Diễn biến lãi suất thị trường trong năm 2008 2009

Một phần của tài liệu rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại mhb an giang (Trang 46)

3.3.1. Trên thế giới

Kinh tế thế giới quí I năm 2008 chứng kiến sự phục hồi của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, Đức.. và mức tăng trưởng nóng của các nền kinh tế mới nổi ở

châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN.

Theo ước tính quỹ tiền tệ thế giới (IMF) tại thời đểm quý I năm 2009, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 3,7%. Trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng EURO là 1,4%, Nhật Bản: 1,4%. Các nước đang phát triển vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc là 9,3%; Nga: 6,8%; Ấn Độ: 7,9%; Các nước Thái Lan, Malaysia, philipin Việt Nam: 5,8% (Nguồn: http://www.imf.org).

Kinh tế tăng trưởng nóng, kết hợp với bất ổn chính trị, hiện tượng đầu cơ… đã đẩy giá dầu thế giới nhảy vọt từ 90 đôla một thùng vào đầu năm lên 100 đôla vào 20/2 và lập kỷ lục trên 147 đôla một thùng vào 11/7 gây ra lạm phát ở mức cao13:

Biểu đồ 3.3a: Tỷ lệ lạm phát một số khu vực trên thế giới trong giai đoạn (2006 – 2008) Tỷ Lệ Lạm Phát ở một số khu vực trên Thế Giới 3,470 6,322 10,226 3,476 2,5302,183 2,152 2,148 4,165 7,761 5,408 6,221 0,0 2,0 4,0 6,0 8,0 10,0 12,0 2006 2007 2008 Năm T l l m phá t % Các Quốc Gia Nhóm G7

Khu Vực Châu Âu

Các Nền Kinh TếĐang Phát Triển ở Châu Á

Khu Vực Châu Phi

Nguồn: http://www.imf.org Trong giai đoạn (2006- 2007) tỷ lệ lạm phát giảm nhẹở hầu hết các khu vực trên thế giới với mức giảm trung bình gần 3%, trong khi ở các nền kinh tếđang phát triển ở

châu Á thì tốc độ tăng lạm phát là gần 29%. Tuy nhiên đến giai đoạn (2007- 2008) thì mức lạm phát tăng ở hầu hết các khu vực với tốc độ tăng trung bình gần 60%, trong đó châu Phi là khu vực có tốc độ tăng lạm phát cao nhất gần 65%, các nước thuộc nhóm G7 và các quốc gia khu vực châu Âu có tốc độ tăng lạm phát 61,5%, trong khi các nền

13

kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á là 43%. Lạm phát tăng cao trong năm 2008 trực tiếp tạo ra áp lực tăng lãi suất trên thị trường:

Biểu đồ 3.3b: Sự biến động lãi suất trên thị trường thế giới giai đoạn(2008- 2009) 0,0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 6,0 1-1-08 1-3-08 1-5-08 1-7-08 1-9-08 1-11-08 1-1-09 Thời Gian i S u t % EURIBOR LIBOR SIBOR

Nguồn: Tác giả thống kê từ bảng 2.2 trang 66 của Phụ lục 2.

Lãi suất tăng liên tục trong những tháng đầu năm 2008, cho đến quý IV của năm 2008 lãi suất thị trường đổi chiều giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng thế chấp nhà đất dưới chuẩn tại Mỹ.

Các nhà kinh tế đã dựđoán cuộc khủng hoảng này từ năm 2006, tuy nhiên những nhà kinh tếđã không thuyết phục được các thể chế tài chính lớn để có những biện pháp phòng tránh thích đáng, dẫn đến những hậu quả nặng nề:

Khủng hoảng xảy ra, nhiều thể chế tài chính lớn trên thế giới phải tuyên bố phá sản như: Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷđôla, hàng loạt các ngân hàng được chính phủ

các nước tiếp quản như Northern Rock (ngân hàng lớn thứ năm tại Anh), Freddie Mac và Fannie Mae (hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ). Quỹ đầu tư Merill Lynch, công ty Country Financial bị thâu tóm bởi Bank of America, tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới AIG phải trông chờ vào tiền viện trợ từ chính phủ Mỹ. Chính phủ Mỹ đã buộc phải bơm 85 tỷ đôla vào AIG, Chính phủ Iceland đã phải đóng cửa thị trường chứng khoán, và quốc hữu hóa ngành ngân hàng, Hungary và Ukraine phải nhờ vào sự can thiệp của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Cuộc khủng hoảng đã tác động sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tại Mỹđã có đã có hơn 30.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 6,7% (thời điểm 6/12/2008), mức cao nhất trong vòng 15 năm qua.

Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và ấn Độ tăng trưởng chậm lại.

Để cứu vãn nền kinh tế thế giới, nhiều giải pháp đã được đưa ra như các gói kích thích kinh tế của chính phủ các nước, ngân hàng trung ương các nước điều chỉnh lãi suất, riêng Mỹđã 8 lần cắt giảm lãi suất, từđó lãi suất cơ bản từ 5% đã xuống chỉ còn 0,25% dẫn đến lãi suất thị trường giảm mạnh trong quý IV của năm 2008 và những tháng đầu năm 2009. Từ biểu đồ 3.3b ta thấy lãi suất chạm đỉnh tại thời điểm đầu tháng 9 năm 2008 và bắt đầu tụt dốc không phanh ngay sau đó. Trong vòng 6 tháng từ

09/2008 đến tháng 02/2009 lãi suất thị trường giảm với tốc độ giảm hơn 67%. Lãi suất LIBOR kỳ hạn 3 tháng đối với đồng USD giảm từ 5,277% (09/2008) xuống còn 1,81% (02/2009), SIBOR giảm từ 3,9% còn 1,26% và LIBOR từ 4,0525% xuống 1,3126%. (Nguồn: www.vnexpress.net).

3.3.2.Ở Việt Nam

Ngày 19/05/2008 quy định hành chính về mức lãi suất trần 12% được hủy bỏ và thay thế vào đó là quyết định 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 5 năm 2008 của thống

đốc NHNN Việt Nam công bố mức lãi suất cơ bản mới được áp dụng là 12%, theo đó các NHTM sẽ xác định mức lãi suất cho vay và huy động phù hợp với điều kiện thực tế

tại ngân hàng nhưng không được vượt quá 150 lần mức lãi suất cơ bản của NHNN. Từ đây cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng theo quyết định số

456/2002/QĐ-NHNN ngày 30/05/2002 của NHNN sẽ hết hiệu lực mà thay thế vào đó là cơ chếđiều hành lãi suất mới phù hợp với luật dân sự và luật NHNN.

Trong những tháng đầu năm 2008, để thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, thống

đốc NHNN đã ra các quyết định (số1317/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 6 năm 2008 và quyết định số 1326/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 6 năm 2008) để nâng mức lãi suất cơ bản từ 12% lên mức 14% và lãi suất tái cấp vốn từ 13% lên mức 15%.

Năm 2008 là năm nền kinh tế có những biến động lớn diễn ra nhanh chóng và khó dự báo, có những giai đoạn nền kinh tế biến động trái chiều. Những tháng đầu năm 2008 lạm phát nền kinh tếở mức cao 23,1%14, các ngân hàng bước vào giai đoạn cạnh tranh khóc liệt, giai đoạn này lãi suất được sử dụng như công cụ cạnh tranh chính trong cuộc chiến giành giật thị phần giữa các NHTM, một số NHTM nhỏ nhằm đảm bảo tính thanh khoản cũng lao vào cuộc cạnh tranh khóc liệt này đã đẩy lãi suất thị trường tăng mạnh trong thời gian ngắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 3.3c: Sự biến động Lãi Suất Liên Ngân Hàng ở Việt Nam giai đoạn (2008- 2009)

Sự biến động Lãi Suất Liên Ngân Hàng

0 5 10 15 20 1-6-081-7-08 1-8-08 1-9-081-10-081-11-081-12-081-1-09 Thời gian i s u t VNIBOR 3M

Nguồn: Tác giả thống kê từ Website NHNN Việt Nam

Đến cuối năm 2008, khi mà nền kinh tế trở nên đình đốn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới, để kích cầu nền kinh tế NHNN 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản, giảm lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, chỉ trong khoảng thời

14Vietnam: Selected Economic Indicators, 2005–09 http://www.IMF.org/external/np/sec/pn/2009/pn0936.htm

gian hơn 2 tháng (từ ngày 1/10/2008 đến ngày 22/12/2008) lãi suất cơ bản giảm 5,5% từ

14% xuống còn 8,5%, dẫn đến lãi suất liên ngân hàng giảm 7,19% từ 15,67% xuống 8,48%.

