Chính sách lãi suất của MHB AnGiang trong năm 2008

Một phần của tài liệu rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại mhb an giang (Trang 49)

3.4.1. Lãi suất huy động

Lãi suất huy động là chi phí mà ngân hàng phải trảđể sử dụng nguồn vốn, lãi suất huy động chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, lãi suất huy động sẽ

tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng từđó tác động đến lãi xuất cho vay và ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Căn cứ vào tình hình thực tế của nền kinh tế, áp lực cạnh tranh trong ngành và nhu cầu vốn mà ngân hàng điều chỉnh mức lãi suất huy động theo từng thời kỳ. Tại ngân hàng MHB An Giang áp dụng mức lãi suất huy động theo quy định chung của hội sở. Cụ thể mức lãi suất huy động vốn của MHB An Giang tại thời điểm tháng 12/2008 như

sau:

Bảng 3.3a: Lãi suất huy động vốn của MHB An Giang tại thời điểm tháng 12/2008

Nguồn: Phòng kinh doanh

Kỳ hạn tiền gửi lãi suất (tháng) Không kỳ hạn 0,40% 1 tuần 0,42% 2 tuần 0,45% 1 tháng 0,80% 3 tháng 0,75% 6 tháng 0,75% 9 tháng 0,75% 12 tháng 0,70% >24 tháng 0,70% Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng suất huy động đối với loại kỳ hạn 1 tháng ở mức 0,8%/tháng cao hơn các kỳ hạn khác chứng tỏ ngân hàng đang có nhu cầu vốn ngắn hạn lớn điều này được chứng minh tại bảng 3.2d (trang 30) là dư nợ cho vay ngắn hạn lớn chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng dư nợ của ngân hàng và tỷ lệ này có xu hướng tăng trong thời gian tới. Đặc biệt lãi suất ngắn hạn cao, thu hút nhiều nguồn vốn ngắn hạn điều đó giúp ngân hàng hạn chế thiệt hại trong tình hình lãi suất biến động liên tục và đang hình thành xu hướng tiếp tục giảm trong tương lai.

3.4.2. Lãi suất cho vay

Tại ngân hàng MHB An Gang lãi suất cho vay theo quy định mức lãi suất của hội sở. Cụ thể MHB An Giang đang áp dụng hai mức lãi suất cho vay: cho vay tiêu dùng với mức lãi suất là 1,06%/tháng và lãi suất cho vay với mục đích vay vốn sản xuất kinh doanh là 0,875%/ tháng (tại thời điểm 31/03/2009) cho tất cả các kỳ hạn, lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn. Để đảm bảo phòng tránh rủi ro lãi suất MHB An Giang áp dụng hình thức lãi suất cố định có điều chỉnh theo từng thời kỳ đối với các khoản cho vay trung và dài hạn.

3.5. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất một số NHTM Việt Nam 3.5.1. Đánh giá chung 3.5.1. Đánh giá chung

Trong môi trường tài chính, cơ chế lãi suất tự do sẽđảm bảo cho ngân hàng linh hoạt hơn trong chiến lược phát triển của mình khi thực hiện nghiên cứu phát triển các sản phẩm ngân hàng, lựa chọn cơ cấu lãi suất đầu vào, đầu ra hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên một cơ chế lãi suất tự do sẽ làm gia tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, tự do hóa lãi suất cũng

đồng nghĩa với lãi suất sẽ bịđiều chỉnh bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi đó sự

tác động của các lực lượng thị trường này (quan hệ cung cầu) sẽ gây nên sự biến đổi liên tục, thất thường và khó dự báo, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lãi suất lớn. Do đó công tác quản lý rủi ro lãi suất trở thành trọng tâm trong công tác quản trị ngân hàng bên cạnh rủi ro tín dụng, thanh khoản.

