Quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục :Nhà trường Gia đình Xã hội:

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 41 - 42)

trường -Gia đình -Xã hội:

Công tác xã hội hoá trong giáo dục đạo đức là giải pháp then chốt trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.Vì giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn dân , của mọi tổ chức đoàn thể , cần huy động sức mạnh tổng hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh, đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường- gia đình- xã hội và nhất là địa phương nơi học sinh cư trú, học tập , sinh hoạt. Gia đình liên hệ với nhà trường bằng nhiều cách: qua điện thoại, thư , gặp trực tiếp…để nắm được tình hình học tập rèn luyện của con em mình.

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình là nơi chuyển giao các giá trị, nuôi dưỡng lớp trẻ, hình thành nhân cách con người.Trong nhiều bài viết , Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở nhà trường “phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò. Bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Để tạo nên sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh , trước hết phải làm cho lãnh đạo nhà trường và giáo viên nhận thức đúng về sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động phối hợp trên cơ sở thống nhất mục đích , nhiệm vụ.

Nhà trường quản lý sát sao việc học tập, sinh hoạt, nắm vững các thông tin về học sinh do mình quản lý, thông tin định kì với gia đình học sinh để phối hợp và có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểu hiện trái đạo đức của học sinh.

Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương để tăng cường biện pháp hành chính, tạo lập trật tự và môi trường lành mạnh xung quanh trường học. Xây dựng một số điển hình về giáo dục đạo đức trong gia đình, nhà trường để phổ biến, tuyên truyền trong cha mẹ học sinh .Phát huy tính tích cực, chủ động trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh, để cho học sinh tự ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình, phải tự học tập, rèn luyện bản thân mình tiến bộ.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)