BẾN TRE 3.1 Nguyên tắc xây dựng các giải pháp.
3.2.5. Tích cực đổi mới công tác chủ nhiệm lớp 1 Mục tiêu của giải pháp.
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp.
GVCN là một lực lượng quan trọng và có vai trò rất to lớn trong công tác 2Tgiáo dục2T đạo đức cho học sinh. Tích cực cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, đưa ra các biện pháp giúp GVCN định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác 2Tgiáo dục2Tđạo đức học sinh.
3.2.5.2. Nội dung của giải pháp.
- GVCN phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về 2Tgiáo dục2T, mục tiêu 2Tgiáo dục2Thọc sinh THPT; nắm chắc kế hoạch, nhiệm vụ 2Tgiáo dục2T, dạy học của nhà trường.
- GVCN tìm hiểu và nắm vững đặc điểm tình hình học sinh là góp phần cho công tác chủ nhiệm đạt kết quả cao. Tiến hành phân loại đối tượng học sinh, nắm rõ hoàn cảnh học sinh, kết hợp tốt với gia đình và địa phương trong công tác 2Tgiáo dục2T
đạo đức.
- GVCN tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuối học sinh, đặc điểm về tình trạng sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của học sinh với cha mẹ, người lớn trong gia đình, với thầy cô, với xã hội, cộng đồng. Việc tìm hiểu học sinh về mọi mặt là rất cần thiết nhưng GVCN phải xác định được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
- GVCN phải nắm vững kiến thức về lý luận dạy học, có nghệ thuật sư phạm, xây dựng và phối hợp tốt các mối quan hệ trong nhà trường và địa phương.
- Tìm hiểu tiềm năng của cộng đồng, địa phương, xã hội, theo dõi thời sự trong nước và quốc tế để vận dụng những hiểu biết đó vào công tác chủ nhiệm, làm phong phú thêm kiến thức cho học sinh.
- Cộng tác chặt chẽ và thường xuyên với CMHS, chủ động phối hợp với GVBM, Đoàn TNCS, các tổ chức có liên quan trong hoạt động giáo dục đạo đức
học sinh.
- Xây dựng, củng cố và phát huy những truyền thống tốt đẹp của lớp.
-Phát huy vai trò tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể và vui chơi giải trí.
- Tích cực tham gia vào công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm, xét thi đua, khen thưởng và kỷ luật học sinh với tư cách là người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học sinh.
3.2.5.3. Cách tiến hành giải pháp.
- Đối với Hiệu trưởng.
+ Thực hiện tốt việc phân công GVCN, lựa chọn những giáo viên có đầy đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. GVCN phải là người có khả năng công tác quần chúng, vì họ thường xuyên tiếp xúc với học sinh và CMHS. Phân công GVCN phải hợp lý, phù hợp với thực tế nhà trường.
+ Thành lập tổ chủ nhiệm do Hiệu trưởng trực tiếp quản lý, chỉ đạo. Mỗi tháng họp tổ chủ nhiệm một lần để nắm toàn bộ tình hình chủ nhiệm của các lớp. Tạo điều kiện, giúp đỡ GVCN làm tốt những nhiệm vụ được giao. Chia tổ chủ nhiệm thành 3 nhóm ở 3 khối lớp, chọn giáo viên có kinh nghiệm làm nhóm trưởng.
+ Có kế hoạch cụ thể về công tác chủ nhiệm; hướng dẫn xây dựng chương trình và kế hoạch làm việc của GVCN bao gồm: việc điều tra tình hình học sinh về mọi mặt; ổn định tổ chức lớp; lập chương trình kế hoạch công tác cho cả năm, từng học kỳ, từng tháng chú ý các mặt giáo dục, giúp học sinh chậm tiến, phối hợp với gia đình, với Đoàn TNCS. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN những yêu cầu sư phạm cần thiết trong công tác chủ nhiệm.
+ Thường xuyên thu nhận thông tin về tình hình diễn biến đạo đức của học sinh do GVCN cung cấp, có biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn những tình huống xấu xảy ra.
+ Thường xuyên kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm, dự các tiết sinh hoạt lớp của GVCN; kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở GVCN về công tác giáo dục đạo đức học sinh,
kiểm tra việc tự quản của HS.
+ Khen thưởng GVCN, tập thể học sinh và các cá nhân điển hình có đóng góp xuất sắc cho các hoạt động của nhà trường, đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm một cách kịp thời.
+ Tổ chức hội thảo và tập huấn về công tác chủ nhiệm trong trường học. Có biện pháp bồi dưỡng cho GVCN những kiến thức, kỹ năng tự quản lớp của HS.
+ Tăng cường vận động GVCN viết sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục đạo đức , có chế độ khen thưởng hợp lý đối với các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao .Vận dụng nhân rộng các kinh nghiệm đó trong toàn đơn vị.
- Đối với GVCN.
+ Tiến hành nghiên cứu và xác lập hồ sơ học sinh: học bạ, sổ điểm, phiếu liên lạc. Để có những thông tin xác lập hồ sơ học sinh, GVCN phải tiến hành điều tra tình hình học sinh vào đầu năm học, chú ý đến hoàn cảnh học sinh, điều kiện học tập, giao tiếp của các em.
+ Trao đổi với HS để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở thích của các em. Trao đổi với GVBM về tình hình của lớp để kịp thời tuyên dương hoặc chấn chỉnh, xử lý.