Ở Việt Nam, các ngân hàng đã bắt đầu nhận thức về rủi ro lãi suất, một số ngân hàng đã thành lập ủy ban quản lý tài sản có và tài sản nợ (ALCO)15, Sử dụng một số

biện pháp để phòng ngừa, quản lý rủi ro lãi suất như các biện pháp phòng ngừa nội bảng, thực hiện quản trị lãi suất theo phương pháp cố định lãi suất. Tuy nhiên những biện pháp này đã bị coi là “lạc hậu” ở các nước phát triển, trong khi những công cụ hiện

đại như các hợp đồng phái sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn) thì chưa được các ngân hàng sử dụng phổ biến trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Thực tế xây dựng và điều hành lãi suất tại các NHTM còn nhiều bất cập cả về nội dung, chính sách, cơ chế quản lý và phương thức vận hành để thích nghi với cơ chế lãi suất thị trường (Lê Văn Tư, 2005, tr 963) cụ thể:

Các cấp lãnh đạo ngân hàng chưa quan tâm toàn diện về công tác quản lý rủi ro lãi suất, các ngân hàng chỉ quan tâm đến rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, do đó các chính sách về quản trị lãi suất chỉ dừng lại ở mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng quan tâm đến việc xác định mức lãi suất sao cho huy động được nhiều vốn và đem cho vay thật nhiều mà vẫn đảm bảo kiểm soát rủi ro tín dụng.

Nhận thức về rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam chưa đầy đủ, chưa đo lường,

đánh giá cụ thể mức độ rủi ro lãi suất, chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp quản lý rủi ro lãi suất. Phần lớn các NHTM Việt Nam quản lý rủi ro lãi suất theo phương pháp cốđịnh lãi suất. Hội sởđưa ra những thang bật lãi suất cốđịnh và áp dụng chung cho toàn bộ hệ thống. Xét về phương điện lý thuyết, lãi suất là một loại hàng hóa, do vậy mức lãi suất được quyết định trên cở sở thương lượng giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, thực tế hiện nay lãi suất đã bị áp đặt theo khung lãi suất quy định của hội sở, các nhân viên ngân hàng chỉ việc tuân thủ và điều chỉnh theo kỳ hạn và đã không có một cơ chế lãi suất linh hoạt theo mức độ rủi ro cho từng hợp đồng vay. Chính sách lãi suất trên vô hình chung đã là giảm tính chủ động của ngân hàng, hạn chế khả năng cạnh tranh do lãi suất đã không phản ánh kịp thời sự biến động lãi suất trên thị trường.

3.5.2. Cách thức phòng chống rủi ro lãi suất của một số Ngân Hàng 3.5.2.1. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương 3.5.2.1. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương đã chủ động áp dụng một số biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất như: áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trường;

tham gia vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất với các đối tác nước ngoài; áp dụng chính sách lãi suất thả nổi đối với những hợp đồng tín dụng trung và dài hạn để giảm thiểu rủi ro lãi suất. (Bảng chi tiết đính kèm bảng 1.1 và 1.2 Phụ lục 1, tr 63- 64).

3.5.2.2. Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng. Hội đồng ALCO sử dụng nhiều công cụđể giám sát và quản lý rủi ro lãi suất, bao gồm: biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá (repricing gap), thời lượng của tài sản nợ và tài sản có (duration), hệ số nhạy cảm (factor sensitivity), báo cáo về nội dung nói trên do Phòng Quản lý rủi ro của ACB lập định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng cho từng loại tiền tệ và vàng. Dựa trên báo cáo và những nhận định về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường trong các cuộc họp hàng tháng của hội đồng ALCO, ban điều hành ngân quỹ hàng ngày sẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp để định hướng cho các hoạt động của Ngân hàng.

3.5.2.3. Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Ngân hàng công thương Việt Nam thực hiện quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng: Ngân hàng chủđộng áp dụng hình thức lãi suất thả nổi đối với các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn, tiến hành lập báo cáo độ lệch về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, thành lập ủy ban quản lý tài sản có, tài sản nợ. Thực hiện chính sách lãi suất thống nhất trong toàn hệ thống để kiểm soát rủi ro.

