2.3.3.1. Thị trường phụ thuộc hồn tồn vào nhập khẩu
Tịan bộ nhu cầu về xăng dầu của nước ta hiện nay đều là do nhập khẩu. Việt Nam hiện đang nhập khẩu xăng dầu từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore hoặc từ các tập đồn dầu khí đa quốc gia như Shell, ExxonMobil, TotalFinal, Caltex….
Bảng 2.15 cho thấy, tương quan giữa việc xuất khẩu dầu thơ và nhập khẩu sản phẩm dầu của Việt Nam. Về số lượng, tuy nhập khẩu xăng dầu thấp hơn lượng dầu thơ xuất khẩu nhưng cần biết rằng giá trị của sản phẩm dầu mỏ (xăng dầu) cao hơn dầu thơ, vì thế trị giá thực giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong lĩnh vực này gần như là cân bằng.
Bảng2.15: Nhập khẩu xăng dầu và xuất khẩu dầu thơ VN 2003-2006
Nhập khẩu xăng dầu 9.955 11.048 11.478 11.041
Xuất khẩu dầu thơ 17.143 19.508 17.967 16.618
(Nguồn: Niên giám thống kê) [23]
Mặc dù giá xăng dầu ngày càng tăng nhưng nhu cầu khơng giảm. Trong phần trình bày về quá trình hình thành và phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam, chúng ta đã thấy những số liệu chứng minh cho sự gia tăng nhu cầu trong nước ngày càng tăng. Trong tương lai, nhu cầu xăng dầu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Điều này càng chứng tỏ sự phụ thuộc của thị trường ngày càng nhiều vào mặt hàng xăng dầu.
Bảng 2.16 đưa ra dự báo về nhu cầu xăng dầu của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2020. Mặc dù các dấu hiệu kinh tế thế giới cho thấy những đợt khủng hoảng trong ngắn hạn là rất cĩ thể xảy ra, sẽ cĩ những tác động nhất định tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy vậy, nếu chúng ta lựa chọn phương án thấp thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt nam trong thời kỳ này cũng phải ở mức xấp xỉ 30 triệu tấn /năm, tức là tăng khoảng gấp đơi so với nhu cầu hiện nay.
Bảng 2.16 : Dự báo nhu cầu xăng dầu VN giai đoạn 2000- 2020
Năm Phương án cơ sở Phương án thấp Phương án cao
2000 8.344 8.344 8.344
2005 13.623 13.052 14.053
2010 21.445 19.499 23.467
2020 34.456 30.046 35.647
(Nguồn : Tạp chí Thương mại )[17] Theo kế hoạch, đến năm 2020 Việt Nam sẽ cĩ 3 nhà máy lọc dầu với tổng cơng suất tối thiểu 13 triệu tấn xăng dầu, đảm bảo khoảng 50% nhu cầu trong nước. Các nhà máy lọc dầu dự kiến xây dựng tại Quảng Ngãi, Thanh Hố, Vũng Tàu đang trong tình trạng chuẩn bị. Sớm nhất, vào năm 2009, nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất mới đi vào hoạt động với cơng suất thiết kế là 6,5 triệu tấn/năm.
Như vậy, nguồn cung xăng dầu của VN vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu trong nhiều năm nữa. [25]
Mặc dù cĩ ưu điểm về tính ổn định của hệ thống phân phối do chính sách độc quyền phân phối của nhà nước như đã trình bày, nhưng do thực trạng khả năng nhập cuộc của các đối thủ mới rất thấp nên đã xuất hiện nhược điểm cơ bản đồng hành là tính cạnh tranh của thị trường khơng cao. Điều này được thể hiện qua việc Nhà nước quy định cơ cấu doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu, Nhà nước quy định doanh nghiệp nhà nước chủ đạo trong phân phối, đồng thời Nhà nước phân bổ hạn ngạch nhập khẩu cho các cơng ty đầu mối, một hình thức tạo ra độc quyền cho các doanh nghiệp này khiến thị trường khơng cịn tính cạnh tranh hồn hảo nữa.
2.3.3.2.1. Nhà nước chỉ định hạn ngạch nhập khẩu cho các cơng ty.
Khơng chỉ quy định cơ cấu doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu, Nhà nước cịn thực hiện kiểm sốt chặt đầu vào thị trường bằng việc phân bổ hạn ngạch nhập khẩu cho các cơng ty đầu mối.
