Một số biện pháp đề xuất:

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng vào dạy học ở bậc tiểu học tại quận 11, tp. hồ chí minh (Trang 75 - 85)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC

3.2Một số biện pháp đề xuất:

3.2.1 Nhóm các biện pháp tăng cường việc xây dựng kế hoạch:

Biện pháp 1.1 Quán triệt các văn bản chỉ đạo về ứng dụng CNTT một cách hiệu quả hơn:

- Mục tiêu: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT vào dạy học, đa dạng hóa các hình thức học tập với CNTT.

- Cách thức: Xác định rõ những điểm quan trọng cần nhấn mạnh của các văn bản chỉ đạo để truyền đạt đến GV một cách hiệu quả hơn.

Biện pháp 1.2: Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị để ứng dụng CNTT vào dạy học một cách phù hợp hơn:

- Mục tiêu: Tìm được điểm mạnh, điểm yếu về cơ sở vật chất, về nguồn nhân lực, về phương pháp dạy học,… để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch.

- Cách thức: HT phải phân tích và đưa ra được điểm mạnh và điểm yếu của đơn vị.

- Mục tiêu: Tìm được hướng ứng dụng CNTT cụ thể phù hợp với tình hình của nhà trường về cơ sở vật chất, trình độ GV và HS.

- Cách thức: HT thu thập những thông tin cần thiết của hiện tại, dự báo hướng phát triển của nhà trường từ đó đề ra mục tiêu.

Biện pháp 1.4: Phối hợp với BGH định hướng nhiệm vụ, nội dụng, biện pháp ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Mục tiêu: Cụ thể hóa những mục tiêu ứng dụng CNTT vào dạy học qua những bài học, môn học cụ thể có thể sử dụng được CNTT.

- Cách thức: HT chỉ đạo trong BGH, GV tìm hiểu, phân tích những bài học trong chương trình SGK có khả năng ứng dụng hiệu quả CNTT vào dạy học, gây hứng thú cho HS.

Biện pháp 1.5: Lập kế hoạch, chương trình ứng dụng CNTT vào dạy học theo từng giai đoạn

- Mục tiêu: Hình thành kế hoạch, chương trình cụ thể làm thế nào ứng dụng CNTT vào dạy học đạt hiệu quả cao nhất theo từng giai đoạn, chứ không phải là kế hoạch khái quát chung chung.

- Cách thức: HT xây dựng một kế hoạch riêng cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong đó nêu rõ các giai đoạn cụ thể. Kế hoạch phải được phổ biến trong CBQL và GV trong toàn trường.

3.2.2 Nhóm các biện pháp tăng cường việc xây dựng các quy định:

Biện pháp 2.1: Quy định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm cấp phó, tổ trưởng tổ khối trong quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Mục tiêu: Phân quyền rõ ràng, cụ thể cho cấp phó, tổ trưởng tổ khối tránh chồng chéo trách nhiệm.

- Cách thức: HT phân công nhiệm vụ rõ ràng trong cấp phó, tổ trưởng tổ khối. Phó HT chuyên môn phải là người trực tiếp điều hành các hoạt động liên quan đến ứng dụng CNTT vào dạy học. Trong khi đó, tổ trưởng tổ khối cũng có trách nhiệm rõ ràng trong việc đôn đốc, nhắc nhở GV trong khối của mình tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học.

Biện pháp 2.2: Quy định rõ ràng tỉ lệ số tiết dạy có ứng dụng CNTT trên lớp

- Mục tiêu: Xác định rõ quy định số tiết dạy có ứng dụng CNTT tối thiểu cho mỗi GV, mỗi khối lớp theo từng năm học.

- Cách thức: Quy định rõ số tiết dạy có sử dụng CNTT tối thiểu cho từng GV, từng khối lớp và có định hướng tăng số tiết tối thiểu này lên theo từng năm.

Biện pháp 2.3 Xây dựng chuẩn giờ dạy có ứng dụng CNTT trên lớp

- Mục tiêu: Xác định những chuẩn cần thiết để giờ dạy ứng dụng CNTT đạt hiệu quả. - Cách thức: Phối hợp với BGH, các GV có kinh nghiệm trong việc dạy học có ứng dụng CNTT tìm ra những chuẩn tối thiểu cho một tiết học có ứng dụng CNTT, đồng thời lấy đó làm thước đo để đánh giá GV trong dạy học. Chuẩn này phải nâng dần theo từng năm và phải có sự tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn.