3.6. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại MHB chi nhánh An Giang

Trãi qua 9 năm hoạt động, MHB An Giang dần hoàn thiện cả về quy chế, nội dung và phương thức vận hành và ngày càng khẳng định thương hiệu tại thị trường An Giang. Các cấp lãnh đạo của ngân hàng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro, ngay khi mới thành lập MHB An Giang đã thành lập phòng quản lý rủi ro chuyên biệt với những cán bộ có chuyên môn giỏi và thâm niên công tác lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện tại cơ cấu nhân sự tại phòng quản lý rủi ro bao gồm 1 trưởng phòng và 3 chuyên viên với độ tuổi trung bình là 32 và thâm niên công tác trung bình là 9 năm. Với nhiệm vụ là định hướng, phân tích, giám sát và phòng ngừa rủi ro trong mọi hoạt động của ngân hàng. MHB An Giang sử dụng phương pháp lãi suất thả nổi đối với các hợp đồng tín dụng trung dài hạn để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Tuy nhiên trên thực tế thì ngân hàng vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện về công tác quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động của mình. Cụ thể: phòng quản lý rủi ro tại ngân hàng chỉ chú trọng công tác quản lý rủi ro tín dụng, còn đối với rủi ro lãi suất thì vẫn chưa có sự định hướng cơ bản về phương pháp nhận dạng, cách thức đo lường và những công cụđể hạn chế những thiệt hại khi lãi suất biến động.

Công tác quản lý lãi suất thì cứng nhắc theo khung lãi suất cho sẵn của hội sở, chính sách lãi suất chậm thay đổi không bắt kịp nhịp độ biến động từng phút, từng giờ

của lãi suất trên thị trường.

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất chỉ mới ở giai đoạn sơ khai, cụ thể:

Các biện pháp phòng ngừa nội bảng thì ngân hàng chỉ dừng lại ở việc áp dụng hình thức lãi suất thả nổi đối với các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn.

Về các biện pháp ngoại bảng vẫn chưa được xúc tiến cho dù NHNN đã ban hành những quy chế, những quy định những điều kiện cụ thể về việc sử dụng hợp đồng hoán

Ngân hàng MHB đã thành lập ủy ban quản lý tài sản có, tài sản nợ (ALCO), nhưng công tác triển khai xuống chi nhánh còn chậm, chưa cụ thể cả về lộ trình, phương pháp, cách thức và cả nội dung. Còn các công cụ đo lường và hạn chế rủi ro lãi suất thì chỉ

mới manh nha hình thành.

Ngân hàng vẫn chưa có những đánh giá chi tiết về thực trạng rủi ro lãi suất theo từng thời kỳ.

Hệ thống thông tin kế toán tại ngân hàng không đáp ứng được các yêu cầu về phân loại theo kỳ hạn đối với tài sản có, tài sản nợ và các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng

để phục vụ công tác ứng dụng các phương pháp hiện đại trong việc lượng hóa rủi ro lãi suất tại ngân hàng.

3.7. Đánh giá rủi ro lãi suất tại MHB chi nhánh An Giang 3.7.1. Định lượng 3.7.1. Định lượng

Ứng dụng mô hình thời lượng trong việc lượng hóa rủi ro lãi suất tại MHB An Giang

3.7.1.1. Ý nghĩa mô hình thời lượng

Mô hình thời lượng đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền và kỳ hạn

đến hạn của tài sản có và tài sản nợ của hai vế bảng cân đối kế toán thay vì chỉ đề cập

đến kỳ hạn đến của tài sản như mô hình định giá lại. Trong một số trường hợp, kỳ hạn của tài sản không thể xác định được như thời lượng của chúng luôn được xác định. Ví dụ như trái phiếu Consol16 là trái phiếu không bao giờđến hạn và kỳ hạn của nó là vĩnh viến nhưng thời lượng của trái phiếu Consol được xác định như sau:

R DL =1+ 1 Khi R= 5% thì thời lượng trái phiếu Consol là:

21 05 , 0 1 1+ = = L D năm

Khi R= 15% thì thời lượng trái phiếu Consol là: 7 , 7 15 , 0 1 1+ = = L D năm

Mô hình thời lượng cho phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị tài sản có và tài sản nợđối với lãi suất. Hay nói cách khác, thời lượng D (Duration) của tài sản có hay tài sản nợ càng lớn thì giá trị tài sản càng nhạy cảm với lãi suất. Thông qua quá trình xác định chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ của hai vế bảng cân đối kế toán, nhà quản trị ngân hàng có thể xác định những thiệt hại tiềm năng mà ngân hàng có thể gặp phải từđó có thể xác định nguồn vốn cần thiết đểứng phó khi rủi ro xảy ra.

