BẾN TRE 3.1 Nguyên tắc xây dựng các giải pháp.
3.2.7.1. Mục tiêu của giải pháp:
-Xây dựng tiêu chí , phương hướng đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức một cách hợp lý, khoa học nhằm đánh giá chính xác , công bằng kết quả rèn luyện của học sinh. Từ đó giúp học sinh nhận thức đầy đủ về bản thân, phát huy mặt tích cực, khắc phục khuyết điểm để không ngừng tiến bộ.
-Động viên , khuyến khích đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục đạo đức và rèn luyện đạo đức.
3.2.7.2.Nội dung giải pháp:
-Xây dựng kế hoạch kiểm tra và tiêu chuẩn đánh giá tiết học, tiêu chuẩn thi đua hàng tuần , hàng tháng và từng học kì.
-Cụ thể hóa tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm học sinh theo theo chuẩn xếp loại của Bộ giáo dục và đào tạo.
-Xây dựng qui trình đánh giá xếp loại lớp và hạnh kiểm học sinh.
-Qui định các danh hiệu thi đua cũng như các hình thức kỷ luật trong nhà trường sao cho phù hợp với thực tiễn.
-Cụ thể hóa các tiêu chuẩn thi đua, trách phạt.
3.2.7.3.Cách tiến hành giải pháp:
-Hiệu trưởng xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá và tiêu chuẩn thi đua ,tổ chức cho cán bộ giáo viên và học sinh thảo luận , góp ý.Các tiêu chuẩn đánh giá phải được lượng hóa thành điểm số cụ thể phù hợp với các mức xếp loại tốt , khá , trung bình , yếu. Tiêu chuẩn đánh giá phải kết hợp cả tiêu chuẩn định lượng và định tính. Tính định lượng thể hiện số lần đạt thành tích hoặc số lần vi phạm, tính định tính biểu hiện ở tư tưởng, nhận thức , thái độ , hành vi. Sau đó phổ biến tiêu chuẩn đánh giá và tiêu chuẩn thi đua đến toàn thể CBGV , học sinh toàn trường. Tiến hành kiểm
tra việc thực hiện của các bộ phận có liên quan một cách thường xuyên, kịp thời để có sự điều chỉnh , bổ sung hợp lý.
-Ban chấp hành Đoàn trường phân công cá nhân phụ trách công tác theo dõi thi đua của tập thể lớp.Tổng hợp điểm thi đua hàng tuần , hàng tháng và công bố kết quả thi đua hàng tuần đồng thời biểu dương học sinh đóng góp tích cực cho phong trào lớp, phê bình , giáo dục học sinh vi phạm trong các giờ sinh hoạt đầu tuần.
-GVCN phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tập thể tổ học sinh. Tiến hành đánh giá hạnh kiểm học sinh theo từng tháng trên cơ sở mỗi học sinh tự viết bản nhận xét về kết quả rèn luyện đạo đức có sự góp ý của các cá nhân trong tổ.GVCN thực hiện xếp loại hạnh kiểm học sinh theo qui trình : thông qua ý kiến của cán bộ lớp, giáo viên bộ môn, sau đó đề nghị Hiệu trưởng phê duyệt. Để việc xét duyệt được công bằng, chính xác, Hiệu trưởng cần thành lập hội đồng xét duyệt gồm BGH, Bí thư Đoàn TN và GVCN .
-Để tiến hành khen tưởng, trách phạt CBGV cần phải thực hiện theo qui trình: cá nhân tự đánh giá, tập thể tổ góp ý, kết luận. Họp hội đồng thi đua khen thưởng xét duyệt. Sau đó Hiệu trưởng ra quyết định khen thưởng , trách phạt hoặc đề nghị lên cấp trên ra quyết định nếu không thuộc thẩm quyền .
Đối với việc khen thưởng , trách phạt học sinh thực hiện theo qui trình: cá nhân, tập thể học sinh tự đánh giá, GVCN thống nhất đánh giá kết quả xếp loại thi đua và trình Hội đồng thi đua xét duyệt. Sau khi có ý kiến của Hội đồng thi đua Hiệu trưởng phê duyệt và tiến hành khen thưởng , trách phạt.
Các hình thức khen thưởng gắn với các phong trào thi đua. Vì vậy, cần xây dựng phong trào thi đua lành mạnh, tránh tình trạng ”ganh đua” ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục.Phải kết hợp các hình thức trách phạt với các biện pháp giáo dục khác để giúp người có khuyết điểm xác định được hướng khắc phục , sửa chữa. Khi tiến hành trách phạt học sinh, CBGV cần cần phải thể hiện được tình thương, trách nhiệm, xử lý có tình , có lý phù hợp với tâm lý lứa tuổi, giác ngộ được ý thức cố gắng vươn lên của học sinh.
-Hiệu trưởng phải thường xuyên thực hiện các biện pháp kiểm tra công tác GD đạo đức của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra hoặc phân công phó hiệu trưởng tiến hành kiểm tra.
+Nội dung kiểm tra bao gồm: hoạt động GD đạo đức của GVCN, giáo viên bộ môn, hoạt động tự quản của HS, hoạt động ngoài giờ lên lớp của các bộ phận được phân công , kiểm tra việc GD học sinh cá biệt , kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch GD đạo đức hàng tuần.
+Hình thức kiểm tra bao gồm: dự giờ sinh hoạt, dự giờ giảng dạy, nghe báo cáo, kiểm tra các loại hồ sơ có liên quan, trực tiếp kiểm tra nền nếp HS. Việc kiểm tra nền nếp các tập thể lớp phải tiến hành hàng ngày và phải có nội dung trọng tâm trong tuần , tháng. Thông qua kiểm tra , Hiệu trưởng nắm bắt thông tin đánh giá kết quả, biểu dương khen thưởng, xử lý các biểu hiện sai sót, bổ sung điều chỉnh kế hoạch.