BẾN TRE 3.1 Nguyên tắc xây dựng các giải pháp.
3.2.2.3. Biện pháp thực hiện.
+ Đối với Hiệu trưởng.
- Phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu năm học trên cơ sở thực trạng đạo đức của học sinh, tình hình thực tế của địa phương, để định ra nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phù hợp.
- Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh một cách cụ thể bao gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và những tình hình có tính chất thời sự, cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với học sinh.
- Đầu tư kinh phí để cải tạo cảnh quang nhà trường: trồng cây xanh, bồn hoa, cây cảnh, trang trí phòng học và trong khu vực trường, trưng bày các khẩu hiệu, nội quy nhà trường; xây dựng tường rào, cổng ngõ an toàn. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, các trường có thể kêu gọi sự đóng góp, hỗ trợ từ các lực lượng xã hội.
- Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp, vệ sinh môi trường.
- Tổ chức khai giảng năm học mới thật sự có ý nghĩa theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, chú trọng cả phần “Lễ” và “Hội” để tạo ấn tượng đầu năm học cho học sinh.
- Xây dựng quy chế thi đua, nội quy nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, dựa trên cơ sở Điều lệ trường trung học và quy định của các cơ quan quản lý giáo dục.
- Cùng kết hợp với cộng đồng xây dựng môi trường lành mạnh chung quanh trường, tạo điều kiện giáo dục học sinh. Kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa các hàng quán trước cổng trường, các điểm vui chơi giải trí và truy cập Internet xung quanh trường theo đúng quy định của ngành chức năng. Việc này phải thực hiện cương quyết, không để kéo dài.
- Tổ chức các phong trào thi đua trong học sinh thường xuyên, liên tục trong năm học, bảo đảm tính công bằng, phù hợp với điều kiện nhà trường.
- Chú trọng xây dựng đội ngũ GVCN, chỉ đạo GVCN xây dựng lớp thành những tập thể vững mạnh, tạo nên phong trào thi đua học tốt ở các lớp.
- Xây dựng khối đoàn kết trong CB-GV-NV. Chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với cuộc vận động “Hai không” và phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
+ Đối với cán CB-GV-NV.
- CB-GV nhà trường phải gương mẫu về mọi mặt, không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình, là tấm gương cho học sinh noi theo. Tuy CB-GV không phải là hình mẫu tương lai của các em học sinh, nhưng những ưu điểm, những giá trị của họ sẽ là mục tiêu mà học sinh phấn đấu thực hiện được. Bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh. Khi có một CB-GV-NV lưu ý nhắc nhở trực tiếp học sinh về mặt hạnh kiểm tức là hiệu trưởng đã triển khai được và vận động các thành viên trong nhà trường tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
+ Đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường.
- Đoàn trường là lực lượng nòng cốt trong nhiều hoạt động. Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, Đoàn trường được coi là lực lượng tham gia nhiều.
- Đoàn TNCS cần chủ động phối hợp với GVCN, GVBM tổ chức tốt phong trào thi đua học tập, thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên trong “Năm xung kích” và “Bốn đồng hành” do Trung ương Đoàn phát động. Chủ động thành lập tổ “ Thanh niên xung kích” thành phần bao gồm những Đoàn viên, thanh niên ưu tú có nhiệm vụ kín đáo giám sát một số học sinh chậm tiến bộ về tình hình học tập , rèn luyện ở lớp và ở địa phương, qua đó phản ánh về Đoàn thanh niên để có biện pháp tác động, giáo dục kịp thời.
- Tổ chức tốt sinh hoạt Đoàn hàng tuần, hằng tháng, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. Đoàn trường phải đổi mới và cải tiến hình thức sinh hoạt cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi, với điều kiện nhà trường, để các buổi sinh hoạt là sân chơi bổ ích, thật sự lôi cuốn Đoàn viên thanh niên tham gia.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, giáo dục ước mơ, hoài bão cho Đoàn viên thanh niên.Nội dung giáo dục ước mơ, hoài bão cho học sinh hiện chiếm tỉ lệ thấp. Đoàn trường là tổ chức có thể thực hiện tốt nhiệm vụ này. Là lực lượng gần gũi với thanh niên, các cán bộ đoàn có điều kiện tiếp xúc, trao đổi, qua đó giúp học sinh nâng cao dần nhận thức, chống lại các tiêu cực, đấu tranh chống lại cái sai, ủng hộ cái đúng. Một mặt Đoàn trường còn có khả năng là chất xúc tác để học sinh thực hiện những yêu cầu do nhà trường đưa ra.
- Tổ chức các hoạt động xã hội cho học sinh.
Hoạt động xã hội là trường học rèn luyện và giáo dục con người. Vì vậy, thông qua các hoạt động xã hội, học sinh có điều kiện và cơ hội quan hệ, tiếp xúc. Qua đó sự giao tiếp giữa các em càng đa dạng hơn, càng làm phát triển phong phú các phẩm chất nhân cách, hình thành kỹ năng ứng xử, giao tiếp có văn hóa, cá tính được bộc lộ, đạo đức học sinh được hoàn thiện hơn.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.
Nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh. Hiệu trưởng tổ chức được một đội ngũ cán bộ, giáo viên có tri thức khoa học sư phạm, cùng với các lực lượng giáo dục có sự tham gia của cấp ủy và Hội đồng giáo dục địa phương, xây dựng môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đội ngũ CB-GV-NV của nhà trường đạt chuẩn theo quy định, gương mẫu, đoàn kết, thống nhất, yêu nghề và thương yêu học sinh, giữ vững hình ảnh tốt đẹp về người thầy; tạo ra các giá trị cho nhà trường, cùng hướng đến một mục tiêu chung về giáo dục nói chung và công tác giáo dục đạo đức học sinh nói riêng.