Hàng năm, căn cứ cân đối cung cầu của nền kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Cơng nghiệp xác định tổng nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu của năm tiếp theo. Nhu cầu xăng dầu phục vụ cho quốc phịng được xác định riêng. Trên cơ sở tổng nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu, Bộ Thương mại giao mức nhập khẩu tối thiểu cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng doanh nghiệp cĩ Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu để làm thủ tục nhập khẩu. Chỉ những doanh nghiệp này mới được phép nhập khẩu xăng dầu. Căn cứ nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu quyết định khối lượng xăng dầu nhập khẩu các loại để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhưng khơng thấp hơn mức tối thiểu được giao và chịu trách nhiệm cung cấp đủ nguồn cho hệ thống phân phối, bảo đảm ổn định thị trường xăng dầu. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Thương mại sẽ điều chỉnh mức nhập khẩu đã giao cho các doanh nghiệp. ( Ghi chú: Mặc dù từ cuối năm 2007, Nhà nước đã thành lập Bộ Cơng Thương trên cơ sở hợp nhất hai bộ Cơng nghiệp và Thương mại, nhưng để thuận tiện cho việc nghiên cứu Luận án theo tính thời gian nên tác giả vẫn sử dụng tên cũ là Bộ Thương mại ).
2.3.3.2.2. Giá thành sản phẩm cao.
Cạnh tranh trên thị trường xăng dầu Việt Nam khơng gay gắt qua việc giá bán lẻ trong nước thường cao hơn giá khu vực và thế giới.
Bảng 2.17 cho thấy giá xăng của Việt Nam so với khu vực và thế giới cĩ một khoảng chênh lệch đáng kể, thường là cao hơn và sự chênh lệch này được diễn ra khá dài.
Bảng 2.17 : So sánh giá xăng giữa Việt Nam với thế giới.
(Nguồn: Tổng hợp từ Associates for Internacional Research, Inc 10/2006 và AFP, Reuters T.10/2008) [39]
Quốc gia T4/2006 T5/2006 T10/2008 Hoa Kỳ 13.800 Malaysia 10.936 Thái lan 15.701 Singapore 20.300 Indonesia 5.120 10.770 Trung Quốc 10.144 13.800 Mehico 9.510 Venezuela 507 Kuwait 3.296 VN 11.000 11.000 19.200
Ngay cả những nước phát triển “nĩng” như Trung Quốc, Mêhicơ cũng khơng áp dụng giá bán cao như ở Việt Nam trong cùng thời điểm tương tự.
Sở dĩ giá bán lẻ cao như vậy là do các nguyên nhân chủ yếu thuộc về đặc điểm của hệ thống phân phối của thị trường xăng dầu Việt Nam là khả năng vận chuyển kém, nhập khẩu phân tán, cơ sở vật chất khơng tập trung khiến chi phí nhập khẩu tăng.
Đứng trên phương diện người tiêu dùng, khi người mua khơng cĩ nhiều quyền lựa chọn do tính chất độc quyền của sản phẩm hay của thị trường thì quyền lợi của người mua rất dễ bị xâm phạm thể hiện qua việc người mua bị cung cấp hàng hố khơng đúng số lượng, chất lượng mà khơng thể thực hiện kiểm sốt hoặc chứng minh được.
Theo tính tốn của tác giả, tổng giá trị vật chất xã hội bị thiệt hại do sai biệt khối lượng và chất lượng ( ít nhất) là 8% tổng giá trị khối lượng xăng dầu bán ra trong năm. Trong đĩ, khối lượng xăng đong thiếu cho người tiêu dùng là 5% và chênh lệch theo cấp bậc chất lượng quy đổi theo khối lượng là 3%. Thiệt hại cho người tiêu dùng hàng năm lên đến hàng ngàn tỷ đồng!
Bảng 2.18 Kết quả kiểm tra chất lượng xăng dầu bán ra trên cả nước KHU VỰC Chênh lệch khối lượng (%) Chênh lệch chất lượng (% ) Tổng quy đổi giá trị ( %) Miền Bắc 4 3 7 Miền Trung 4 3 7 Miền Nam 6 4 10 B.q cả nước 5 3 8 (Nguồn: Tổng cục TCCLĐL) [30]
Cĩ đại lý bán lẻ sử dụng những thủ thuật gian lận như chỉnh sửa mạch điện tử trong trụ bơm xăng, nối các cơng tắc với IC trong trụ bơm để làm thay đổi chương trình làm việc của IC, sửa đổi lại phần mềm trong trụ bơm xăng, sử dụng điều khiển từ xa… dẫn đến sai số trên 5%. Trên bảng điều khiển cĩ một tổ hợp phím tắt, mỗi lần bơm xăng, các nhân viên bơm xăng bấm vào tổ hợp phím này để ăn gian lượng xăng bán cho khách hàng, khi khơng bấm vào các phím này, thì trụ bơm vẫn ở mức tiêu chuẩn. Việc kiểm tra đối với các đại lý này rất khĩ khăn.
