Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng vào dạy học ở bậc tiểu học tại quận 11, tp. hồ chí minh (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC Ở BẬC TIỂU HỌC QUẬN

2.2.1.1Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học

Hình 2.1 Biểu đồ thống kê ý kiến của HT, CBQL và GV về mốc thời gian thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học

Năm học 2007 – 2008 là năm học Bộ Giáo dục bắt đầu chính thức đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Qua biểu đồ 2.1, 67,1% ý kiến của 3 đối tượng khảo sát cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học được thực hiện sau năm học 2007 – 2008 và chỉ có 12,2% ý kiến cho rằng việc ứng dụng CNTT được thực hiện trước năm học 2007 – 2008. Điều này chứng tỏ việc ứng dụng CNTT chưa được quan tâm nhiều cho đến khi có sự chỉ đạo của ngành. Ngoài ra, qua số liệu chỉ có 20% HT và 23,1% CBQL thực hiện việc ứng dụng CNTT trong năm học 2007 – 2008 cũng cho thấy đa số HT các trường chưa chủ động có kế hoạch đưa CNTT vào dạy học dù đã có định hướng từ ngành. Điều này còn được thể hiện cụ thể hơn qua bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1 Thống kê về việc thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học trước hay sau khi có sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục

STT Nội dung

HT CBQL

Tỉ lệ

chung

SL % SL %

1 Trước khi có sự chỉ đạo của Phòng

Giáo dục 0 0 0 0 0% 2 Sau khi có sự chỉ đạo của Phòng

Giáo dục 5 100 13 100 100%

Bảng 2.1 cho thấy rõ sự thiếu chủ động trong việc thực hiện quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học của các trường tiểu học khi có đến 100% HT và CBQL chỉ thực hiện việc này khi có sự tác động từ phía cấp trên.

Bảng 2.2 Thống kê về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học

STT Nội dung HT CBQL GV

Tỉ lệ

chung

SL % SL % SL %

1 Không cần thiết 0 0 0 0 2 1.4 1.2% 2 Có hay không cũng được 1 20.0 7 53.8 13 8.9 12.8% 3 Ít cần thiết 3 60.0 5 38.5 4 2.7 7.3%

4 Cần thiết 0 0 0 0 89 61.0 54.3% 5 Rất cần thiết 1 20.0 1 7.7 38 26.0 24.4% Khi được khảo sát về vai trò của ứng dụng CNTT vào dạy học ở cả 3 đối tượng, có 24,4% cho là việc ứng dụng CNTT vào dạy học là rất cần thiết và 54,3% cho là ứng dụng CNTT vào dạy học là cần thiết. Trong khi đó số lượng đánh giá thấp việc ứng dụng CNTT vào dạy học, cho là việc này ít cần thiết, có hay không cũng được và không cần thiết chiếm số lượng không cao với các số liệu lần lượt là 7,3% cho ít cần thiết, 12,8% cho có hay không cũng được và với 1,2% cho không cần thiết.

Kết quả trên cho thấy việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã được nhận thức tương đối đúng đắn với việc vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học rất được xem trọng. Đa số GV đều có ý thức rằng dạy học cần phải sử dụng CNTT, tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng có đến 60% HT và đặc biệt là 53,8% CBQL cho rằng, việc ứng dụng CNTT vào dạy học có hay không cũng được, tức là họ không đề cao việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Nói cách khác, vai trò của ứng dụng CNTT vào dạy học được nhận thức tương đối đầy đủ ở đại bộ phận GV, tuy nhiên, ứng dụng CNTT vào dạy học có thể chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của HT và CBQL.

Dù vậy, tự đánh giá về hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường của mình, HT và CBQL cho rằng mức độ ứng dụng CNTT vào dạy học của GV ở mức độ chủ yếu từ khá trở lên với số liệu ở bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3 Thống kê đánh giá của HT và CBQL về mức độ ứng dụng CNTT vào dạy học

STT Mức độ ứng dụng CNTT vào dạy học HT CBQL Tỉ lệ chung SL % SL % 1 Chưa ứng dụng được 0 0 0 0 0% 2 Còn hạn chế 0 0 0 0 0% 3 Trung bình 1 20.0 5 38.5 33% 4 Khá 2 40.0 4 30.8 33% 5 Tốt 2 40.0 4 30.8 33%

Chỉ có 20% HT cho rằng mức độ ứng dụng CNTT vào dạy học của GV ở mức độ trung bình và con số này của ở CBQL là 38,5%. Còn lại đến gần 70% CBQL và HT đánh giá mức độ ứng dụng CNTT vào dạy học ở đơn vị của mình là khá và tốt.

So sánh với mức độ nhận thức của HT và CBQL về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT vào dạy học, có thể thấy rằng dù ứng dụng CNTT không phải là mối quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý nhưng việc ứng dụng CNTT vào dạy học cũng đã được triển khai tương đối tốt ở các trường tiểu học trong quận 11.

Hình 2.2 Biểu đồ thống kê về hình thức ứng dụng CNTT của GV

Biểu đồ 2.2 cho thấy rằng có đa số GV đã có ứng dụng CNTT vào dạy học bằng hình thức này hoặc hình thức kia, phổ biến nhất là ứng dụng CNTT vào việc soạn giáo án với 75,3% và tìm kiếm thông tin, hình ảnh trên internet phục vụ cho việc dạy học với 73,3%. Tuy nhiên, việc trao đổi, hướng dẫn HS thông qua email, blog hay các mạng xã hội vẫn ở tỉ lệ rất thấp chỉ với 6,2%. Trong khi đó, hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học thường được mọi người quan tâm nhất khi nhắc đến vấn đề này là sử dụng bài soạn điện tử để dạy học có 67,3% GV thực hiện. Đây cũng là một con số tương đối, chứng tỏ nhiều GV có quan tâm đến việc soạn giảng bằng bài soạn điện tử. Điều này được thể hiện cụ thể hơn ở biểu đồ sau:

Hình 2.3 Biểu đồ thống kê số tiết dạy có sử dụng bài soạn điện tử của GV trong năm học 2009 - 2010

Từ biểu đồ có thể thấy rằng số GV chưa sử dụng bài soạn điện tử trong dạy học cũng chiếm một số lượng không nhỏ với 47 GV chưa dạy tiết nào. Số lượng GV dạy nhiều tiết học với bài soạn điện tử từ 3 tiết trở lên rất ít, cá biệt có 16 GV dạy 15 tiết trong năm học vừa rồi và đó chính là các GV dạy ở trường tiểu học dân lập Việt Mỹ. Còn lại đa số GV dạy từ 1 đến 2 tiết trong một năm học.

Bảng 2.4 Thống kê tự đánh giá của HT và CBQL về việc ứng dụng CNTT vào dạy học

STT Mức độ đánh giá HT CBQL Tỉ lệ chung SL % SL % 1 Trung bình 1 20.0 5 38.5 33.3% 2 Khá 2 40.0 4 30.8 33.3% 3 Tốt 2 40.0 4 30.8 33.3% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xem xét tiếp đến đánh giá của HT và CBQL về việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở đơn vị của mình ở bảng 2.4, 66,6% HT và CBQL đánh giá CNTT được ứng dụng vào dạy học ở đơn vị mình đạt mức khá trở lên. So với số liệu GV sử dụng bài soạn điện tử, việc tự đánh giá này phần nào không được chính xác vì số lượng GV thực sự ứng dụng CNTT vào dạy học và ứng dụng thường xuyên là không cao.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng vào dạy học ở bậc tiểu học tại quận 11, tp. hồ chí minh (Trang 38 - 43)