H R: Có sự khác biệt ý nghĩa về trị trung bình giữa 2 nhóm đối tượng.
2.2.3.2. Việc kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng:
Bảng 2.16: Việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm , khen thưởng
Hiệu quả thực hiện CBQL GVCN Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tốt 3 15.8 29 30.5 Khá 13 68.4 57 60.0 TB 3 15.8 9 9.5 Điểm TB 3.00 3.21 ĐLC .577 .600 Levene’s Test for Equality of Variances Kiểm định t Equal variances assumed
Equal variances not assumed
Sig .005 .000 .000
Số liệu khảo sát cho thấy các đối tượng đánh giá nội dung trên thực hiện ở mức độ khá ( ĐTB: 3.00; 3.21), giá trị sig < 0.05 thể hiện giữa 2 nhóm đối tượng có sự khác biệt ý nghĩa. Tuy cùng đánh giá ở mức khá nhưng điểm trung bình của CBQL thấp hơn GVCN.Các mức độ đánh giá cũng chênh lệch nhau khá nhiều, điều này xuất phát từ sự khác nhau về trình độ nhận thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng như
đặc thù công việc nên quan điểm và cách nhận xét đánh giá của 2 nhóm đối tượng về hiệu quả thực hiện công việc có sự khác nhau .
Tìm hiểu cụ thể thực trạng trên ,chúng tôi trao đổi với CBQL ở các trường , được biết việc kiểm tra , đánh giá công tác tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức thường được tiến hành tập trung theo từng chủ điểm trong năm như phong trào TDTT, cắm trại, công tác cứu trợ đền ơn đáp nghĩa…Một số trường thì BGH phối hợp với Đoàn thanh niên có tổ chức các đợt kiểm tra việc học sinh thực hiện nền nếp, nội qui của trường tiến hành thường xuyên.Việc sơ, tổng kết ít được chú trọng thành một mảng riêng mà thường kèm chung với các đợt sơ kết , tổng kết đánh giá chất lượng giáo dục văn hóa của trường, thể hiện qua xếp loại hạnh kiểm học sinh các khối lớp.Vì vậy mà việc rút kinh nghiệm cho công tác tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức chưa tiến hành cụ thể .
Bên cạnh đó, công tác khen thưởng cho các cá nhân, tập thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức chưa được quan tâm đúng mức, mỗi trường đều có tiêu chuẩn thi đua xếp loại giáo viên trong đó thang điểm đánh giá GVCN chiếm khoảng 10%.(Riêng năm học 2010-2011 có thí điểm đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên).
Việc khen thưởng cho GVCN giỏi và những cá nhân tiêu biểu trong hoạt động giáo dục đạo đức thường được lồng vào khen thưởng với các danh hiệu thi đua như lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua cơ sở…, có trường nếu GVCN hoàn thành nhiệm vụ thì mới được xét các danh hiệu thi đua.Phần lớn các trường chỉ thưởng cho GVCN khi có học sinh đỗ cao trong kì thi tốt nghiệp THPT bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.Từ kết quả khảo sát và qua tìm hiểu thực tế tác giả có thể kết luận:việc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng trong công tác giáo dục đạo đức ở các trường cũng còn một số hạn chế nhất định do chưa có ban hành văn bản qui định tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, công tác kiểm tra chưa thường xuyên và chế độ khen thưởng chưa được quan tâm đúng mức do hạn chế nguồn kinh phí.