H R: Có sự khác biệt ý nghĩa về trị trung bình giữa 2 nhóm đối tượng.
2.2.2. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức:
2.2.2.1.Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn thực hiện giáo dục đạo đức:
Thực trạng việc chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện giáo dục đạo đức được trình bày ở bảng số liệu khảo sát dưới đây:
Bảng2.2: Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện giáo dục đạo đức: Hiệu quả thực hiện CBQL GVCN Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tốt 10 52.6 37 38.9 Khá 7 36.8 51 53.7 TB 2 10.5 7 7.4 Điểm TB 3.42 3.32 ĐLC .692 .606
Levene’s Test for Equality of Variances Kiểm định t Equal variances assumed
Equal variances not assumed
Sig .000 .000 .000
Số liệu trên cho thấy CBQL và GVCN cùng đánh giá công tác chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn thực hiện giáo dục đạo đức đạt mức độ khá (Điểm trung bình: 3.42; 3.32), tuy nhiên kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa trị trung bình của 2 nhóm đối tượng (Sig <0.05) .Tỉ lệ ở các mức độ đánh giá của 2 nhóm đối tượng chưa có sự thống nhất cao.CBQL tập trung nhiều ở mức độ tốt (52.6%), 53.7% GVCN đánh giá khá .Sự khác biệt về nhiệm vụ và kinh nghiệm thực tiễn của 2 nhóm đối tượng trên có ảnh hưởng đến quan điểm, cách nhận xét, đánh giá hiệu quả công tác này.
Để tìm hiểu sâu hơn về công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng ở bộ phận này, chúng tôi đã tiến hành trao đổi trực tiếp với 6 giáo viên ở các trường trong huyện, được biết :Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy bộ môn đặc biệt là các bộ môn khoa học xã hội (môn giáo dục công dân, ngữ văn ,lịch sử...) bằng các hình thức như tích hợp , giáo dục lồng ghép và qua các hoạt động chuyên đề chuyên môn , qua đó giáo dục ý thức, thái độ , hành vi đúng đắn cho học sinh.
Tuy nhiên , một số trường chưa quan tâm nhiều đến các môn khoa học tự nhiên vì cho rằng các môn học này ít có vai trò trong việc giáo dục đạo đức. Đối với bộ môn Giáo dục công dân cũng chưa được quan tâm đúng mức với vai trò then chốt trong việc GD đạo đức thông qua môn học. Phần lớn các trường đều xem đây là môn học phụ nên việc kiểm tra , đánh giá giáo viên thực hiện nhiệm vụ GD đạo đức qua môn học cũng chưa được thường xuyên.Qua tìm hiểu về thái độ của HS đối với môn học này,giáo viên cho biết phần đông HS đều không thích học môn này. Nguyên nhân chủ yếu có thể xuất phát từ những vấn đề sau:
- Việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên ở môn GDCD cũng còn hạn chế nên chưa thật sự thu hút HS, chưa tạo được niềm yêu thích , đam mê khi học môn này.
-Do xu thế chọn nghề của HS trong tương lai, phần lớn các em cho đây là môn học không quan trọng vì không có thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học , cao đẳng nên không đầu tư cho môn học này.
-Công tác GD tư tưởng cho HS còn hạn chế nên tình trạng HS học lệch, xem nhẹ các môn khoa học xã hội mà đặc biệt là môn GDCD vẫn còn phổ biến.
Từ những kết quả nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy công tác chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn thực hiện giáo dục đạo đức thông qua môn học đạt hiệu quả chưa cao, đòi hỏi nhà quản lý phải quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian tới .
