HUYỆN MỎ CÀY, TỈNH BẾN TRE.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 47 - 50)

2.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, dân số, kinh tế, văn hóa , xã hội của huyện Mỏ Cày. Mỏ Cày.

2.1.1. Vị trí địa lý huyện Mỏ Cày:

Nhìn trên bản đồ, huyện Mỏ Cày có hình chữ nhật, bắc giáp Thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành, ngăn cách bởi dòng sông Hàm Luông, tây và tây nam giáp tỉnh Trà Vinh có ranh giới chung con sông Cổ Chiên, tây bắc giáp huyện Chợ Lách, đông và nam giáp huyện Thạnh Phú.

Diện tích tự nhiên là 352kmP

2

P(2009). Dân số của huyện là 275000 người, mật độ dân số: 781người/kmP

2

P

(2009).Huyện Mỏ Cày được chia thành 27 đơn vị hành chánh gồm 26 xã và 1 thị trấn.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế:

Với dân số hơn 275000 ngàn người nhưng Mỏ Cày là một huyện mà phần lớn người dân sống bằng nông nghiệp, một bộ phận nhỏ sống bằng ngành nghề thương mại và dịch vụ; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm.

Được hình thành từ nguồn phù sa của hai con sông lớn là Hàm Luông và Cổ Chiên bồi đắp qua nhiều thế kỷ, Mỏ Cày có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai ở Mỏ Cày rất thích hợp cho sự tăng trưởng của 3 loại cây chính: lúa , dừa và mía . Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, đời sống kinh tế của người dân ngày càng được cải thiện. Diện tích dừa tăng nhanh, toàn huyện có khoảng 17.995 ha, do chuyển đổi từ diện tích cây ăn trái kém hiệu quả sang trồng dừa; đồng thời giá cả dừa khá ổn định nên được người dân quan tâm đầu tư chăm sóc. Tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm tiếp tục được ổn

định.Phong trào nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, nuôi cá nước ngọt, cá da trơn phát triển khá mạnh. Diện tích nuôi thủy sản toàn huyện khoảng 2.300 ha, trong đó diện tích nuôi cá da trơn khoảng 36,5 ha. Sản lượng nuôi thuỷ sản ước đạt 5.300 tấn. Khai thác thuỷ sản ước đạt 700 tấn .

Trong những năm qua, nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực để phát triển kinh tế - xã hội .Kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,05%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 15,70%, thương mại dịch vụ tăng 31,81%, thu nhập bình quân đầu người 10,70 triệu đồng. Sản xuất công nghiệp-tiểu thu công nghiệp tuy gặp khó khăn do tình hình suy giảm kinh tế khiến đầu ra sản phẩm gặp khó khăn nhưng vẫn tiếp tục phát triển; giá trị sản xuất ước 110 tỷ, tăng 37,75% . Huyện đã tập trung hỗ trợ vốn khuyến công năm 2009 cho các cơ sở sản xuất; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật cho các cơ sở doanh nghiệp sản xuất chỉ sơ dừa, mụn dừa.Nhìn chung, đời sống nhân dân có phát triển nhưng vẫn chậm so với một số địa phương khác trong tỉnh.

2.1.3. Đặc điểm về văn hóa , xã hội, giáo dục:

Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ. Kinh tế của huyện từng bước có sự phát triển, đời sống khá ổn định nên mức hưởng thụ văn hóa của người dân trong huyện từng bước được nâng lên. 25/27 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá, dân chủ cơ sở được quan tâm thực hiện. Toàn huyện có 97,65% hộ đạt chuẩn gia đình văn hoá, 10 xã văn hoá; 209/213 ấp khu phố, 206 cơ quan, đơn vị, trường học, 01 chợ và 01 bến xe văn hoá. Năm qua, huyện ủy Mỏ Cày thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, góp phần làm giảm đáng kể tai nạn giao thông; công tác giảm nghèo và khắc phục môi trường có những chuyển biến tích cực, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đạt nhiều kết quả.Triển khai, quán triệt, cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, tỉnh và nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy được nhanh chóng, kịp thời. Triển khai chuyên đề tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm chống tham ô lãng phí,

quan liêu” và tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Bác Hồ ngày càng sâu rộng, được xã hội quan tâm. Bên cạnh những nhu cầu văn hóa giải trí lành mạnh thì cũng xuất hiện không ít những kiểu ăn chơi đua đòi ở một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có học sinh. Điều đó ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường phổ thông. Các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, các biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức ngày càng có chiều hướng gia tăng.

2.1.4. Khái quát về giáo dục và đào tạo huyện Mỏ Cày:

Ngành giáo dục đào tạo luôn được quan tâm đầu tư.Trong những năm qua, GD&ĐT có những chuyển biến tích cực, qui mô tiếp tục tăng ở các cấp học, bậc học. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi, đỗ tốt nghiệp, thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đều tăng, đội tuyển học sinh giỏi của huyện đạt giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia.Huyện có 6 trường THPT công lập, 2 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề. Số học sinh năm học 2008-2009 là 8460 7875 học sinh; năm học 2009-2010 là 8224 học sinh, năm học 2010-2011 là .Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm học 2008-2009 trung bình là 83.6% , 2009-2010 là 70.5% , 2010-2011 là 86.8 %. Số học sinh đỗ vào Đại học, cao đẳng hàng năm trung bình hàng năm từ 40% - 50% trên tổng số học sinh đậu tốt nghiệp.

Tiếp tục giữ vững phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS trong nhiều năm liền.. Giáo viên các cấp hầu hết đạt chuẩn về trình độ. Công tác XHHGD, khuyến học, khuyến tài đạt kết quả nhất định; ở các xã, thị trấn đã triển khai hoạt động trung tâm học tập cộng đồng. Ngành GD&ĐT huyện đã phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành, chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ra sức thi đua “Dạy tốt, học tốt”, thực hiện tốt Chỉ thị 06/CT-TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Hai không” theo tinh thần Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong GD.

2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. THPT ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.

Thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT được thể hiện ở những hoạt động cơ bản sau đây:

-Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức.

-Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức. -Việc kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức.

-Một số kết quả giáo dục đạo đức.

Tác giả phân tích số liệu thống kê kết quả điều tra bằng Anket thông qua giá trị trung bình và tỉ lệ phần trăm ý kiến của các nhóm đối tượng được qui đổi theo từng mức độ như sau:

*Thang đo 4 mức độ:

Mức độ 1: Tốt: Điểm trung bình từ 3.5 → 4 Mức độ 2: Khá: Điểm trung bình 2.5 → 3.4 Mức độ 3: TB: Điểm trung bình 1.5 → 2.4 Mức độ 4: Yếu: Điểm trung bình 1 → 1.4 *Thang đo 3 mức độ:

Mức độ 1: Thường xuyên ; rất thích : Điểm trung bình từ 2.5→ 3 Mức độ 2: Thỉnh thoảng ; thích : Điểm trung bình 1.5→ 2.4 Mức độ 3: Không thực hiện; Không thích :Điểm trung bình 1→ 1.4

Để biết được sự đánh giá của nhóm đối tượng CBQL và GVCN có sự khác biệt ý nghĩa hay không, tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng thể- trường hợp 2 mẫu độc lập ( Independent- Samples T-Test), chọn mức ý nghĩa α=0,05 (Nghĩa là độ tin cậy của sự khác biệt là 95%). Tác giả đưa ra giả thuyết :

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện mỏ cày, tỉnh bến tre (Trang 47 - 50)