3.4. Chính sách lãi suất của MHB An Giang trong năm 2008 3.4.1. Lãi suất huy động 3.4.1. Lãi suất huy động

Lãi suất huy động là chi phí mà ngân hàng phải trảđể sử dụng nguồn vốn, lãi suất huy động chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, lãi suất huy động sẽ

tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng từđó tác động đến lãi xuất cho vay và ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Căn cứ vào tình hình thực tế của nền kinh tế, áp lực cạnh tranh trong ngành và nhu cầu vốn mà ngân hàng điều chỉnh mức lãi suất huy động theo từng thời kỳ. Tại ngân hàng MHB An Giang áp dụng mức lãi suất huy động theo quy định chung của hội sở. Cụ thể mức lãi suất huy động vốn của MHB An Giang tại thời điểm tháng 12/2008 như

sau:

Bảng 3.3a: Lãi suất huy động vốn của MHB An Giang tại thời điểm tháng 12/2008

Nguồn: Phòng kinh doanh

Kỳ hạn tiền gửi lãi suất (tháng) Không kỳ hạn 0,40% 1 tuần 0,42% 2 tuần 0,45% 1 tháng 0,80% 3 tháng 0,75% 6 tháng 0,75% 9 tháng 0,75% 12 tháng 0,70% >24 tháng 0,70% Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng suất huy động đối với loại kỳ hạn 1 tháng ở mức 0,8%/tháng cao hơn các kỳ hạn khác chứng tỏ ngân hàng đang có nhu cầu vốn ngắn hạn lớn điều này được chứng minh tại bảng 3.2d (trang 30) là dư nợ cho vay ngắn hạn lớn chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng dư nợ của ngân hàng và tỷ lệ này có xu hướng tăng trong thời gian tới. Đặc biệt lãi suất ngắn hạn cao, thu hút nhiều nguồn vốn ngắn hạn điều đó giúp ngân hàng hạn chế thiệt hại trong tình hình lãi suất biến động liên tục và đang hình thành xu hướng tiếp tục giảm trong tương lai.

3.4.2. Lãi suất cho vay

Tại ngân hàng MHB An Gang lãi suất cho vay theo quy định mức lãi suất của hội sở. Cụ thể MHB An Giang đang áp dụng hai mức lãi suất cho vay: cho vay tiêu dùng với mức lãi suất là 1,06%/tháng và lãi suất cho vay với mục đích vay vốn sản xuất kinh doanh là 0,875%/ tháng (tại thời điểm 31/03/2009) cho tất cả các kỳ hạn, lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn. Để đảm bảo phòng tránh rủi ro lãi suất MHB An Giang áp dụng hình thức lãi suất cố định có điều chỉnh theo từng thời kỳ đối với các khoản cho vay trung và dài hạn.

3.5. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất một số NHTM Việt Nam 3.5.1. Đánh giá chung 3.5.1. Đánh giá chung

Trong môi trường tài chính, cơ chế lãi suất tự do sẽđảm bảo cho ngân hàng linh hoạt hơn trong chiến lược phát triển của mình khi thực hiện nghiên cứu phát triển các sản phẩm ngân hàng, lựa chọn cơ cấu lãi suất đầu vào, đầu ra hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên một cơ chế lãi suất tự do sẽ làm gia tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, tự do hóa lãi suất cũng

đồng nghĩa với lãi suất sẽ bịđiều chỉnh bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi đó sự

tác động của các lực lượng thị trường này (quan hệ cung cầu) sẽ gây nên sự biến đổi liên tục, thất thường và khó dự báo, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lãi suất lớn. Do đó công tác quản lý rủi ro lãi suất trở thành trọng tâm trong công tác quản trị ngân hàng bên cạnh rủi ro tín dụng, thanh khoản.