2.2.2.2.Chỉ đạo GVCN thực hiện công tác giáo dục đạo đức:
Trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh thì việc chỉ đạo GVCN thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức là khâu quan trọng. Vì GVCN là người thường xuyên tiếp xúc và có tác động nhiều nhất trong quá giáo dục nhân cách học sinh.Vì vậy, để đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo và phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường , chúng tôi đặc biệt quan tâm đến công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với GVCN , tập trung ở một số mặt sau đây:
Chỉ đạo GVCN xây dựng kế hoạch chủ nhiệm:
Kết quả nghiên cứu về công tác chỉ đạo GVCN thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức được trình bày ở bảng số liệu dưới đây:
Bảng2.3: Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
Hiệu quả thực hiện CBQL GVCN Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tốt 5 26.3 30 31.6 Khá 14 73.7 64 67.4 TB 0 0 1 1.1 Điểm TB 3.26 3.30
ĐLC .452 .497 Levene’s Test for Equality of Variances Kiểm định t Equal variances assumed
Equal variances not assumed
Sig .000 .000 .000
Với điểm trung bình của 2 nhóm đối tượng là 3.26; 3.30 cho thấy việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của GVCN được đánh giá ở mức độ khá. Kiểm định t cho giá trị Sig < 0.05 nên giả thuyết HRoR không được chấp nhận, nghĩa là đánh giá của 2 đối tượng có sự khác biệt ý nghĩa. Cụ thể cả 3 mức độ tốt , khá , trung bình ở 2 nhóm đối tượng đều có sự chênh lệch về tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình của CBQL thấp hơn GVCN. Trong việc xây dựng kế hoạch GD đạo đức thì CBQL có nhiều kinh nghiệm hơn, xuất phát từ những yêu cầu về chất lượng cũng như tính khả thi của kế hoạch ,thông qua công tác kiểm tra mà nhà quản lý đưa ra nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ của GVCN. Qua đó cho thấy ý kiến đánh giá của CBQL hoàn toàn có cơ sở và có độ tin cậy cao.
Để tìm hiểu sâu hơn vấn đề trên, chúng tôi tiến hành quan sát 6 sổ chủ nhiệm ở các trường, được biết : GVCN có xây dựng kế hoạch năm học đầy đủ.Kế hoạch đảm bảo các nội dung : Phân tích đặc điểm của môi trường lớp học; đưa ra mục tiêu , nhiệm vụ cụ thể cho các mặt công tác giáo dục toàn diện cho học sinh cùng với các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể.Các biện pháp giáo dục được đề xuất dựa trên thực trạng chất lượng học sinh nên có tính khả thi.Tuy nhiên, kế hoạch cũng còn một số mặt còn hạn chế như: biện pháp thực hiện và hình thức giáo dục chưa phong phú , chưa có sự đầu tư và quan tâm đặc biệt đối với học sinh chưa ngoan và việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, chưa có những chuyên đề đi sâu để rút kinh nghiệm. Kế hoạch tháng,tuần chưa cụ thể về nội dung , phân công cũng như thời gian thực hiện và đánh giá kết quả các hoạt động trong tháng .Qua đó
cho thấy thực trạng việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của GVCN hoàn toàn phù hợp với mức độ đánh giá đã khảo sát .
Biện pháp giáo dục đạo đức của giáo viên chủ nhiệm:
Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình và tâm lý học sinh .
Để giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả thì GVCN phải nắm rõ hoàn cảnh gia đình và tâm lý học sinh.Từ đó có cách phối hợp và tác động giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh, chúng tôi tìm hiểu ý kiến đánh về vấn đề trên qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4. GVCN hiểu rõ hoàn cảnh gia đình và tâm lý học sinh
Hiệu quả thực hiện CBQL GVCN Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tốt 8 42.1 38 40.0 Khá 10 52.6 43 45.3 TB 1 5.3 14 14.7 Điểm TB 3.37 3.25 ĐLC .597 .699 Levene’s Test for Equality of Variances Kiểm định t Equal variances assumed
Equal variances not assumed
Sig .022 .000 .000
Với điểm trung bình là 3.37 ; 3.25 cho thấy CBQL và GVCN cùng đánh giá ở mức độ khá .Tuy đánh giá cùng ở mức độ khá nhưng điểm trung bình của GVCN thấp hơn CBQL, đồng thời ý kiến của GVCN tập trung nhiều ở mức khá và trung bình. Căn cứ vào giá trị sig trong kiểm định t tác giả nhận thấy có sự khác biệt ý nghĩa về giá trị trung bình trong ý kiến của 2 nhóm đối tượng ( sig < 0.05). GVCN là người trực tiếp thực hiện việc tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tâm lý HS nên có
những hiểu biết sâu sắc về mức độ thực hiện công việc , có nhiều thuận lợi trong việc đánh giá sát với thực trạng.
