3.89 3.61 Kế hoạch, chương trình

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 68 - 76)

H R: Có sự khác biệt ý nghĩa về trị trung bình giữa 2 nhóm đối tượng.

2.1 3.89 3.61 Kế hoạch, chương trình

Kế hoạch, chương trình

công tác Đoàn gắn với kế hoạch nhà trường.

78.9 76.8 21.1 21.1 0 0

2.1 3.79 3.75

Phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức Đoàn trong mọi hoạt động

84.2 32.6 15.8 62.1 0 0

5.3 3.84 3.27

Lựa chọn ,bồi dưỡng năng lực công tác cho Cán bộ Đoàn, Đoàn viên HS,HS cốt cán

47.4 32.6 47.4 58.9 5.3 8.4 3.42 3.24

Tổ chức phong phú ,đa dạng các hoạt động ngoại khóa thu hút HS tham gia

36.8 23.2 63.2 61.1 0 0

15.8 3.37 3.07

Chủ động tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng

84.2 46.3 15.8 50.5 0 0

3.2 3.84 3.43

Có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm cụ thể sau các hoạt động

31.6 25.3 63.2 63.2 5.3 11.6 3.26 3.14

Nêu gương người tốt việc tốt

Qua bảng số liệu cho thấy ý kiến CBQL, GVCN đánh giá khá cao mức độ phối hợp của Đoàn thanh niên với Hiệu trưởng và các lực lượng giáo dục khác trong trường ;Chương trình, kế hoạch của Đoàn gắn với kế hoạch của nhà trường;Việc nêu gương người tốt việc tốt cũng được thực hiện tốt (Các nội dung này có điểm trung bình từ 3.5 trở lên) .

Việc phát huy vai trò nòng cốt trong các hoạt động: có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá của 2 nhóm đối tượng . CBQL đánh giá tốt ( ĐTB: 3.84), GVCN đánh giá mức độ khá ( ĐTB: 3.27) .Qua trao đổi , một số GVCN ở các trường cho biết : Tuy chương trình, kế hoạch Đoàn có gắn với kế hoạch của trường nhưng hiệu trưởng chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch ,chương trình của Đoàn thanh niên. Ở một số mảng công tác của Đoàn chưa đem lại hiệu quả thiết thực, biểu hiện qua việc HS chưa tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Dựa vào hiệu quả giáo dục của các phong trào do ĐTN tổ chức , GVCN đánh giá chưa cao vai trò nòng cốt của ĐTN.

Việc lựa chọn và bồi dưỡng năng lực công tác cho cán bộ Đoàn,Đoàn viên học sinh và học sinh cốt cán; Tổ chức phong phú , đa dạng các hoạt động ngoại khóa thu hút HS tham gia; Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm cụ thể sau các hoạt động được đánh giá ở mức độ khá.

Tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế ở các nội dung trên, Bí thư Đoàn các trường cho biết : Một số trường còn thiếu cán bộ đoàn nhiệt tình và có kinh nghiệm trong công tác, hiệu quả hoạt động của Đoàn ở một số lĩnh vực chưa thật sự nổi trội mức độ tổ chức các hoạt động để thu hút học sinh tham gia chưa phong phú. Việc tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm sau các hoạt động cũng chưa tiến hành thường xuyên. Điều đó cho thấy năng lực tổ chức hoạt động Đoàn trong nhà trường chưa thật sự tốt khi thực hiện nhiệm vụ.

-Việc chủ động tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng: Cụ thể: CBQL đánh giá tốt (ĐTB: 3.84), GVCN đánh giá khá (ĐTB: 3.43). Để làm rõ sự khác biệt trên tác giả đã trao đổi trực tiếp với Bí thư Đoàn ở các trường , được biết: Đoàn thanh niên thường xuyên phối hợp với BGH và các bộ phận trong trường tổ chức

các phong trào thi đua cho học sinh .Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định như hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, chế độ khen thưởng đôi khi tiến hành chưa kịp thời.Nguyên nhân chủ yếu do hạn chế về kinh phí dành cho hoạt động và khen thưởng. Từ cơ sở đó cho thấy ý kiến đánh giá của GVCN ở nội dung này tương đối phù hợp với thực trạng và thống nhất với ý kiến phản ánh của Bí thư Đoàn thanh niên. Ở một số nội dung ,đánh giá của 2 nhóm đối tượng chưa có sự thống nhất cao, điều đó xuất phát từ đặc điểm công tác của 2 đối tượng.GVCN là những người phối hợp và trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua ở các lớp nên có điều kiện nắm được những thông tin phản hồi từ phía HS ,vì vậy GVCN nhận xét, đánh giá hiệu quả của các phong trào thi đua ở trường xuất phát từ hiệu quả thiết thực trong công tác tổ chức nên mức độ đánh giá của đối tượng này có độ tin cậy cao.