Những thiệt hại trên chỉ là tạm tính, chưa đầy đủ và chỉ mới tính đến giá trị vật chất. Cịn những thiệt hại khác gây cho nền kinh tế và xã hội do hành vi cung cấp xăng dầu kém chất lượng, khơng đúng chủng loại kỹ thuật, thiếu số lượng … là vơ cùng to lớn và khơng thể đo lường được. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xử lý những vi phạm thuộc
loại trên cịn nhẹ, chưa đủ răn đe, ngăn ngừa những hành vi sai phạm tương tự.
Bảng 2.19 : Đánh giá mức độ thiệt hại vật chất do cung cấp xăng dầu thiếu số lượng và kém chất lượng từ năm 2001 đến 2005.
( Nguồn: Tác giả tổng hợp) [30],[5],[6] 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng cộng Tiêu thụ (ngàn tấn) 9.083 9.971 9.936 11.048 11.477 51. 515 Thiệt hại (ng.tấn) 726 798 794 884 918 4.120 Giá trị (tỷ VND) 3.702 4.149 4.255 5.710 7.775 25.591 Giá trị (tr.USD) 314 337 340 405 533 1.929
Giá xăng dầu bình quân: Tỷ giá bình quân :
Năm 2001: 5.100đ. Năm 2001: 11.800đ / USD.
Năm 2002: 5.200đ. Năm 2002: 12.300đ / USD.
Năm 2003: 5.360đ. Năm 2003: 12.500đ / USD.
Năm 2004: 6.460đ. Năm 2004: 14.100đ / USD.
Năm 2005: 8.470đ. Năm 2005: 14.600đ / USD.
Trong mơi trường khơng cĩ cạnh tranh thì vấn đề nâng cao chất lượng phục vụ người tiêu dùng rất khĩ thực hiện. Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản Pháp luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như Pháp lệnh số 13/1999, các Nghị định 69/2001, 27/2004, 06/2006, 55/2008 quy định việc thực hiện... nhưng việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào đời sống vẫn cịn khoảng cách mà một nguyên nhân quan trọng là do hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xăng dầu cịn bị hạn chế. 2.3.3.3. Hiệu quả quản lý Nhà nước bị hạn chế.
Những hạn chế trong cơng tác quản lý Nhà nước lĩnh vực xăng dầu thể hiện qua việc tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước trùng lắp, gây lãng phí nguồn lực quốc gia, cơ chế quản lý phức tạp, điều hành thị trường chưa linh hoạt và quản lý thị trường chưa tốt. 2.3.3.3.1. Tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trùng lắp.
Việc Nhà nước chỉ định doanh nghiệp nhà nước làm đầu mối nhập khẩu đã dẫn đến tình trạng là mặc dù quy mơ cĩ khác nhau nhưng mơ hình tổ chức, cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong ngành xăng dầu đều trùng lắp, rất giống nhau.
Mơ hình tổ chức các doanh nghiệp, thường cĩ dạng đa ngành trực tuyến nên sơ đồ tổ chức thường cồng kềnh, trùng lắp do cĩ quá nhiều đơn vị thành viên cĩ chức năng nhiệm vụ tương tự nhau. Trong quá trình thực hiện thành lập các Tổng cơng ty theo Quyết định 90, 91 của Chính phủ, quy mơ các Tổng cơng ty chỉ được xác định như là một tập hợp các doanh nghiệp nhỏ hơn được sáp nhập với nhau bằng phương pháp cộng gộp chứ khơng tính đến các yếu tố tự nhiên hoặc lợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp đang cĩ như: thương hiệu, kinh nghiệm, những thuận lợi và thế mạnh … Xu hướng tổ chức các Tổng cơng ty khơng theo hướng hợp lý hĩa phân cơng lao động và chuyên mơn hĩa… nên bộ máy hành chính của doanh nghiệp thường hướng về quản lý hành chính, sự vụ … thay vì thực hiện chức năng quản trị chiến lược. Quan hệ giữa các thành viên trong Tổng cơng ty khơng phải là quan hệ đầu tư tài chính vốn hoặc kiên kết nghiệp vụ mà chỉ bằng cơ chế hành chính xơ cứng.
Dưới đây là sơ lược về tổ chức, quy mơ của một số doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Chúng cĩ cùng chức năng và cơ cấu tổ chức nhưng quy mơ lại rất khác nhau. Cĩ những cơng ty quy mơ lớn nhưng cũng cĩ những cơng ty quy mơ nhỏ, thậm chí rất nhỏ.
