Mối quan hệ giữa các giải pháp.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 122 - 123)

BẾN TRE 3.1 Nguyên tắc xây dựng các giải pháp.

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp.

Giải pháp Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ - giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về công tác giáo dục đạo đức là giải pháp quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một khi nhận thức về công tác này được nâng cao thì mới có khả năng đạt được kết quả giáo dục như mong muốn. Nhận thức của CB-GV đúng đắn sẽ là điều kiện để giáo dục học sinh tốt. Nhận thức của học sinh được nâng cao là điều kiện để lĩnh hội tri thức một cách chắc chắn, có được tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức tốt hơn, vai trò của tự giáo dục sẽ tăng lên. Nhận thức về vai trò trách nhiệm của gia đình về giáo dục đạo đức rõ ràng thì việc quản lý và giáo dục con em sẽ có hiệu quả và chất lượng; việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ ở mức độ cao hơn.

Giải pháp Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh trong nhà trường sẽ là cơ sở để thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, để các hoạt động của nhà trường diễn ra theo chiều hướng thuận lợi. Một môi trường sư phạm lành mạnh sẽ là điều kiện kích thích mọi thành viên của nhà trường nhiệt tình, hăng hái tham gia thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục; là mảnh đất để sinh sôi, nảy nở các phẩm chất tốt đẹp của học sinh. Khi nhận thức được nâng cao thì cuộc vận động ’’

Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, ” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ thực hiện có hiệu quả, sẽ nêu gương được cho học sinh nhiều hơn. Đồng thời các giải pháp khác cũng nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức để hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức.

Giải pháp: quản lý việc đổi mới công tác kiểm tra , đánh giá và khen thưởng ,trách phạt; Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường; Tích cực đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Đánh giá khách quan,

chính xác là cơ sở giúp nhà quản lý đề xuất những biện pháp giáo dục phù hợp với thực tiễn.Khen thưởng, trách phạt là một trong những biện pháp kích thích sự cố gắng vươn lên của GV và HS khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục và rèn luyện. Tăng cường GD lồng ghép qua môn học và nâng cao vai trò của GVCN lớp sẽ làm cho nội dung , hình thức , biện pháp GD đạo đức thêm phong phú , đa dạng , sinh động mà không nặng tính giáo huấn.

Giải pháp Đẩy mạnh sự phối hợp 3 môi trường GD trong công tác giáo dục đạo đức là điều kiện quan trọng , then chốt tạo ra sự thống nhất về nội dung, chuẩn mực giáo dục đạo đức giữa các môi trường GD nhằm hỗ trợ cho quá trình GD đạo đức đạt hiệu quả cao vì trong công tác GD đạo đức không thể thiếu sự kết hợp 3 môi trường GD này.

Nhằm góp phần làm cho công tác giáo dục đạo đức và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện Mỏ Cày đạt hiệu quả, chúng tôi đã đề xuất 8 giải pháp trong đề tài này. Tùy theo tình hình thực tế của từng trường và địa phương mà mỗi giải pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, không có giải pháp nào là tối ưu. Các giải pháp trên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nên trong quá trình quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, các nhà trường cần phải thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp và vận dụng linh hoạt các giải pháp.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 122 - 123)