Biện pháp 2.4 Quy định về việc sử dụng bảo quản thiết bị tin học

- Mục tiêu: Hình thành nội quy sử dụng, bảo quản các thiết bị tin học.

- Cách thức: Tìm hiểu những yêu cầu sử dụng, cách thức bảo quản thiết bị tin học từ đó đề ra những quy định cụ thể để sử dụng và bảo quản có hiệu quả.

Biện pháp 2.5: Quy định khai thác, sử dụng internet tại trường

- Mục tiêu: Hình thành nội quy khai thác, sử dụng internet trại trường

- Cách thức: Tìm hiểu nhu cầu sử dụng thực tế của GV kết hợp với thời gian biểu, nội quy chung của nhà trường từ đó đưa ra những quy định về việc khai thác, sử dụng internet phù hợp. Ví dụ như là quy định về giờ giấc sử dụng internet của GV, quy định về việc sử dụng internet vào ngày thứ bảy…

3.2.3 Nhóm các biện pháp tăng cường việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp 3.1: Lập tổ tư vấn có chức năng chuyên về công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học và phương pháp thiết kế bài giảng điện tử.

- Mục tiêu: Hình thành tổ tư vấn chuyên môn có chức năng hỗ trợ GV trong việc ứng dụng CNTT

- Cách thức: Tìm những đối tượng GV có khả năng làm chủ CNTT, có những kinh nghiệm thực tế trong việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử để hỗ trợ cho GV còn hạn chế về trình độ CNTT, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Biện pháp 3.2: Chỉ đạo khai thác tài nguyên dạy học trên mạng internet và trang web của ngành giáo dục

- Mục tiêu: Chỉ đạo GV khai thác nguồn tài nguyên sẵn có trên mạng, tiết kiệm thời gian thiết kế bài soạn điện tử.

- Cách thức: Chỉ đạo CBQL, GV có nhiều kinh nghiệm tư vấn với các GV khác về những trang web có nhiều tài nguyên. Khuyến khích GV chia sẻ tài nguyên dạy học, thông tin, tư liệu, hình ảnh và bài soạn điện tử.

Biện pháp 3.3: Chỉ đạo việc sử dụng email, trang blog, diễn đàn để trao đổi thông tin, kinh nghiệm

- Mục tiêu: Nâng cao khả năng truyền phát thông tin, chia sẻ kinh nghiệm của GV về những vấn đề liên quan đến sử dụng CNTT trong dạy học.

- Cách thức: HT chỉ đạo GV sử dụng email trong toàn trường, khuyến khích GV có kinh nghiệm tạo trang blog để chia sẻ kinh nghiệm dạy học. Đồng thời, HT cũng phải tìm hiểu và giới thiệu những diễn đàn (forum) hữu ích cho dạy học như www.dayhocintel.org, www.giaovien.net, để GV có thể tham khảo và thu thập thông tin dạy học cho bản thân.

Hình 3.1 Một trang blog do GV quận 11 thiết kế để hướng dẫn HS học tập (www.lopnamhai0809.blogspot.com)

Biện pháp 3.4: Tăng cường tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học trong đó chú trọng kỹ năng thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử cho CBQL và GV.

- Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả của việc bồi dưỡng kỹ năng tin học có chú trọng đến việc hướng dẫn CBQL và GV thiết kế và sử dụng bài soạn điện tử đạt hiệu quả cao hơn.

- Cách thức: HT tìm hiểu nhu cầu của GV về việc nâng cao trình độ tin học từ đó tìm ra người hướng dẫn thích hợp để hướng dẫn CBQL và GV trong việc thiết kế và sử dụng bài soạn điện tử. Trong đó, HT cần lưu ý việc thiết kế và sử dụng bài soạn điện tử phải phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy HS làm trung tâm và gây hứng thú học tập cho HS.

Biện pháp 3.5: Tổ chức tham quan, học tập các mô hình ứng dụng CNTT.

- Mục tiêu: Học hỏi những cách thức, mô hình ứng dụng CNTT vào dạy học có hiệu quả ở các trường bạn.

