CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC Ở BẬC TIỂU HỌC QUẬN
2.2.2.5 Kiểm tra, đánh giá
Bước cuối cùng của quy trình quản lý việc ứng dụng CNTT và cũng không kém phần quan trọng là kiểm tra, đánh giá của HT. Kiểm tra, đánh giá không chỉ là bước nhận định về kết quả mà còn là căn cứ để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch, thay đổi cách chỉ đạo, tổ chức cũng như thay đổi các quy định, các điều kiện hỗ trợ. 3 đối tượng được khảo sát đã thể hiện phần đánh giá mình trong bảng sau:
Bảng 2.33 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc kiểm tra, đánh giá của HT.
Nội dung
HT CBQL GV
X Sx thứ
bậc Y Sy thứ
bậc Z Sz thứ bậc
HT dự giờ, phân tích sư phạm bài dạy có ứng dụng CNTT (hoặc phân công trong BGH)
HT cho thu thập ý kiến phản hồi của học sinh về các tiết học của ứng dụng CNTT
0.80 1.79 36 1.92 1.98 34 1.8 2.01 36
HT tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm việc ứng
dụng CNTT vào dạy học 3.00 1.87 19 3.23 1.48 24 3.3 1.82 18 HT kiểm tra tình trạng cơ
sở vật chất phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học.
2.80 2.05 22 3.23 1.54 24 3.4 1.48 13
Trong những công việc HT cần phải làm để kiểm tra, đánh giá quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học, có thể thấy rằng, HT được đánh giá ở mức độ trung bình khá.
Đối với việc dự giờ, phân tích sư phạm bài dạy có ứng dụng CNTT, HT được đánh giá ở mức trung bình khá khi X=3,6; Y=3,62 và Z=3,4. Độ lệch chuẩn dưới 1 trừ trường hợp Sz=1,47. Qua đó thấy rằng, HT có quan tâm đến việc kiểm tra thực tế tiết dạy của GV khi họ sử dụng CNTT trên lớp. Tuy nhiên, việc dự giờ, phân tích sư phạm vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm đối với HT hay CBQL vì khi dự giờ các tiết học như vậy, GV thường mang tâm lý đối phó hoặc dạy để biểu diễn. Mặt khác, kết quả khảo sát ở trên cho thấy HT và CBQL còn lúng túng trong việc đánh giá khi chưa có chuẩn cụ thể nào để nhận xét mức độ thành công của một tiết dạy có ứng dụng CNTT. Cũng chính vì thế, độ phân tán ý kiến của GV còn cao khi mà họ chưa tin tưởng vào hiệu quả của việc dự giờ, phân tích sư phạm của HT, thậm chí là có HT không có đủ thời gian để dự giờ GV.
Một vấn đề rất đáng xem xét là việc thu thập phản hồi của HS, đối tượng thụ hưởng các tiết dạy có ứng dụng CNTT. Điểm trung bình X =0,8; Y=1,92 và Z=1,8 cho thấy rằng HT không thực hiện tốt nội dung quản lý này hay nói cách khác là thực hiện ở mức độ yếu kém với thứ bậc rất thấp 36, 34 và 36. Tìm hiểu ý kiến của HS là rất quan trọng, đặc biệt là đối với HS tiểu học. Nếu không nắm bắt được tâm lý của HS, dù đối với HT đôi khi chỉ là chỉ đạo GV để tìm hiểu HS muốn gì khi học tập với CNTT, thì việc dạy học có CNTT chỉ là hình thức, chưa hướng đến người họ. Đó cũng là lý do giải thích tại sao GV dạy học có ứng dụng CNTT thường thể hiện việc biểu diễn với nhiều hiệu ứng hình ảnh, âm thanh mà không tính đến hiệu quả của tiết dạy là sự hiểu bài, là hứng thú của HS.
Bên cạnh đó, việc rút kinh nghiệm việc ứng dụng CNTT vào dạy học là không thể không làm. Với X=3; Y=3,23 và Z=3.3, HT được đánh giá thực hiện công tác này ở mức trung bình khá. Dù vậy, một lần nữa với độ lệch chuẩn cao Sx=1,8; Sy=1,47 và Sz=1,82, nhiều ý kiến trái ngược với đánh giá chung, biểu hiện phần nào hạn chế trong việc rút kinh nghiệm. Rút kinh nghiệm việc dạy học có ứng dụng CNTT nằm trong những vấn đề chuyên môn của dạy học, vì thế HT phải đẩy mạnh chỉ đạo và tổ chức công tác này hơn nữa để CBQL, GV trong nhà trường thấy được mức độ thực hiện việc sử dụng CNTT trong dạy học của mình.
Máy móc cần bảo trì, bảo quản, khâu kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học có ứng dụng CNTT cần phải làm thường xuyên. Tương tự với việc rút kinh nghiệm, việc kiểm tra cơ sở vật chất cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình khá với X=2,8; Y=3,23 và
Z=3,4 kết hợp với độ lệch chuẩn cao là Sx=2,05; Sy=1,54 và Sz=1,48. Điều này chứng tỏ HT cũng chú ý đến công tác bảo quản, kiểm tra cơ sở vật chất, nhưng với các thiết bị CNTT việc kiểm tra đôi khi còn hạn chế.
Nhìn chung, mức độ chung của việc kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học dù đã được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế ở từng mặt của nó. HT cần phải tăng cường hơn nữa các công tác này, đặc biệt là việc thu thập ý kiến của HS để biết rõ mong muốn của các em trong việc học với CNTT.