Tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “ Học

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 100 - 104)

BẾN TRE 3.1 Nguyên tắc xây dựng các giải pháp.

3.2.3. Tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “ Học

“Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

của ngành GD&ĐT được xây dựng trên cơ sở Chỉ thị 40-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” nhằm tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý một cách toàn diện, thực hiện mục tiêu đổi mới GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Để cuộc vận động này thực sự có hiệu quả, mang lại lợi ích nâng cao được chất lượng đạo đức của học sinh thì nhà trường phải có kế hoạch, nội dung chương trình hành động, xác định rõ mục tiêu của kế hoạch, biện pháp và phương tiện tiến hành.

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp.

Làm cho CB-GV-NV nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và ý nghĩa về “tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” của nhà giáo và cán bộ QLGD trong hoạt động GD&ĐT. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong CB-GV-NV về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục, để mỗi người thực sự là một tấm gương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp.

CB-GV-NV trong nhà trường có nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và ý nghĩa về “tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để thực sự là tấm gương để học sinh noi theo và học tập.

- Về đạo đức nhà giáo:

Xây dựng đạo đức nhà giáo theo các tiêu chí lớn, theo Quyết định 16/2008/QĐ- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là:

+ Phẩm chất chính trị. + Đạo đức nghề nghiệp. + Lối sống, tác phong.

+ Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo.

+ Không vi phạm chính sách, pháp luật, quy định về đạo đức nhà giáo và quy chế hoạt động của cơ quan.

+ Có ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và yên tâm công tác. + Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

+ Được phụ huynh và nhân dân tin tưởng. - Về tự học của nhà giáo:

+ Tham gia các hoạt động bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị. + Tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học. - Về sáng tạo của CB-GV:

+ Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp quản lý, cải tiến lề lối làm việc, phát hiện được các tình huống sư phạm và đề xuất biện pháp giải quyết, có sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, công tác.

+ Có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới phương pháp dạy học của đồng nghiệp. + Có ảnh hưởng tích cực đến việc học tập và rèn luyện của học sinh.

3.2.3.3. Cách tiến hành giải pháp.

- Đối với Hiệu trưởng.

+ Hiệu trưởng là người lãnh đạo cao nhất trong nhà trường, có trách nhiệm phối hợp với Chi bộ, Công đoàn và các tổ chức khác trong nhà trường để thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động này.

+ Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động do Hiệu trưởng làm trưởng ban, thành phần còn lại gồm đại diện Chi ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổ trưởng… Số lượng thành viên từ 5 đến 7 người.

+ Hiệu trưởng và ban vận động xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện, phát động phong trào thi đua trong toàn trường. Nội dung cuộc vận động phải được quán triệt trong CB-GV-NV nhà trường trong đợt sinh hoạt chính trị hè, chuẩn bị cho

năm học mới và tiếp tục được lồng ghép vào các hoạt động chung của nhà trường. + Tổ chức phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt” trong Lễ khai giảng năm học mới, ký cam kết thực hiện giữa Nhà trường - Công đoàn - Đoàn TNCS - Hội Liên hiệp thanh niên. Phong trào thi đua này có thể chia thành 4 đợt trong năm học (từ đầu năm học đến 20/11, từ 20/11 đến kết thúc học kỳ I, từ đầu học kỳ II đến 26/3, từ 26/3 đến cuối năm học) có sơ kết từng đợt và tổng kết vào cuối năm học.

+ Tổ chức đánh giá xếp loại CB-GV-NV theo quy định, đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp theo thông tư 30/2009 của Bộ GD&ĐT.

+ Hiệu trưởng và các cán bộ chủ chốt của trường, các thành viên ban chỉ đạo phải là người gương mẫu thực hiện, gương mẫu trong tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo trong quản lý và công tác chuyên môn.

- Đối với Công đoàn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch của tổ chức đoàn thể gắn với mục tiêu chung của nhà trường về cuộc vận động.

+ Công đoàn phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt tọa đàm trong cán bộ công chức và học sinh về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, về các nhà giáo tiêu biểu.

+ Tổ chức các hoạt động chủ điểm vào đợt học chính trị đầu năm học, vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, vào dịp các ngày lễ lớn trong năm, ngày thành lập trường.

+ Đoàn trường phối hợp với các bộ phận tổ chức sinh hoạt và giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo cho học sinh vào dịp 20/11 hằng năm. Tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh như : sưu tầm những mẫu chuyện về Bác và thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tổ chức văn nghệ với chủ đề những bài hát ca ngợi Bác Hồ,…để qua đó GD cho học sinh “học tập” và đặc biệt là “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác .

+ Giáo viên tiến hành ký cam kết với nhà trường, tích cực hưởng ứng và thực hiện nội dung chương trình của các cuộc vận động, đặc biệt chú trọng đến nội dung

“làm theo” tấm gương đạo đức của Bác; không ngừng học tập, rèn luyện phẩm chất nhà giáo, có lối sống lành mạnh, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tin học, ngoại ngữ, đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, xuất sắc.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.

Hoạt động của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục luôn gắn liền với thế hệ trẻ - thế hệ đang trong quá trình lớn lên về thể chất và hình thành nhân cách, với nhiều khát khao và hoài bão trong việc khám phá tri thức mới và xây dựng cuộc sống. Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn nhà trường có vai trò quan trọng và trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện cuộc vận động. Trên cơ sở xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Nêu gương là cách giáo dục tốt nhất.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)