Mức độ xã hội hoá giáo dục trong trong lĩnh vực giáo dục đạo đức:

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 43 - 44)

1.4.3. Yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh:

Để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cần phải chú trọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi học sinh THPT. Ở lứa tuổi này học sinh cũng rất dễ mắc phải những sai lầm trong nhận thức , hành vi và dễ có những suy nghĩ bồng bột, nông nổi nhất thời. Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức chặt chẽ và khoa học. Các nhà quản lý và các nhà giáo dục phải xây dựng được chương trình giáo dục đạo đức phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục, phát huy khả năng tự giác, tự ý thức, tự giáo dục của học sinh một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu giáo dục đạo đức trong nhà trường.

1.4.4. Mức độ xã hội hoá giáo dục trong trong lĩnh vực giáo dục đạo đức: đức:

Giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình lâu dài , phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của ba môi trường : gia đình , nhà trường, xã hội. Trong mối quan hệ đó, nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo.

Thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh ,nhà trường chủ động tuyên truyền , giúp gia đình nhận thức sâu sắc trách nhiệm, bổn phận của của CMHS trong việc phố hợp với nhà trường, với thầy cô giáo để phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh. Đồng thời nhà trường cùng gia đình bàn bạc để thống nhất các biện pháp, hình thức tổ chức, sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình trong việc giáo dục học sinh nói chung, giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng. Nhà trường yêu cầu CMHS phải thường xuyên liên hệ với thầy cô giáo để kịp thời nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em mình. Đồng thời CMHS thông báo với nhà trường tình hình học tập, rèn luyện của học sinh ở gia đình. Sự phối

hợp tốt giữa nhà trường và gia đình sẽ giúp điều chỉnh kịp thời quá trình học tập, rèn luyện hành vi đạo đức cho học sinh.

Nhà trường phải tích cực liên hệ với chính quyền địa phương,các cơ quan , đoàn thể…trên địa bàn để bàn bạc , phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh theo nội dung , yêu cầu của nhà trường. Bên cạnh đó nhà trường liên hệ với các đoàn thể, tổ chức cho học sinh các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, văn hoá văn nghệ, lao động công ích.

Qua thực tiễn hoạt động đó, việc giáo dục đạo đức cho học sinh sẽ sinh động hơn, ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức của học sinh sẽ bộc lộ một cách cụ thể.Đây là điều kiện tốt giúp nhà trường điều chỉnh phương pháp, cách thức tổ chức, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 43 - 44)