- Cách thức: Tìm hiểu những đơn vị đã ứng dụng CNTT vào dạy học đạt hiệu quả cao, từ đó, HT tổ chức cho CBQL, GV tham quan, có yêu cầu CBQL và GV ghi lại những yếu tố có thể áp dụng được ở trường mình.

Biện pháp 3.6: Tạo thời gian, bố trí thời khóa biểu hợp lý để CBQL, GV đều sử dụng hệ thống thiết bị dạy học, hệ thống mạng của nhà trường.

- Mục tiêu: tạo sự công bằng cho mọi thành viên của nhà trường trong việc sử dụng hệ thống thiết bị dạy học, hệ thống mạng của nhà trường.

- Cách thức: HT nghiên cứu, lập thời gian biểu hợp lý cho việc sử dụng các thiết bị tin học, hệ thống mạng của nhà trường chẳng hạn như việc sử dụng phòng học đa phương tiện phải được đăng ký trước, việc truy cập internet trong nhà trường được sắp xếp để GV có thể truy cập dễ dàng mỗi khi có thời gian trống.

Biện pháp 3.7: Đưa vào tiêu chí thi đua đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy học

- Mục tiêu: Tạo động lực cho mọi GV đẩy mạnh việc tìm hiểu, từng bước ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Cách thức: HT đưa vào tiêu chí thi đua khuyến khích GV ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên, HT cũng không nên đặt quá nặng tiêu chí thi đua này ngay từ đầu mà từng bước nâng yêu cầu của tiêu chí thi đua để đạt hiệu quả cao nhất.

Biện pháp 3.8: Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý

- Mục tiêu: Tăng hiệu quả quản lý từ đó thúc đẩy hiệu quả dạy học, nêu gương cho tập thể GV khi HT sử dụng CNTT thành thạo.

- Cách thức: Đẩy mạnh việc sử dụng CNTT trong công tác quản lý từ quản lý hành chính, quản lý nhân sự đến quản lý chuyên môn. HT trực tiếp chỉ đạo bằng CNTT ví dụ như sử dụng trang web của nhà trường, sử dụng email.

Biện pháp 3.9: Tổ chức phân công GV nghiên cứu, biên soạn bài soạn điện tử, tiến tới hình thành ngân hành bài soạn điện tử trong nhà trường và trao đổi, chia sẻ với các trường khác.

- Mục tiêu: Tạo ra nguồn tài nguyên dạy học tại chỗ, hỗ trợ GV còn yếu về kỹ năng thiết kế, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm ứng dụng CNTT.

- Cách thức: Qua việc định hướng những nội dung có thể sử dụng CNTT vào dạy học, HT chỉ đạo BGH phân công GV thiết kế bài soạn điện tử, lưu trữ trong thư viện nhà trường, tổ chức cho GV tham khảo và sử dụng bài soạn điện tử của nhau, nâng dần số lượng bài soạn điện tử theo thời gian. Bên cạnh đó, việc chia sẻ với các trường khác cần phải được chú trọng từ đó thu hút lượng bài soạn điện tử ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

Biện pháp 3.10: Sưu tầm, khai thác các phần mềm giảng dạy.

- Mục tiêu: Nâng cao hiểu biết về các phần mềm giảng dạy, đa dạng hóa việc thiết kế và sử dụng bài soạn điện tử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cách thức: HT tìm hiểu thị trường phần mềm, trong đó lưu ý đặc biệt các phần mềm giảng dạy do các đơn vị trong nước sản xuất để tận dụng ưu điểm về khả năng tiện dụng, về ngôn ngữ. Từ đó, HT tiến hành cho sử dụng thử các phần mềm giảng dạy, đánh giá hiệu quả rồi khuyến khích GV sử dụng, ví dụ ngoài phần mềm Microsoft Powerpoint, HT cũng có thể giới thiệu phần mềm khác như Violet, cũng là một phần mềm phục vụ giảng dạy tương đối có hiệu quả với giá thành bản quyền thấp.

- Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả của việc dạy học có ứng dụng CNTT, tránh việc chạy theo phong trào.

- Cách thức: HT tổ chức cho GV đăng ký các tiết dạy có ứng dụng CNTT, phân công cụ thể cấp phó và chính HT liên tục kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giờ dạy có ứng dụng CNTT mà GV đã đăng ký.

Biện pháp 3.12: Tổ chức các hội thi thiết kế bài soạn điện tử trong nhà trường dành cho GV.

