Sơ lược về Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long ch

Một phần của tài liệu rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại mhb an giang (Trang 36 - 40)

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

NH PTN ĐBSCL chi nhánh An Giang (MHB An Giang) được thành lập theo công văn số 390/CV-NHNN ngày 07/05/1998 của thống Đốc NHNN và quyết định số

18/QĐ-HĐQT ngày 27/05/1999 của Hội đồng quản trị NH PTN ĐBSCL. Ngày 17/12/1999 NH PTN ĐBSCL được chính thức khai trương với các nghiệp vụ như: Huy

động vốn, cho vay vốn, đầu tư kinh tế, dịch vụ chuyển tiền, đặc biệt là hoạt động đầu tư

xây dựng và phát triển nhà ở.

Tên gọi: Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh An Giang.

Tên giao dịch: Housing Bank of Mekong Delta An Giang Branch (MHB AG).

Trụ sở chính đặt tại 15 – Tôn Đức Thắng – phường Mỹ Bình – Thành phố Long xuyên – An Giang. Điện thoại: 0763 857319 – 857456 Fax: 857276 3.1.2.2. Tổ chức nhân sự Sơđồ tổ chức: P.Hành Chính

Nhân Sự Tra NP.Kiểm ội

Ban Giám Đốc P.Kế Toán Ngân Quỹ P.Quản Lý Rủi Ro P. Hỗ Trợ Kinh Doanh P.Kinh Doanh

PGD Châu Phú PGD Tân Châu

3.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban Ban Giám Đốc

Điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc MHB, trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh.

Đại diện Tổng Giám Đốc trong việc khởi kiện các tranh chấp, tố tụng về dân sự, hình sự liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

Chấp hành đầy đủ báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo đột xuất về mọi hoạt động của chi nhánh theo quy định của NHNN và Tổng Giám đốc.

Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng pháp lệnh thống kê, phân phối tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động theo kết quả kinh doanh và quy chế tài chính của MHB.

Phòng hành chính nhân sự

Lập chương trình và tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ quản lý nhân sự, quản lý lao động, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, thực hiện công tác thi đua khen thưởng.

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ quan, mua sắm trang thiết bị và công cụ lao động.

Thực hiện công tác hành chính quản trị.

Lập báo cáo về công tác cán bộ, lao động tiền lương và các công tác hành chính, quản trị theo quy định.

Phòng kinh doanh

Tham mưu cho giám đốc chiến lược kinh doanh thu hút khách hàng trong toàn chi nhánh An Giang.

- Quản lý và giám sát các kế hoạch giành cho khách hàng.

- Duy trì và phát triển danh mục khách hàng đem lại lợi nhuận và chất lượng tín dụng tốt.

- Nâng cao chất lượng tín dụng tối thiểu đạt lợi nhuận đề ra. - Đảm bảo xử lý hồ sơ vay và quản lý nợ theo quy định của MHB.

- Giám sát thường xuyên việc trả nợ của khách hàng, các khoản nợ vay có vấn đề đểđạt hiệu quả lợi nhuận cao.

- Có biện pháp xử lý kịp thời các món vay có vấn đề nhằm giảm rủi ro.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác như kinh doanh đối ngoại, chiết khấu bộ chứng từ

xuất nhập khẩu, huy động vốn….

- Các nghiệp vụ cụ thể như: Tiếp xúc phỏng vấn, hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng lập hồ sơ vay vốn, thẩm định và báo cáo thẩm định, đàm phán và lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm…. Theo dõi lập thủ tục giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, theo dõi thu hồi nợ, cơ cấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, lập thanh lý hợp đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng quản lý rủi ro

- Thu thập các thông tin, tài liệu báo cáo thẩm định của bộ phận kinh doanh để đề

xuất cho vay hoặc không cho vay theo quyết định của MHB, mức đề xuất cụ thể:

+ Các hồ sơ vay, bảo lãnh không đủ tài sản đảm bảo của: Cá nhân > 50.000.000 đ, Tổ chức > 200.000.000 đ.

+ Các hồ sơ vay, bảo lãnh có tài sản đảm bảo của: Cá nhân > 200.000.000 đ, tổ

chức > 500.000.000 đ.

- Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu danh mục đầu tưđã phê duyệt.

- Quản lý và đảm bảo tuân thủ chính sách tín dụng đã được duyệt trong từng thời kỳ. Phân tích và lập báo cáo tổng hợp phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng cho toàn chi nhánh, đưa ra các thông tin cảnh báo rủi ro tín dụng, thực hiện và báo cáo kiểm soát tín dụng nội bộ theo MHB.

- Theo dõi, hỗ trợ cho bộ phận kinh doanh đểđánh giá và đề xuất các danh mục tín dụng không hiệu quả…

- Tham gia giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu.

- Tiếp nhận và tái thẩm định hồ sơ vượt mức phán quyết của các phó giám đốc và trình Giám Đốc xem xét giải quyết, tham mưu cảnh báo rủi ro trong toàn chi nhánh An Giang.

Phòng hỗ trợ kinh doanh

- Hỗ trợ soạn thảo các mẫu biểu liên quan đến hồ sơ vay vốn khi có yêu cầu. Thực hiện công chức, đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Lưu giữ hồ sơ vay vốn theo quy định. Lập các loại báo cáo thống kê theo quy

định, thông tin tín dụng.

- Theo dõi và cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo các khoản vay tới hạn, lãi chưa thu, nợ quá hạn, nợ có vấn đề.

- Xử lý các khoản nợ xấu được lãnh đạo phân công, khởi kiện, bán đấu giá, đôn đốc thi hành án.