+ Trao đổi với Ban giám hiệu, Đoàn trường, CMHS để có thêm những thông tin về học sinh; báo cáo trung thực, kịp thời cho ban giám hiệu về tình hình đạo đức của học sinh. GVCN dự kiến nội dung hoạt động của Ban đại diện CMHS của lớp, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ của gia đình trong việc GD đạo đức cho học sinh.
+ Trong năm học, GVCN đến nhà học sinh ít nhất một lần để nắm thông tin, chú ý đến các HS có hoàn cảnh đặc biệt; thuyết phục CMHS tham gia dự họp đầy đủ. Sử dụng sổ liên lạc làm cầu nối giữa gia đình HS và nhà trường, xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả. Xử lý khéo léo các tình huống xảy ra, liên hệ với CMHS để kịp thời giải quyết.
+ GVCN không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi đạo đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo.
+GVCN vận dụng linh hoạt biện pháp viết nhật kí lớp học. Qua đó, GVCN nắm bắt những thông tin, tâm tư, nguyện vọng của học sinh, để GVCN có biện pháp tư vấn, giúp đỡ kịp thời cho học sinh nhằm gắn kết tình cảm thầy trò, từ đó giáo viên chủ nhiệm có thể cảm hóa học sinh dễ dàng hơn.
+GVCN tăng cường bồi dưỡng kiến thức , kỹ năng tự quản cho cán bộ lớp ngay từ đầu năm học.Phối hợp với Đoàn TN, Hội liên hiệp thanh niên tổ chức các hoạt động tự quản như: tự quản nền nếp học tập ở lớp, hình thành tổ nhóm học tập ở nhà, thành lập nhóm bạn giúp nhau tiến bộ, tổ chức cho tập thể hưởng ứng các phong trào thi đua của nhà trường, tham gia đội tự quản của trường, tự kiểm tra đánh giá kết quả thi đua hàng tuần, tổ chức các cuộc họp lớp, mở câu lạc bộ , hội thi, hội thảo, hội trại , các hoạt động vui chơi giải trí, tự tổ chức các buổi lao động vệ sinh định kì, lao động tình nguyện, tự đề xuất ý kiến đề ra các biện pháp xây dựng các phong trào thi đua của lớp, tự tổ chức cho tập thể lớp tham gia các phong trào tình nguyện của Đoàn, Hội, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện… Để phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp cần phải tổ chức các hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi, tạo mọi điều kiện để HS phát huy năng lực, xây dựng qui mô hoạt động phù hợp với khả năng HS, thường xuyên có vai trò cố vấn của giáo viên.
+GVCN phải xây dựng qui trình sinh hoạt lớp đảm bảo tính linh hoạt, hấp dẫn, phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức, dành nhiều thời gian cho HS tự điều khiển, GVCN đóng vai trò cố vấn hướng dẫn HS trong tiết sinh hoạt lớp.
+GVCN phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá hoạt động tự quản giúp tập thể HS, điều chỉnh những sai sót, lệch lạc. Thông qua hoạt động tập thể GD cho HS biết gắn động cơ phấn đấu của cá nhân với mục tiêu tiến bộ của tập thể lớp, cá nhân HS phải thường xuyên nâng cao ý thức tự GD, có ý thức hướng nghiệp.Trong mỗi hoạt động của lớp, GVCN phải phát hiện được “thủ lĩnh”của từng nhóm HS. Những HS này có thể tập làm người chỉ huy điều hành với sự ủng hộ tích cực của tập thể lớp. Tạo được sự hứng thú , tự tin là điều kiện quan trọng để lôi cuốn mọi HS tự giác chủ động, sáng tạo trong các hoạt động tập thể. Vì vậy phải biểu dương,
khen thưởng kịp thời các gương điển hình, khuyến khích bảo vệ , bồi dưỡng các nhân tố tích cực.
+Ngoài việc rèn luyện đạo đức trong môi trường nhà trường, HS còn phải rèn luyện đạo đức trong môi trường gia đình và xã hội. GVCN cần phối hợp với địa phương và gia đình, tổ chức mạng lưới cán bộ lớp, tổ, hình thành các nhóm sinh hoạt tập thể tại địa phương giúp nhau tự rèn luyện đạo đức ở gia đình và ngoài xã hội.GVCN thường xuyên liên hệ với CMHS, hướng dẫn phụ huynh tiến hành các phương pháp GD, quản lý hoạt động tự học, tự rèn luyện của HS trong thời gian ở nhà.
- Các chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp hằng tháng phải được GVCN tổ chức sinh động, hấp dẫn. Qua các hoạt động này các em sẽ hiểu rõ hơn về những nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường, có điều kiện để rèn luyện phẩm chất đạo đức.
- Đối với giáo viên, các đoàn thể và CMHS:
+ Giáo viên bộ môn, các đoàn thể tích cực hỗ trợ GVCN trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, thực hiện đầy đủ chức năng cố vấn cho hoạt động tự quản của HS, phản ánh kịp thời với GVCN về tình hình lớp. Tham gia đóng góp ý kiến trong việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm, khen thưởng và kỷ luật học sinh.
+ Đoàn TNCS phán ánh kịp thời các trường hợp học sinh vi phạm nội quy cho GVCN.
+ CMHS chủ động gặp gỡ, thường xuyên liên hệ với GVCN để nắm tình hình học tập, rèn luyện của con em.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.
Sự quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp của Ban giám hiệu nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng, là tiền đề quan trọng để thực hiện giải pháp. Hiệu trưởng lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ GVCN có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt, 2Tcó tâm huyết với công tác giáo dục đạo đức 2Thọc sinh2T.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và cơ chế làm việc và phối hợp giữa GVCN và