Ở Việt Nam, các ngân hàng đã bắt đầu nhận thức về rủi ro lãi suất, một số ngân hàng đã thành lập ủy ban quản lý tài sản có và tài sản nợ (ALCO)15, Sử dụng một số

biện pháp để phòng ngừa, quản lý rủi ro lãi suất như các biện pháp phòng ngừa nội bảng, thực hiện quản trị lãi suất theo phương pháp cố định lãi suất. Tuy nhiên những biện pháp này đã bị coi là “lạc hậu” ở các nước phát triển, trong khi những công cụ hiện

đại như các hợp đồng phái sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn) thì chưa được các ngân hàng sử dụng phổ biến trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Thực tế xây dựng và điều hành lãi suất tại các NHTM còn nhiều bất cập cả về nội dung, chính sách, cơ chế quản lý và phương thức vận hành để thích nghi với cơ chế lãi suất thị trường (Lê Văn Tư, 2005, tr 963) cụ thể:

Các cấp lãnh đạo ngân hàng chưa quan tâm toàn diện về công tác quản lý rủi ro lãi suất, các ngân hàng chỉ quan tâm đến rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, do đó các chính sách về quản trị lãi suất chỉ dừng lại ở mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng quan tâm đến việc xác định mức lãi suất sao cho huy động được nhiều vốn và đem cho vay thật nhiều mà vẫn đảm bảo kiểm soát rủi ro tín dụng.

Nhận thức về rủi ro lãi suất của các NHTM Việt Nam chưa đầy đủ, chưa đo lường,

đánh giá cụ thể mức độ rủi ro lãi suất, chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp quản lý rủi ro lãi suất. Phần lớn các NHTM Việt Nam quản lý rủi ro lãi suất theo phương pháp cốđịnh lãi suất. Hội sởđưa ra những thang bật lãi suất cốđịnh và áp dụng chung cho toàn bộ hệ thống. Xét về phương điện lý thuyết, lãi suất là một loại hàng hóa, do vậy mức lãi suất được quyết định trên cở sở thương lượng giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, thực tế hiện nay lãi suất đã bị áp đặt theo khung lãi suất quy định của hội sở, các nhân viên ngân hàng chỉ việc tuân thủ và điều chỉnh theo kỳ hạn và đã không có một cơ chế lãi suất linh hoạt theo mức độ rủi ro cho từng hợp đồng vay. Chính sách lãi suất trên vô hình chung đã là giảm tính chủ động của ngân hàng, hạn chế khả năng cạnh tranh do lãi suất đã không phản ánh kịp thời sự biến động lãi suất trên thị trường.

3.5.2. Cách thức phòng chống rủi ro lãi suất của một số Ngân Hàng 3.5.2.1. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương 3.5.2.1. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương đã chủ động áp dụng một số biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất như: áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trường;

tham gia vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất với các đối tác nước ngoài; áp dụng chính sách lãi suất thả nổi đối với những hợp đồng tín dụng trung và dài hạn để giảm thiểu rủi ro lãi suất. (Bảng chi tiết đính kèm bảng 1.1 và 1.2 Phụ lục 1, tr 63- 64).

3.5.2.2. Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng. Hội đồng ALCO sử dụng nhiều công cụđể giám sát và quản lý rủi ro lãi suất, bao gồm: biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá (repricing gap), thời lượng của tài sản nợ và tài sản có (duration), hệ số nhạy cảm (factor sensitivity), báo cáo về nội dung nói trên do Phòng Quản lý rủi ro của ACB lập định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng cho từng loại tiền tệ và vàng. Dựa trên báo cáo và những nhận định về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường trong các cuộc họp hàng tháng của hội đồng ALCO, ban điều hành ngân quỹ hàng ngày sẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp để định hướng cho các hoạt động của Ngân hàng.

3.5.2.3. Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Ngân hàng công thương Việt Nam thực hiện quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng: Ngân hàng chủđộng áp dụng hình thức lãi suất thả nổi đối với các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn, tiến hành lập báo cáo độ lệch về kỳ hạn giữa tài sản có và tài

Một phần của tài liệu rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại mhb an giang (Trang 46)