Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng vào dạy học ở bậc tiểu học tại quận 11, tp. hồ chí minh (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC Ở BẬC TIỂU HỌC QUẬN

2.3Nguyên nhân của thực trạng

Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, tác giả cũng sử dụng phiếu điều tra dành cho cả 3 đối tượng HT, CBQL và GV với cùng số câu hỏi: Nguyên nhân có thể làm cho HT quản lý chưa tốt việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Tác giả cũng chủ yếu sử dụng điểm trung bình, độ lệch chuẩn và thứ bậc để xác định đánh giá về nguyên nhân của thực trạng của các đối tượng từ đó đưa ra những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học quận 11. Câu hỏi với 5 mức độ: Rất đồng ý, đồng ý, tạm chấp nhận, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý, với điểm từ cao nhất là 5 và thấp nhất là 1.

Có 2 nhóm nguyên nhân được tác giả liệt kê để các đối tượng khảo sát trả lời: nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm nguyên nhân khách quan. Ngoài ra, trong mỗi nhóm nguyên nhân, tác giả cũng để phần nguyên nhân khác để cả 3 đối tượng bổ sung. Tuy nhiên,

chỉ có vài ý kiến về nguyên nhân khác và các ý kiến đó cũng trùng hợp với các nguyên nhân được đề cập trong phiếu thăm dò.

2.3.1 Nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân đầu tiên mà tác giả đề cập đến trong phần này là nguyên nhân do phẩm chất của HT. Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng 2.34 dưới đây:

Bảng 2.34 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về nguyên nhân do phẩm chất của HT

HT CBQL GV

X Sx thứ

bậc Y Sy bậc thứ Z Sz bậc thứ 1.6 1.14 15 2.62 1.33 16 2.34 1.040 16

Với điểm trung bình X , YZđều <3 và thứ bậc 15, 16 và 16, đây là nguyên nhân được đánh giá thấp nhất. Điều này chứng tỏ đa số đều cho rằng phẩm chất của HT không phải là nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Năng lực của HT cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc quản lý chưa tốt việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Bảng 2.35 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về nguyên nhân do năng lực của HT

Nguyên nhân HT CBQL GV X Sx thứ bậc Y Sy thứ bậc Z Sz thứ bậc Trình độ tin học của HT còn hạn chế 3.4 0.55 9 3.54 1.13 15 3.64 0.87 8 HT chưa tạo được sự thống nhất

trong tập thể về việc ứng dụng CNTT 3.4 0.55 9 4.00 0.82 5 3.47 1.07 11 HT vận dụng chủ trương ứng dụng CNTT chưa phù hợp với tình hình của nhà trường 3 0.71 13 3.92 0.76 7 3.51 0.77 10 Xét đến nguyên nhân do trình độ tin học của HT còn hạn chế, với X, YZđều lớn hơn 3,5, chứng tỏ cả 3 đối tượng được khảo sát đều đồng ý với mức độ cao hơn “tạm chấp

nhận”, do đó đây cũng có thể làm nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. HT với trình độ CNTT còn hạn chế sẽ không có đủ khả năng để định hướng, vạch ra con đường để GV ứng dụng CNTT cho phù hợp. Đồng thời, việc tự học để có một trình độ CNTT phù hợp của HT cũng là động lực thúc đẩy GV nâng cao trình độ tin học của họ.

Hình 2.6 Biểu đồ thống kê trình độ CNTT của CBQL quận 11 (nguồn: Phòng Tổ chức – Cán bộ Sở Giáo dục TP.HCM)

Xét đến trình độ CNTT của chỉ riêng CBQL, đa số đều đạt trình độ A với 65,3%. Điều đáng ghi nhận ở đây là có đến 20,4% CBQL chỉ dừng ở mức biết soạn thảo văn bản và tỉ lệ đạt trình độ B trở lên là không cao. Với số liệu thực tế trên cùng với kết quả khảo sát, có thể khẳng định rằng trình độ CNTT của HT cũng như CBQL cũng là một trong nguyên nhân đáng ghi nhận dẫn đến việc quản lý chưa tốt việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Nguyên nhân chủ quan kế tiếp được đề cập đến là việc HT chưa tạo được sự thống nhất trong tập thể. Với nguyên nhân này thì mức độ đồng ý của HT không cao bằng của CBQL và GV khi X =3,4, Y=4 và Z=3,47. Thứ bậc 9, 5 và 11 của HT, CBQL và GV cho thấy mức độ đánh giá rất khác nhau của cả 3 đối tượng. Điều này chứng tỏ đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhưng không phải là nguyên nhân mang tính quyết định.

Tiếp theo trong nhóm nguyên nhân do năng lực của HT là nguyên nhân HT vận dụng chủ trương ứng dụng CNTT chưa phù hợp với tình hình của nhà trường. Kết quả của bảng trên cho thấy HT tạm chấp nhận nguyên nhân này với X=3, trong khi đó GV và CBQL thì tiến gần hơn mức độ đồng ý khi Z=3,51 và Y=3,92. Thứ bậc 13 của HT cho thấy rằng họ

không cho đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng còn CBQL và GV với thứ bậc 7 và 10 thì rõ ràng đây cũng là một nguyên nhân chủ quan cần phải xem xét.