Để làm rõ những hạn chế ,chúng tôi đã tiến hành trao đổi với 6 học sinh ở 3 trường thuộc 3 địa bàn khác nhau.Phần lớn học sinh cho rằng một số GVCN chưa thật sự sâu sát, gần gũi học sinh , ít tiếp xúc với gia đình học sinh để có thể nắm bắt những thông tin cần thiết về hoàn cảnh gia đình và tâm lý các em. GVCN ít quan tâm đến từng học sinh do còn chi phối nhiều bởi giờ dạy hoặc công việc gia đình, thể hiện qua việc GVCN không nhớ hết tên học sinh của lớp chủ nhiệm, không hiểu tâm lý các em và chưa linh hoạt trong ứng xử đối với từng đối tượng học sinh.Vì vậy , GVCN chưa có những biện pháp giáo dục hiệu quả , một bộ phận học sinh chưa ngoan chưa có những chuyển biến tích cực, vẫn thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường.Từ những kết quả nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy ý kiến của HS phù hợp với mức độ tự đánh giá của GVCN. Như vậy ,GVCN ở các trường phần lớn chưa thật sự hiểu rõ hoàn cảnh cũng như tâm lý học sinh. Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục đạo đức .
GVCN có biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan:
Một số học sinh thường có những hành vi không tuân thủ nội qui, qui định của trường như thường xuyên đi học trễ, không tích cực trong các hoạt động học tập và rèn luyện ở trường.Những học sinh này thường có những ảnh hưởng không tốt đến các học sinh khác trong lớp nếu không được uốn nắn, giáo dục kịp thời. Vì vậy GVCN phải có những biện pháp giáo dục phù hợp thì mới mang lại hiệu quả cao. Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng và kết quả khảo sát được trình bày ở bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.5: GVCN có biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan
Hiệu quả thực hiện CBQL GVCN Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tốt 7 36.8 22 23.1 Khá 12 63.2 66 69.5 TB 0 0 7 7.4
Điểm TB 3.37 3.16 ĐLC .496 .532 Levene’s Test for Equality of Variances Kiểm định t Equal variances assumed
Equal variances not assumed
Sig .593 .000 .000
Với điểm trung bình là 3.37; 3.16 cho thấy cả 2 đối tượng đánh giá vấn đề trên ở mức độ khá .Tuy nhiên, CBQL đánh giá tập trung ở mức khá và tốt, GVCN thì có 7.4% đánh giá trung bình. Qua kiểm định cho thấy giá trị sig trong kiểm định Levene là 0.593 > 0.05 thì phương sai giữa 2 đối tượng là khác nhau, căn cứ vào kết quả kiểm định t ở phần Equal variances not assumed cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa trị trung bình của 2 đối tượng trên .Điều này cho thấy 2 đối tượng có cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề trên theo quan điểm khác nhau.
Để có thêm cơ sở về thực trạng, chúng tôi có trao đổi trực tiếp với CBQL ở 6 trường: được biết đa số GVCN chưa có biện pháp hữu hiệu để giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp mình phụ trách. Nguyên nhân chủ yếu là do GVCN không nắm được hoàn cảnh và tâm lý của các học sinh này nên chưa linh hoạt trong biện pháp giáo dục , vì vậy mà một số HS chuyển biến còn chậm thậm chí vẫn thường xuyên tái phạm, BGH và Đoàn thanh niên phải thường xuyên phối hợp với GVCN để giáo dục HS.
