KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu phát triển thị trường xăng dầu việt nam đến năm 2020 (Trang 110 - 112)

1. Do những yếu tố khách quan của lịch sử nên quá trình hình thành

và phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đã gắn với mơ hình quản lý nhà nước tập trung bao cấp. Đặc điểm của mơ hình này là nhà nước độc quyền trong mọi lĩnh vực kinh tế và đĩ là yếu tố quyết định bảo đảm sự ổn định tương đối cho thị trường xăng dầu trong nước, một điều kiện quan trọng giúp cho kinh tế quốc gia phát triển trong thời gian qua.

2. Mơ hình kinh tế tập trung đã tạo nên thị trường xăng dầu trong nước theo hình thức thị trường độc quyền và sau này là thị trường độc quyền nhĩm. Tuy nhiên, do quan điểm coi độc quyền nhà nước đồng nghĩa với độc quyền doanh nghiệp nhà nước nên việc quản lý, điều hành nhà nước lĩnh vực xăng dầu cịn chưa linh hoạt, chưa tạo điều kiện cho thị trường vận động đúng quy luật. Các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh phân phối xăng dầu được Nhà nước tạo điều kiện hoạt động trong mơi trường độc quyền nhĩm nhưng do nhiều cơ quan chủ quản khác nhau nên chưa tự ý thức cần phải hợp tác với nhau.

3. Từ thực trạng thị trường xăng dầu Việt Nam, đã cho thấy việc lựa

chọn giải pháp nhằm chủ động phát triển thị trường xăng dầu trong tương lai cần cĩ sự cân nhắc kỹ giữa những mục tiêu trọng tâm với những mục tiêu cịn lại; giữa yêu cầu đề ra với khả năng thực thi... Do những nguyên nhân cĩ tính lịch sử nên khơng thể thay đổi ngay một cách nhanh chĩng như: việc thay đổi nhận thức cũng như khả năng chấp nhận thay đổi của một bộ phận thuộc cơ chế quản lý cũ, sức ỳ và sự phản ứng của cơ chế cũ đối với cơ chế mới. [7]

Với việc phân tích thực trạng thị trường xăng dầu Việt Nam thời gian qua đã cho chúng ta bức tranh tương đối tổng quát về những điểm mạnh, yếu, những cơ hội và những nguy cơ đối với thị trường xăng dầu Việt Nam trong tương lai. Thực trạng thị trường xăng dầu Việt Nam cĩ những điểm giống và cĩ cả những đặc thù khác với thị trường xăng dầu nhiều nước. Những điểm giống nhau đĩ là: sự gia tăng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế đối với mặt hàng xăng dầu, nguồn cung khơng ổn định và cĩ xu hướng cạn kiệt, xu hướng tăng giá khá rõ rệt mặc dù cĩ sự can thiệp của Nhà nước rất chặt chẽ.

Điểm đặc thù khác biệt giữa thị trường xăng dầu Việt Nam với thị trường xăng dầu một số nước như Nhật, Hàn Quốc... là Việt Nam là nước xuất khẩu dầu mỏ nhưng lại nhập khẩu hồn tồn sản phẩm dầu mỏ là xăng dầu các loại; khác với Lào, Cam puchia, Trung Quốc..., Việt Nam cĩ bờ biển dài dọc theo chiều dài đất nước, nên chi phí vận tải bằng đường biển thấp hơn bằng đường bộ. Một đặc thù rất cơ bản là do điều kiện lịch sử, mơ hình quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xăng dầu phụ thuộc hồn tồn vào mơ hình quản lý kinh tế đất nước, mà mơ hình này đang cịn trong thời kỳ chuyển đổi nhưng chưa đến giai đoạn hồn thiện, cơ cấu tổ chức ngành xăng dầu chưa thể tự động thực thi những cải cách theo đúng quy luật thị trường và do đĩ, vẫn tồn tại tư duy kinh tế phi thị trường trong hệ thống quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xăng dầu, vẫn tạo ra những doanh nghiệp độc quyền, gây ra những thiệt hại trên phạm vi tồn xã hội như trong phần trình bày về độc quyền nhĩm. Từ những cơ sở nêu trên, dưới đây tác giả xin trình bày về những giải pháp phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm 2020.

CHƯƠNG III

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

******************

3.1. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI

Thời gian qua, thị trường xăng dầu Việt Nam đã được định hướng tốt, giúp cho nền kinh tế đất nước phát triển ổn định, đạt được những thành tựu to lớn. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, thị trường xăng dầu Việt Nam cần phải giải quyết những mâu thuẫn mới, đĩ là:

1. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển, hội nhập theo những tiêu chí

quốc tế với khả năng quản lý điều hành và hướng dẫn thị trường của Nhà nước.

2. Mâu thuẫn về chính sách quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực xăng

dầu giữa quan điểm đổi mới là “thực hiện độc quyền Nhà nước thơng qua các thành phần kinh tế trong đĩ doanh nghiệp Nhà nước nắm vai trị chủ đạo”, với quan điểm được coi là chính thống trước đây là “ thực hiện độc quyền nhà nước đồng nghĩa với độc quyền doanh nghiệp Nhà nước ”. [29].

Một phần của tài liệu phát triển thị trường xăng dầu việt nam đến năm 2020 (Trang 110 - 112)