- Mục tiêu: Thúc đẩy phong trào ứng dụng CNTT vào dạy học, tìm kiếm hạt nhân hỗ trợ cho nhà trường trong quá trình nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Cách thức: HT lập kế hoạch, tổ chức hội thi chú trọng đến thao tác của GV trong việc thiết kế bài soạn điện tử tại chỗ. HT cần nhân rộng, khuyến khích những GV chưa tham gia các hội thi trước để tìm ra nhiều nhân tố mới cho nhà trường.

Biện pháp 3.13: Tổ chức chuyên đề chuyên sâu và toàn diện hơn ở các tổ khối và cấp trường về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng có sử dụng CNTT.

- Mục tiêu: Nghiên cứu kỹ càng nội dung, phương pháp dạy học kết hợp với việc ứng dụng CNTT.

- Cách thức: HT chỉ đạo cấp phó, các tổ trưởng tổ khối lập kế hoạch thực hiện chuyên đề, các tiết thao giảng, định hướng GV có nhận thức đúng đắn về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng CNTT.

Biện pháp 3.14: Tăng cường phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường vận động GV tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Mục tiêu: Tăng cường hoạt động phối hợp với các đoàn thể nhằm đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT vào dạy học ở các đoàn thể.

- Cách thức: HT chỉ đạo 2 đoàn thể thực hiện những hoạt động hỗ trợ cho việc dạy học có ứng dụng CNTT.

3.2.4 Nhóm các biện pháp tăng cường việc xây dựng các điều kiện hỗ trợ:

Biện pháp 4.1 Đẩy mạnh việc xây dựng chính sách khuyến khích ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Mục tiêu: Tạo mọi điều kiện hỗ trợ ở mức tối đa cho dạy học có sử dụng CNTT.

- Cách thức: HT thăm dò ý kiến trong BGH, GV các yêu cầu cần thiết khi dạy học với CNTT, từ đó, hình thành chính sách khuyến khích ứng dụng CNTT vào dạy học.

Biện pháp 4.2 Đẩy mạnh việc xây dựng chính sách khuyến khích CBQL, GV học tập nâng cao trình độ tin học.

- Mục tiêu: Tạo điều kiện tốt hơn cho CBQL, GV nâng cao trình độ tin học đáp ứng yêu cầu đổi mới.

- Cách thức: HT tham mưu với Phòng Giáo dục tổ chức nhiều khóa học bồi dưỡng CNTT, tạo mọi thuận lợi để CBQL, GV được học tập nâng cao trình độ tin học.

Biện pháp 4.3: Nâng cao chế độ khen thưởng CBQL, GV thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Mục tiêu: Tạo động lực, thúc đẩy GV tham gia tích cực hơn vào việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Cách thức: HT xây dựng chế độ khen thưởng hợp lý cho những GV có nhiều đóng góp cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong nhà trường, tiến hành khen thường và nâng cao mức khen thưởng qua từng năm.

Biện pháp 4.4: Trang bị và nâng cấp máy vi tính cho các phòng học, thư viện nhà trường, sử dụng phần mềm quản lý thư viện.

- Mục tiêu: Tạo điều kiện để GV có thể sử dụng máy tính một cách tốt nhất, nâng cao khả năng quản lý sách của thư viện.

- Cách thức: HT tìm nguồn cung cấp phần cứng, phần mềm uy tín, có chất lượng, đồng thời luôn kiểm tra, nâng cấp kịp thời máy tính để phù hợp với sự phát triển của phần mềm.

Biện pháp 4.5: Tăng cường mua sắm và nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng CNTT (laptop, máy chiếu, tivi LCD,…)

- Mục tiêu: Nâng cao số lượng và chất lượng các thiết bị phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng CNTT.

- Cách thức: HT tìm hiểu nhu cầu thực tế, tính toán số tiết dạy có ứng dụng CNTT của GV toàn trường từ đó xác định số lượng trang thiết bị cần thiết để tăng cường mua sắm thiết bị theo từng giai đoạn.

Biện pháp 4.6: Kết nối mạng internet ADSL trong nhà trường, xây dựng hệ thống mạng không dây

- Mục tiêu: Tạo kết nối internet thông suốt, liên tục, xây dựng hệ thống mạng không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng vào dạy học ở bậc tiểu học tại quận 11, tp. hồ chí minh (Trang 75 - 85)