Qua đó cho thấy để hoạt động giáo dục đạo đức có hiệu quả thì Hiệu trưởng cần quan tâm hơn nữa trong việc phối hợp với tổ chức Đoàn trong nhà trường , tạo mọi điều kiện cho Đoàn hoạt động để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh . Sự phối hợp tốt sẽ tạo được sân chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội.

Hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp:

Hoạt động ngoài giờ lên lớp được nhà trường tổ chức nhằm tạo điều kiện cho HS tham gia vào các hoạt động thực tiễn, qua đó giáo dục đạo đức và rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống xã hội. Đó là các hoạt động văn hóa ,văn nghệ, thể thao, hoạt động xã hội , từ thiện, các hình thức sinh hoạt giao lưu.Những hình thức trên phải được tiến hành thường xuyên , gắn với thực tiễn, phù hợp với tình hình nhà trường.Để đánh giá thực trạng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường , chúng tôi đã tham khảo ý kiến đánh giá của GVCN và HS, kết quả đánh giá như sau:

Bảng 2.13.Ý kiến của GVCN về hiệu quả tổ chức hoạt NGLL

Hoạt động NGLL

Hiệu quả thực hiện (%)

Tốt Khá TB Yếu ĐTB ĐLC

SHDC đầu tuần 31.6 68.4 0 0 3.31 .467

Nghe nói chuyện thời sự, chính trị… 33 23.0 26.3 16.8 2.74 1.103

Phong trào TDTT, hội diễn văn

nghệ, lao động, hướng nghiệp 5.3 45.3 49.5 0 2.55 .978 Các hình thức hoạt động CLB bộ

môn (Văn, Toán , Anh văn…) 40 34.7 23.2 2.1 3.13 .841

Các hoạt động cứu trợ, đền ơn đáp

nghĩa 2.1 45.5 52.6 0 2.44 .992

Nghe báo cáo, thi tìm hiểu về các chủ điểm như an toàn giao thông, PC ma túy, bảo vệ môi trường…

97.9 2.1 0 0 3.98 .144

Các hoạt động về nguồn thăm hoặc chăm sóc di tích lịch sử, thăm các bà mẹ VN anh hùng…

15.8 81.0 2.1 1.1 3.12 .672

Phong trào thi đua giữa các lớp 95.8 4.2 0 0 3.96 .202

Tổ chức cắm trại, du lịch… 84.2 15.8 0 0 3.84 .367

Tổ chức các HĐ giao lưu với các đơn vị bạn, các cơ sở sản xuất kinh tế...

Bảng 2.14: Ý kiến của HS về HĐNGLL.

Hoạt động NGLL

Hiệu quả thực hiện (%)

Rất thích Thích Không

thích

ĐTB ĐLC

SHDC đầu tuần 15.7 76.2 8.1 2.07 .456

Nghe phổ biến tình hình thời sự,

chính trị 22.4 64.8 12.8 2.10 .586

Phong trào TDTT, hội diễn văn

nghệ, lao động, hướng nghiệp 25.9 70.7 3.4 2.22 .539

Các hình thức hoạt động CLB bộ

môn (Văn, Toán , Anh văn…) 33.8 59.0 7.2 2.27 .584

Các hoạt động cứu trợ, đền ơn đáp

nghĩa… 4.8 58.3

36.9 1.71 .531

Nghe báo cáo, thi tìm hiểu về các chủ điểm như an toàn giao thông, PC ma túy, bảo vệ môi trường…

31.4 63.1 5.5 2.26 .551

Các hoạt động về nguồn thăm hoặc chăm sóc các di tích lịch sử, thăm các bà mẹ VN anh hùng…

37.2 59.7 3.1 2.34 .556

Phong trào thi đua giữa các lớp 41.7 56.6 1.7 2.40 .525

Tổ chức cắm trại, du lịch… 84.8 13.8 1.4 2.83 .408

Tổ chức các HĐ giao lưu với các đơn vị bạn, các cơ sở sản xuất kinh tế...

-Qua bảng số liệu trên cho thấy GVCN đánh giá hoạt động SHDC đầu tuần thực hiện mức độ khá ( ĐTB: 3.31).Ý kiến HS phân bố nhiều ở mức thích (76,2%), một số HS không thích (8.1%), mức độ rất thích chiếm tỉ lệ không cao(15.7%) . Điểm trung bình là 2.07 cho thấy ý kiến của học sinh cũng khá sát hợp với ý kiến của GVCN, điều đó thể hiện hiệu quả của hoạt động này cũng chưa thật tốt .

