Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức:

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 51 - 53)

H R: Có sự khác biệt ý nghĩa về trị trung bình giữa 2 nhóm đối tượng.

2.2.1. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức:

Xây dựng kế hoạch là bước đầu tiên trong quá trình giáo dục đạo đức. Nếu thiếu tính kế hoạch thì giáo dục khó đạt hiệu quả cao .Để có những đánh giá khách quan về việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm ở các trường THPT trong huyện Mỏ Cày , qua xử lý thống kê toán học kết quả khảo sát được trình bày trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng2. 1: Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức .

Hiệu quả thực hiện CBQL GVCN Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tốt 7 36.8 39 41.0 Khá 11 57.9 39 41.0 TB 1 5.3 17 18.0 Điểm TB 3.32 3.23 ĐLC .582 .736

Levene’s Test for Equality of Variances Kiểm định t Equal variances assumed

Equal variances not assumed

Sig .000 .000 .000

Số liệu trên cho thấy các nhóm đối tượng đánh giá việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng ở các trường thực hiện ở mức độ khá ( Điểm trung bình 3,32- 3,23 ). Qua kiểm định thể hiện giá trị Sig trong kiểm định Levene < 0.05 thì phương sai giữa 2 nhóm đối tượng không khác nhau, căn cứ vào giá trị sig trong kết quả kiểm t ở phần Equal variances not assumed tác giả có thể kết luận: có sự khác biệt ý nghĩa về trị trung bình giữa hai nhóm đối tượng.Ý kiến đánh giá của GVCN có độ phân tán lớn hơn nhóm CBQL. Cụ thể : GVCN đánh giá bằng nhau ở 2 mức độ tốt và khá ( 41%) , mức trung bình chiếm tỉ lệ khá cao (18%) .Còn ý kiến CBQL thì đánh giá tập trung nhiều ở mức độ khá (57.9%),mức tốt chỉ chiếm (36.8%), mức trung bình không đáng kể ( 5.3%), qua đó cho thấy đánh giá của nhóm CBQL có sự tập trung hơn. Sự khác biệt ý nghĩa trong trường hợp này xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và nhận thức của các đối tượng về vấn đề trên.CBQL có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nên có những hiểu biết nhất định về qui trình xây dựng cũng như chất lượng kế hoạch đề ra.Thông qua việc thường xuyên theo dõi , kiểm tra, CBQL có cơ sở để đánh giá khách quan về hiệu quả việc xây dựng kế hoạch GD đạo đức.

Để có thêm thông tin về thực trạng ,tác giả quan sát kế hoạch giáo dục đạo đức ở các trường, được biết: Hiệu trưởng các trường đều có lập kế hoạch năm học, trong đó có nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục ở trường. Bên cạnh đó Hiệu trưởng lập kế hoạch chủ nhiệm cho cả năm và từng tháng. Kế hoạch có chú trọng giáo dục đạo đức qua các ngày lễ, kỷ niệm, các đợt thi đua theo chủ đề, thể hiện được sự quan tâm của nhà quản lý đến công tác giáo dục đạo đức và nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, có sự sắp

xếp, bố trí nhân sự khá hợp lý. Đồng thời xác định được điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian và sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.

Tuy nhiên ,công tác lập kế hoạch vẫn còn một số mặt hạn chế :Các trường chưa có kế hoạch riêng về công tác GD đạo đức mà còn thể hiện chung trong kế hoạch năm học và kế hoạch chủ nhiệm .Vì vậy mà nội dung, hình thức tổ chức và biện pháp giáo dục đạo đức thể hiện còn chung chung, kế hoạch tháng và tuần chưa cụ thể. Bên cạnh đó,thời gian xây dựng kế hoạch chưa hợp lý, thường trễ hơn so với thời gian bắt đầu năm học.

Đối chiếu với số liệu khảo sát ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng ý kiến đánh giá ở nhóm đối tượng CBQL có độ tin cậy khá cao , phản ánh sát đúng với thực trạng. Dựa trên kết quả khảo sát và quan sát thực tế các kế hoạch, chúng tôi có thể kết luận:việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức luôn được các trường quan tâm thực hiện, tuy nhiên nội dung kế hoạch chưa cụ thể nên tính khả thi chưa cao.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 51 - 53)