu hướng hội tụ về mệnh giá của nó, mặc dù vậy khả năng lỗ vốn là rất lớn.
• Mua quyền chọn bán trái phiếu: người mua quyền chọn bán trái phiếu (the buyer of a put option) có quyền (không phải là nghĩa vụ) bán trái phiếu cho người mua tại một mức giá đã thỏa thuận trước (gọi là giá quyền chọn). Ngược lại người mua quyền chọn phải trả cho người bán một khoản phí gọi là phí quyền chọn.
Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng thì khả năng phát sinh lỗ vốn đối với người mua tăng lên. Tuy nhiên mức lỗ vốn của người mua được giới hạn tối đa bằng mức phí mua quyền.
Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm, dẫn đến tiềm năng thu lợi nhuận
đối với người mua tăng lên.
• Chiến lược thứ tư là bán quyền chọn bán trái phiếu: trong trường hợp bán quyền chọn bán trái phiếu, người bán nhận được một khoản phí (gọi là phí bán quyền chọn) và người bán luôn phải sẵn sàng mua trái phiếu tại mức giá cố định trong hợp đồng khi người mua thực hiện quyền chọn bán của mình.
Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng dẫn đến tiềm năng thu lợi nhuận đối với người bán tăng lên. Tuy nhiên mức lợi nhuận của người bán bị giới hạn tối đa bằng mức phí mua quyền.
Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm, dẫn đến khả năng lỗ vốn đối với người bán quyền chọn tăng lên.
Ngoài ra còn các hình thức đặc biệt của hợp đồng quyền chọn như: Caps, Collars Và Floors.
• Giao dịch Caps, Collars và Floors
Mua Cap là mua quyền chọn mua hay một chuỗi quyền chọn mua lãi suất. Cụ thể là nếu lãi suất thị trường tăng trên mức lãi suất giao dịch quyền chọn (lãi suất Cap) thì người bán quyền chọn mua (người bán Cap thông thường là ngân hàng) sẽ thanh toán khoảng chênh lệch lãi suất cho người mua quyền chọn mua (người mua Cap). Thông qua hợp đồng Cap, ngân hàng bán quyền chọn mua lãi suất thu một khoản phí từ người mua quyền. Kết quả là việc mua quyền chọn mua lãi suất (mua Cap) tương tự như mua bảo hiểm đối với trường hợp khi lãi suất tăng. Ngày thực hiện quyền chọn trong hợp
đồng Cap có thể là một hay nhiều ngày.
Mua Floors là mua quyền chọn bán lãi suất. Cụ thể là nếu lãi suất thị trường giảm xuống mức lãi suất giao dịch quyền chọn (lãi suất Floors) thì người bán sẽ thanh toán khoảng chênh lệch lãi suất cho người mua quyền chọn mua (người mua Floors). Thông qua hợp đồng Floors, ngân hàng bán quyền chọn mua lãi suất thu một khoản phí từ
người mua quyền. Kết quả là việc mua quyền chọn mua lãi suất (mua Floors) tương tự
như mua bảo hiểm đối với trường hợp khi lãi suất tăng. Ngày thực hiện quyền chọn trong hợp đồng Cap có thể là một hay nhiều ngày.
Hợp đồng Collars xuất hiện khi ngân hàng thực hiện đồng thời hai giao dịch Caps và Floors, như việc đồng thời mua quyền chọn mua và bán quyền chọn bán.
Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Swaps)
Giao dịch Swaps lãi suất bao gồm một chuỗi các giao dịch kỳ hạn về lãi suất được thực hiện bởi hai đối tác: người mua (Swap buyer) và người bán (Swap seller). Tại những ngày giá trị giao dịch, người mua thanh toán lãi suất cố định cho người bán và người bán thanh toán lãi suất thả nổi cho người mua. Thông qua giao dịch Swaps lãi suất, ngân hàng mua (tức là ngân hàng thanh toán lãi suất cố định) nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức thả nổi sang hình thức cốđịnh
để phù hợp với tính chất cốđịnh của nguồn thu từ tài sản có. Trong khi đó ngân hàng bán (tức ngân hàng thanh toán lãi suất thả nổi) nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình hình thức lãi suất cốđịnh sang thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi của nguồn thu từ tài sản có.