Tìm hiểu cụ thể hoạt động trên ,tác giả đã quan sát trực tiếp các buổi SHDC ở các trường và thấy rằng phần lớn nội dung các buổi SHDC thường tập trung vào việc tổng kết thi đua trong tuần giữa các lớp, nhận xét những mặt làm được, chưa được, nhắc nhở giáo dục học sinh về nền nếp, nội qui và phổ biến công tác tuần sau. Tìm hiểu thêm về nội dung tiết SHDC ,GVCN cho biết: việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong tiết SHDC luôn được quan tâm.Tuy nhiên nội dung phổ biến chưa phong phú ,việc phổ biến tình hình chính trị , thời sự và một số hoạt động giáo dục tập thể ít được thực hiện trong tiết SHDC (43,1% đánh giá trung bình , yếu) .Trao đổi thêm với một số học sinh để biết được nhận xét của các em về tiết SHDC, phần lớn các em cho rằng hình thức tổ chức như vậy cứ lặp lại nên rất dễ nhàm chán, một số học sinh còn cúp tiết sinh hoạt này .Căn cứ vào kết quả khảo sát và quan sát thực tế chúng tôi có thể kết luận : nội dung tiết SHDC ở các trường chưa thật sự phong phú ,hình thức giáo dục còn nặng tính giáo huấn, thiếu tính thực tiễn.

-Việc tổ chức các phong trào thể dục thể thao, văn nghệ, lao động, hướng nghiệp được GVCN đánh giá ở mức khá (ĐTB 2.55) , các ý kiến phân bố khá nhiều ở mức trung bình (49.5%). Ý kiến học sinh cũng đánh giá tập trung nhiều ở mức độ thích (70.7% thích; 3.4% không thích ), số liệu này cho thấy các hoạt động này tổ chức cũng chưa thật sự thu hút đông đảo học sinh hứng thú tham gia. Để tìm hiểu sâu hơn vấn đề trên chúng tôi trao đổi với một số học sinh ở các trường ,được biết các trường cũng thường xuyên tổ chức các hình thức trên nhân các chủ điểm lớn trong năm. Hoạt động hướng nghiệp được các trường phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức thường xuyên, qua đó giúp các em học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai, rèn luyện ý chí phấn đấu học tập để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.

Tuy nhiên một số trường tổ chức chưa đa dạng về hình thức ,các trường thuộc vùng sâu và vùng ven thị trấn do điều kiện khó khăn nên một số hoạt động chưa duy trì thường xuyên. Bên cạnh đó học sinh còn bị chi phối bởi thời gian học tập nên tham gia các phong trào TDTT chưa đông đảo. Phong trào văn nghệ thì chỉ có 2 /6 trường tổ chức thường xuyên .Các trường còn lại còn gặp nhiều khó khăn do nhân sự có năng khiếu văn nghệ còn hạn chế , không đủ điều kiện về vật chất, phương tiện nên không tổ chức với qui mô lớn.

- Tổ chức câu lạc bộ khoa học các bộ môn nhằm tạo sân chơi lành mạnh , bổ ích cho học sinh. Thông qua hoạt động này giáo dục cho các em tinh thần ham học hỏi, đam mê khoa học , học sinh có điều kiện trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập.Vấn đề này được GVCN đánh giá ở hiệu quả các trường thực hiện là mức độ khá ( Điểm trung bình 3.13). Tuy nhiên đánh giá cũng phân bố khá nhiều ở mức đánh giá trung bình ( 23.2%) và có 2.1% đánh giá yếu. Ý kiến học sinh cũng tập trung nhiều ở mức độ thích ( 59%) và 7,1% chọn không thích. Số liệu trên cho thấy hoạt động này cũng chưa thật sự phong phú để thu hút học sinh tham gia. Để làm rõ thực trạng , tác giả trao đổi với Bí thư Đoàn thanh niên các trường , được biết hoạt động câu lạc bộ các bộ môn chưa được duy trì thường xuyên, một số trường chỉ tổ chức theo một vài chủ điểm trong năm nên mức độ đầu tư cho hoạt động này không nhiều, học sinh còn chi phối nhiều cho thời gian học chính khóa nên chỉ một số ít học sinh khá, giỏi tham gia , điều đó cho thấy hoạt động này cũng chưa mang lại hiệu quả cao do hình thức tổ chức chưa hấp dẫn , chưa lôi cuốn học sinh tham gia. Cho nên các trường cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa về nội dung, hình thức tổ chức để hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực hơn.