Tiếp đến là nguyên nhân xuất phát từ phong cách lãnh đạo của HT cùng với kết quả khảo sát trong bảng 2.36:

Bảng 2.36 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về nguyên nhân do phong cách lãnh đạo của HT HT CBQL GV X Sx thứ bậc Y Sy thứ bậc Z Sz thứ bậc 1.6 0.89 15 3.62 0.65 14 3.28 0.77 15

Một lần nữa, kết quả cho thấy sự khác biệt trong đánh giá giữa HT và CBQL, GV. HT không cho rằng phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng đến việc quản lý chưa tốt việc ứng dụng CNTT vào dạy học (X=1,6), trong khi đó CBQL và GV thì tạm chấp nhận phong cách lãnh đạo của HT có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý (Y=3,62 và Z=3,28). Tuy nhiên, xếp theo thứ bậc thì cả 3 đối tượng đều đánh giá thấp nguyên nhân này với thức bậc lần lượt là 15,14 và 15. Qua đó thấy rằng dù HT quản lý theo phong cách nào thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Việc thực hiện các chức năng quản lý chưa tốt ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Bảng 2.37 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá

về nguyên nhân do HT chưa thực hiện tốt các chức năng quản lý

Nguyên nhân HT CBQL GV X Sx thứ bậc Y Sy thứ bậc Z Sz thứ bậc Do việc lập kế hoạch 3.6 0.55 6 3.77 0.60 9 3.68 0.74 6 Do việc chỉ đạo 3.6 0.55 6 3.77 0.73 9 3.60 0.78 9 Do việc tổ chức thực hiện 3.2 1.30 11 3.92 0.76 7 3.82 0.73 5 Do việc kiểm tra, đánh giá 3.6 0.55 6 4.08 0.64 4 3.65 0.88 7 Do việc khuyến khích, tạo

động lực cho GV 4 1.00 4 4.15 1.07 3 3.87 0.82 4 Đối với nguyên nhân do viêc lập kế hoạch, với ý kiến của 3 đối tượng là tương đối gần nhau với X , YZ dao động từ 3.6 đến dưới 3.8, gần với mức đồng ý rằng HT còn có vấn

đề trong việc lập kế hoạch. Thứ bậc 6, 9 và 6 cũng cho thấy rằng nguyên nhân này là nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Nguyên nhân xuất phát từ khâu chỉ đạo của HT cũng được đồng thuận với mức độ tương đối khi X , YZ nằm trong khoảng 3,6 đến 3,8 một lần nữa. Cùng với thứ bậc 6, 9 và 9, kết quả thể hiện việc HT chỉ đạo ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý nói chung và quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói riêng.

Tiếp đến là khâu tổ chức thực hiện. Kết quả đã có sự khác biệt khi X =3,2 và Y=3,92, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Z=3,82, HT thì chỉ tạm chấp nhận đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việcquản lý chưa tốt trong khi đó CBQL và GV thì tiến gần hơn đến mức đồng ý rằng tổ chức thực hiện không tốt các hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Khâu tiếp theo là việc kiểm tra đánh giá, đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ quan có thể làm HT quản lý chưa tốt. HT và GV đều đồng ý với mức độ ở giữa tạm chấp nhận và đồng ý trong khi CBQL thì nghiêng hẳn về phía đồng ý khi X=3,65; Z=3,65 và

Y=4,08. Có thể hiểu rằng, CBQL là người trực tiếp làm việc đánh giá, rút kinh nghiệm việc ứng dụng CNTT vào dạy học nên những việc làm liên quan đến công tác này của HT nếu ảnh hưởng không tốt đến việc ứng dụng CNTT vào dạy học được họ đồng ý với mức độ cao. Thứ bậc 6, 4 và 7 cũng cho thấy rằng đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến sự thành công của việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Một nguyên nhân chủ quan có thể xem xét là nguyên nhân xuất phát từ việc HT có động viên, khuyến khích GV một cách kịp thời không. Điểm trung bình X =4; Y=4,15 và

Z=3,87 cho thấy HT, CBQL và GV đều đồng ý rằng đây là nguyên nhân ảnh hưởng rất nhiều đến việc ứng dụng CNTT vào dạy học tốt hay chưa tốt. Kết quả nghiên cứu thực trạng ở trên cũng cho thấy việc xây dựng các điều kiện hỗ trợ GV như là khen thưởng, động viên được HT làm chưa thực sự tốt. Thứ bậc 4, 3 và 4 chứng tỏ đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT còn hạn chế.

Đánh giá về nguyên nhân xuất phát từ các phương pháp, biện pháp quản lý của HT, cả 3 đối tượng cũng đều tạm chấp nhận rằng chúng có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhưng rõ ràng không mang tính quyết định.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng vào dạy học ở bậc tiểu học tại quận 11, tp. hồ chí minh (Trang 66 - 71)