Công tác phối hợp giữa GVCN với CMHS :
Để công tác giáo dục đạo đức đạt hiệu quả thì không thể thiếu sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục mà đặc biệt là sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh.Có thể nói GVCN là người đại diện nhà trường thực hiện nhiệm vụ phối hợp với CMHS ở lớp mình chủ nhiệm theo sự phân công của hiệu trưởng.Nếu công tác phối hợp thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức ở nhà
trường. Để đánh giá công tác chỉ đạo , chúng tôi tìm hiểu hiệu quả thực hiện nhiệm vụ phối hợp của GVCN với CMHS qua các khảo sát sau:
Bảng 2.6: Đánh giá của CBQL và GVCN về công tác phối hợp giữa GVCN với CMHS Hiệu quả thực hiện CBQL GVCN Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tốt 8 42.1 35 36.8 Khá 11 57.9 48 42.1 TB 0 0 12 12.6 Điểm TB 3.42 3.24 ĐLC .507 .697 Levene’s Test for Equality of Variances Kiểm định t Equal variances assumed
Equal variances not assumed
Sig .000 .000 .000
Số liệu khảo sát cho thấy CBQL đánh giá việc phối hợp của GVCN với CMHS là khá ( ĐTB 3.42; 3.24). Tuy nhiên điểm trung bình của GVCN đánh giá có thấp hơn CBQL.Giá trị sig = .000 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa 2 nhóm đối tượng. Vì GVCN là người trực tiếp thực hiện việc phối hợp với CMHS nên ý kiến đánh giá xuất phát từ những trải nghiệm thực tế , căn cứ vào mức độ phối hợp có thường xuyên hay không. Hiệu quả của công việc trên được chính GVCN tự đánh giá nên có độ tin cậy cao.
Cùng với nội dung trên, chúng tôi tiến hành khảo sát ở đối tượng học sinh, mức độ thực hiện được đánh giá như sau:
Bảng 2.7: Đánh giá của học sinh về việcGVCN phối hợp với CMHS
Với tỉ lệ khá cao có 40.1% học sinh đánh giá thỉnh thoảng , 4.1% đánh giá không thực hiện cho thấy khá nhiều học sinh cho rằng việc thực hiện phối hợp giữa GVCN với CMHS là chưa được thường xuyên , ý kiến này cũng phù hợp với mức độ tự đánh giá của GVCN.
Tìm hiểu cụ thể vấn đề này, chúng tôi trao đổi trực tiếp với 6 giáo viên ở các trường , được biết : GVCN thường gặp gỡ trực tiếp với CMHS thông qua các lần đại hội CMHS vào đầu học kì và cuối năm nhưng thường thì số lượng phụ huynh tham dự các buổi họp không đầy đủ, đa số là gia đình của HS có học lực khá giỏi tham dự ,các HS thực hiện chưa tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện thì phụ huynh ít tham dự nên công tác phối hợp đôi lúc chưa kịp thời. Bên cạnh đó,việc liên lạc với CMHS thông qua sổ liên lạc gia đình chưa thường xuyên. Một bộ phận học sinh chưa ngoan thường rơi vào trường hợp cha mẹ li dị, gia đình không hạnh phúc hoặc
Tần số Phần trăm (%) Valid Phần trăm (%) Cumula tive Phần trăm (%) Valid Không thực hiện 12 4.1 4.2 4.2 Thỉnh thỏang 116 40.0 40.1 44.3 Thường xuyên 161 55.5 55.7 100.0 Total 289 99.7 100.0 Missing System 1 .3 Total 290 100.0
kinh tế gia đình khó khăn phải đi làm ăn ở xa, học sinh phải sống với ông bà , thậm chí chỉ sống một mình. Một bộ phận CMHS còn phó thác cho nhà trường , không quan tâm đến việc giáo dục học sinh.Vì thế GVCN gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp để có biện pháp giáo dục học sinh đạt hiệu quả.Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi có thể kết luận: công tác phối hợp giữa GVCN với CMHS là khá chặt chẽ, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp thì mức độ phối hợp chưa thường xuyên.
Công tác phối hợp giữa GVCN với BGH, ĐTN, GVBM:
Tác giả tìm hiểu việc phối hợp giữa GVCN với các bộ phận khác trong trường qua khảo sát ý kiến của CBQL và GVCN , kết quả thống kê được trình bày ở bảng số liệu sau đây:
Bảng 2.8: GVCN phối hợp với BGH, ĐTN, GVBM Hiệu quả thực hiện CBQL GVCN Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tốt 8 42.1 47 49.5 Khá 11 57.9 40 42.1 TB 0 0 8 8.4 Điểm TB 3.42 3.41 ĐLC .507 .644 Levene’s Test for Equality of Variances Kiểm định t Equal variances assumed
Equal variances not assumed
Sig .029 .000 .000
Căn cứ vào điểm trung bình cả hai đối tượng cùng đánh giá hiệu quả thực hiện công tác phối hợp của GVCN là ở mức độ khá (3.42; 3.41) . Với giá trị sig < 0.05 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa trong giá trị trung bình giữa hai đối tượng.Số liệu