Ví dụ ngân hàng A có tổng giá trị tài sản là 10.000 tỷ đồng, thời lượng của tài sản nợ là DL=3 năm và thời lượng tài sản có là DA= 5 năm. Khi đó thiệt hại tiềm năng mà ngân hàng có thể gặp phải khi lãi suất biến động từ 10% lên mức 11% là:

16 Trái phiếu Consol được chính phủ Anh phát hành vào năm 1890 để tài trợ cho cuộc chiến tranh Boer ở

( ) ( ) 1,1 209 01 , 0 000 . 10 ) 3 9 . 0 5 ( 1 . . . =− − × × × =− Δ + Δ − − = Δ R R A K D D E A L

3.7.1.2. Mô hình thời lượng được xây dựng dựa trên các giảđịnh

Lãi suất thị trường thay đổi ngay lập tức sau khi mua trái phiếu hay ký kết hợp

đồng tín dụng.

Lãi suất trái phiếu hay các lãi suất các hợp đồng tín dụng là cốđịnh.

Việc thanh toán gốc và lãi đúng hạn nhưđã quy định trong hợp đồng tín dụng. Tiền lãi được thanh toán hàng tháng.

Đối với các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn, gốc và lãi được thanh toán theo từng kỳ ( mỗi năm 2 kỳ). Còn các hợp đồng tín dụng ngắn hạn, gốc và lãi thanh toán một lần khi đáo hạn.

3.7.1.3. Xác định các yếu tốđầu vào Lãi suất cho vay, lãi suất huy động Lãi suất cho vay, lãi suất huy động

Trong phạm vi của mô hình này Tác giả xác định mức lãi suất cho vay và huy động căn cứ vào mức lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân của ngân hàng MHB An Giang trong năm 2008 để chạy mô hình thời lượng.

Từ Phụ lục 4 ta lấy mức lãi suất cho vay là 15,8%/năm và lãi suất huy động là 10,5%/ năm

Đối với nguồn vốn điều hòa nhận từ hội sở thì mức lãi suất thường lớn hơn mức lãi suất huy động tại cùng thời điểm là 0,5%. Nên đối với vốn điều hòa Tác giả sử dụng mức lãi suất là 11% (lãi suất huy động bình quân + 0,5%).

Lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất áp dụng trong tính toán để phân tích tài chính dự

án (trong trường hợp này là dự án cho vay).

Có các phương pháp xác định xuất chiết khấu như: + Chi phí sử dụng vốn + phần bù rủi ro.

+ Hay lãi suất phi rủi ro + phần bù rủi ro.

Tựu chung lại, việc xác định xuất chiết khấu phải đảm bảo các điều kiện sau: + Không nhỏ hơn chi phí nguồn vốn.

+ Không nhỏ hơn suất sinh lợi không rủi ro.

+ Tính vào khoản bù đắp rủi ro.

Tuy nhiên trong phạm vi mô hình này để phản ánh sát với điều kiện thực tế tại ngân hàng, Tác giả lựa chọn mức lãi suất chiết khấu căn cứ vào mức lãi suất chiết khấu mà ngân hàng sử dụng trong phân tích tài chính các dự án mà ngân hàng xem xét để cấp tín dụng. Trong năm 2008 mức lãi suất chiết khấu mà ngân hàng sử dụng là 12%.

Như vậy mức lãi suất chiết khấu sử dụng cho mô hình thời lượng là 12%/ năm.

3.7.1.4. Thời lượng hai vế bảng cân đối kế toán Thời lượng tài sản nợ Thời lượng tài sản nợ

Ta tiến hành xác định thời lượng từ khỏa mục tài sản nợ của bảng cân đối kế toán của

Một phần của tài liệu rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại mhb an giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)