- Lập hồ sơ xử lý nợ, miễn hay giảm lãi trình hội đồng quản trị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của MHB quy định.

Phòng kế toán ngân quỹ

-Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của chi nhánh.

-Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả

tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, dịch vụ chi trả tiền. -Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước. -Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.

-Thực hiện kiểm tra chuyên đề, kiểm toán, ngân quỹ trong phạm vi chi nhánh. -Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với Ngân sách Nhà Nước và quy

định chếđộ tài chính của hệ thống.

-Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. -Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ và tài liệu kế toán.

-Chấp hành chếđộ quyết toán hàng năm với hội sở.

Phòng Kiểm tra nội bộ

-Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ các hoạt động của chi nhánh.

-Theo dõi, phúc tra chi nhánh trong việc sửa chữa những sai phạm, thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra. Kiểm tra và những kiến nghị của kiểm tra nội bộ tại chi nhánh.

-Báo cáo các kết quả của công tác kiểm tra nội bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của nhà nước, NHNN và của Hội sở

Ngân hàng PTN ĐBSCL trong việc kiểm tra tại chi nhánh.

Phòng giao dịch:

Là các đơn vị giao dịch trực thuộc chi nhánh tỉnh. Khi ký kết hợp đồng vượt mức

ủy quyền thì Giám Đốc phòng giao dịch có trách nhiệm thẩm định hồ sơ vay vốn theo

đúng quy trình tín dụng sau đó trình và gửi toàn bộ hồ sơ vay vốn cho Giám Đốc chi nhánh tỉnh xem xét, phê duyệt.

3.1.2.4. Biên chế nhân sự

MHB hiện tại đang sở hữu nguồn nhân lực trẻ và có chuyên môn cao, với số lượng cán bộ công nhân viên là 114 người (tính đến 31/12/2008) có độ tuổi bình quân là 32 và thâm niên công tác bình quân là 9 năm. Trong số đó có 87 người có trình độ đại học chiếm một tỷ lệ là 76%, trình độ cao đẳng là 06 người, trung cấp chuyên nghiệp 8 người. Với sức trẻ và thâm niên công tác tương đối lâu, đây là nguồn nhân lực có đủ

kinh nghiệm để giải quyết những tình huống phức tạp trong công việc và hoàn thành nhiệm vụđược giao. Trong thời gian tới MHB An Giang sẽ có kế hoạch nâng cao năng lực chuyên môn cho các bộ nhân viên tại ngân hàng, hướng tới một tỷ lệ là 100% nhân viên có trình độđại học và trên đại học (Nguồn phòng hành chính nhân sự).

3.1.2.5. Sản phẩm dịch vụ chính tại ngân hàng

™Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà

Thực hiện ký kết các hợp đồng tín dụng với mục đích xây dựng, sữa chữa, mua nhà

đối với mọi tổ chức, cá nhân có năng lực pháp lực và năng lực hành vi dân sự theo quy

định của pháp luật, có nguồn thu nhập đảm bảo trả nợ (gốc lẫn lãi) và có tài sản đảm bảo nợ vay. Trường hợp không có tài sản đảm bảo thì thực hiện theo đúng quy định của MHB về cho vay tín chấp.

Đối với sản phẩm cho vay xây dựng, mua, hay sữa chữa nhà thì mức cho vay không vượt quá 80% tổng chi phí cho việc xây dựng, mua hay sữa chữa (kể cả những khoản chi phí thiết kế, bản vẽ, nộp thuế trước bạ…) và không vượt quá 85% giá trị tài sản thế

chấp.

Đối với hình thức cho vay mà tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay thì mức cho vay không vượt quá 70% giá trị của dự án và 85% giá trị tài sản đảm bảo.

Đối với những trường hợp cho vay mà không có tài sản đảm bảo do tài sản là nhà,

đất đang trong quá trình thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nhà ở thì do giám đốc chi nhánh quyết định nhưng tối đa không vượt quá 50% tổng chi phí thực hiện và không vượt quá mức ủy quyền phán quyết cho vay tối đa đối với một khách hàng của tổng giám đốc NH PTN.

Căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định thời hạn cho vay hợp lý nhưng không quá 60 tháng đối với cho vay sửa chữa, nâng cấp nhà ở, không quá 180 tháng đối với xây dựng nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở hoặc nhà ở, căn hộ chung cư.

™ Cho vay tiêu dùng

Cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để trang trãi chi phí với mức vay tối đa bằng 100% nhu cầu vốn và thời hạn vay không được vượt quá 3 tháng.

Trường hợp cho vay không có đảm bảo bằng tài sản (tín chấp): mức cho vay tối đa 100% tổng nhu cầu vốn của phương án xin vay nhưng tối đa là 12 tháng thu nhập thực tế của khách hàng và không quá 200 triệu đồng (chi nhánh phải xác định mức cho vay phù hợp để có thể thu hồi được nợ gốc và lãi trong trường hợp khách hàng nghỉ việc).

Thời hạn vay được tính từ thời điểm khách hàng nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ (cả gốc lẫn lãi).

™ Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng duy trì trong một khoản thời gian nhất đinh do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hạn mức.

Ngân hàng chỉ cấp hạn mức tín dụng cho những cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể làm ăn ổn định, hiệu quả và có lịch sử quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng. Căn cứ

vào nhu cầu vốn, tài sản đảm bảo và vòng quay vốn của khách hàng mà ngân hàng xác

định hạn mức tín dụng và thời hạn của hạn của mức tín dụng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại mhb an giang (Trang 36 - 40)