-Các hoạt động cứu trợ, đền ơn đáp nghĩa là những hoạt động thực tiễn mà thông qua đó có thể giáo dục cho học sinh những đức tính tốt đẹp như lòng nhân ái , nhân đạo, uống nước nhớ nguồn, phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Nếu học sinh tham gia tích cực thì hiệu quả giáo dục thông qua các hoạt động này càng cao và càng có ý nghĩa thiết thực.Tìm hiểu thực trạng vấn đề trên, GVCN đánh giá hiệu quả thực hiện là trung bình (ĐTB: 2.44) .Bên cạnh đó cũng còn nhiều học

sinh thể hiện là không thích (36.9%), cho thấy học sinh chưa hứng thú khi tham gia hoạt động này.Như vậy mức độ đánh giá của GVCN và học sinh có sự tương đồng, điều này khẳng định hoạt động này các trường tổ chức chưa tốt.Tìm hiểu cụ thể những hạn chế trên , Bí thư Đoàn thanh niên các trường cho biết nhà trường có tổ chức nhưng thường chỉ bằng hình thức vận động ủng hộ bằng tiền, ít có điều kiện cho học sinh đi thực tế.Chỉ có 1/6 trường tổ chức được phong trào “Áo lụa tặng bà” và tổ chức cho học sinh đến thăm ,chúc Tết các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách nhân dịp Tết hàng năm.

-Hoạt động về nguồn thăm các di tích lịch sử cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Qua những bằng chứng lịch sử cụ thể sẽ có tác động tích cực đến ý thức, thái độ , hành vi của các em. Kết quả khảo sát ý

kiến GVCN đánh giá khá .Mức độ học sinh đánh giá tập trung nhiều là thích ( 59.7%). Kết quả trên cho thấy phần đông học sinh cũng yêu thích và hứng thú

tham gia hoạt động này .Tuy nhiên thực tế khâu tổ chức ở các trường cũng còn hạn chế nên giáo viên và học sinh đánh giá chưa tốt. Qua trao đổi với Bí thư Đoàn thanh niên ở các trường chúng tôi được biết: một số trường ít tổ chức hoạt động này , số còn lại cũng chưa duy trì thường xuyên, phạm vi tổ chức thường chỉ ở tại địa phương, ít tổ chức ngoài tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về nguồn kinh phí. Do đó, có thể đánh giá các trường trong huyện tổ chức hoạt động này chưa mạnh, chưa đồng đều, qui mô, hình thức cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

-Hoạt động cắm trại thường được các em học sinh rất yêu thích. Thông qua hoạt động này có thể giáo dục học sinh nhiều kỹ năng cần thiết: kỹ năng phối hợp, tổ chức, lãnh đạo, giao tiếp, giáo dục những đức tính tốt đẹp cho học sinh . Qua ý kiến của GVCN đánh giá cho thấy các trường duy trì hoạt động này khá tốt .Học sinh phần lớn cũng rất yêu thích (84.8%) , cho thấy các trường tổ chức đạt hiệu quả cao. Riêng tổ chức cho học sinh đi du lịch thường không thực hiện được do điều kiện thực tế từng nhà trường.

-Tổ chức các hoạt động giao lưu được GVCN đánh giá trung bình ( ĐTB: 2.37). Độ phân tán cao trong đó có 32,6% GVCN đánh giá yếu . Học sinh có 11.6% thể hiện ý kiến là không thích .Số liệu trên cho thấy các trường thực hiện các hoạt động giao lưu mang lại hiệu quả chưa cao. Qua trao đổi với Bí thư Đoàn thanh niên các trường được biết đa số đơn vị chỉ tổ chức hoạt động giao lưu cho học sinh giữa các đơn vị thông qua các hội thao do huyện , tỉnh tổ chức. Hình thức giao lưu với các cơ sở sản xuất thì hầu như không thực hiện. Nguyên nhân: địa bàn huyện Mỏ Cày phần lớn thuộc vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, rất ít khu công nghiệp và làng nghề truyền thống nên điều kiện tổ chức cho học sinh giao lưu với các cơ sở sản xuất kinh tế thường phải đi xa. Mặt khác nguồn kinh phí và thời gian tổ chức của các trường còn khó khăn nên hoạt động này chưa được đầu tư đúng mức.

Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế tác giả có thể kết luận :các trường tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt được ở mức độ trung

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 68 - 76)