¾ Tổng Cơng ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) : Thành lập
năm 1956, nay là Tổng Cơng ty 90 trực thuộc Bộ Cơng Thương. Là đơn vị chuyên kinh doanh xăng dầu và các dịch vụ cho ngành xăng dầu như vận tải, bảo hiểm, thiết kế và xây dựng các cơng trình chuyên ngành như tổng kho xăng dầu, cảng xăng dầu… Phạm vi hoạt động tồn quốc với hơn 50 doanh nghiệp thành viên. Thị phần bán buơn năm 2006 khoảng 61%; bán lẻ khoảng trên 30%. Petrolimex là doanh nghiệp lớn của Việt Nam với 4773 cửa hàng.
¾ Cơng ty TNHH một thành viên SAIGONPETRO: Là doanh nghiệp
trực thuộc Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, chuyên kinh doanh các sản phẩm dầu khí như xăng dầu, khí đốt, dầu nhờn. Ngồi việc là đầu mối nhập khẩu, Saigonpetro cịn cĩ một nhà máy lọc dầu từ condensate, cơng nghệ lọc đơn giản, cơng suất khoảng 350 ngàn tấn
dầu thơ/năm. Thị trường của Sàigonpetro tập trung ở một số tỉnh thành ở phía Nam. Thị phần bán buơn năm 2006 khoảng 8%; thị phần bán lẻ đáng kể với hệ thống 2098 cửa hàng.
¾ Cơng ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC: PETEC là doanh
nghiệp lớn của Bộ Cơng Thương, đầu mối nhập khẩu xăng dầu chính sau Petrolimex. Thị phần bán buơn năm 2006 khoảng 12% cả nước; thị phần bán lẻ khơng đáng kể với 1062 cửa hàng.
¾ Cơng ty Xăng dầu Hàng khơng (VINAPCO): là doanh nghiệp
thành viên của Tổng Cơng ty Hàng khơng Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là cung cấp nhiên liệu JET A1 và nhiên liệu phục vụ cho các phương tiện tại các sân bay. Thị phần bán buơn của năm 2006 khoảng 5%, thị phần bán lẻ khơng đáng kể, là doanh nghiệp chuyên ngành chỉ cĩ 25 trạm xăng.
¾ Cơng ty Thương mại dầu khí PETECHIM : là doanh nghiệp thành
viên của Tổng Cơng ty dầu khí Việt Nam, thành lập từ cuối năm 1994. Là cơng ty chuyên doanh, cĩ cơ cấu tổ chức theo mơ hình chức năng. Quy mơ thuộc loại trung bình. Thị phần bán buơn năm 2006 khoảng 3%; thị phần bán lẻ khơng đáng kể với 517 cửa hàng.
¾ Cơng ty Xăng dầu Quân đội (APOCO): là doanh nghiệp trực thuộc
Bộ Quốc phịng. Kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu từ năm 1999. APOCO là doanh nghiệp nhỏ, thiếu những điều kiện cần thiết để nhập khẩu và kinh doanh cĩ hiệu quả. Cĩ 281 cửa hàng.
¾ Cơng ty Xăng dầu Đồng Tháp (PDC): là doanh nghiệp trực thuộc
UBND tỉnh Đồng Tháp, tham gia phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và đồng bằng sơng Cửu Long và đầu mối tái xuất xăng dầu từ Việt Nam sang Campuchia. Cơng ty loại nhỏ, tiềm lực tài chính yếu. Hiệu quả kinh tế từ nhập khẩu trực tiếp khơng cao do chi phí vận chuyển nội địa lớn. Cơng ty cĩ 1355 cửa hàng.
¾ Cơng ty liên doanh dầu khí PetroMekong: là liên doanh giữa Cơng
ty PetroVietnam với các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Sĩc trăng, Cà Mau và Bạc Liêu. Liên doanh cĩ một tổng kho xăng dầu với cơng suất 36.000 m3, 1 cảng dầu cĩ cầu cảng cho tầu trọng tải 10 ngàn tấn tại Cần Thơ và một số kho trung chuyển tại các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long. PetroMekong là đầu mối nhập khẩu xăng dầu từ năm 1999 với hệ thống 569 cửa hàng.
Sự duy trì trạng thái thị trường độc quyền nhĩm của các doanh nghiệp nhà nước, thể hiện sự điều hành khơng kiên quyết, khơng khoa
học, khơng đúng quy luật để buộc các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện hợp tác với nhau. Việc duy trì một Tổng cơng ty mạnh như Petrolimex nhưng khơng cĩ biện pháp để các doanh nghiệp nhà nước khác được tự chủ vươn lên trong một mơi trường cạnh tranh hồn hảo, vì lợi nhuận hấp dẫn của mặt hàng kinh doanh xăng dầu, sự nể nang trong việc xử lý vi phạm của các doanh nghiệp đã khiến cho các doanh