CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC Ở BẬC TIỂU HỌC QUẬN
2.2.2.3 Chỉ đạ o– tổ chức thực hiện
HT với kế hoạch và những quy định đã xây dựng phải tiến hành chỉ đạo – tổ chức thực hiện quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học. CNTT là vấn đề còn khá mới mẻ đối với GV, do đó việc lập tổ tư vấn về vấn đề tin học là rất cần thiết. Bảng 2.12 cho thấy kết quả đánh giá của 3 đối tượng khảo sát về vấn đề này.
Bảng 2.12 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc
lập tổ tư vấn có chức năng chuyên về công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học và phương pháp thiết kế bài giảng điện tử
HT CBQL GV X Sx thứ bậc Y Sy thứ bậc Z Sz thứ bậc 1.20 2.17 32 2.38 2.22 32 2.19 1.84 34
Với X=1,2, Y=2,38 và Z= 2,19 và thứ bậc lần lượt mà HT, CBQL và GV đánh giá nội dung quản lý này là 32, 32 và 34, có thể thấy rằng, HT chưa thực hiện tốt việc tư vấn về chuyên môn tin học. Soạn giáo án điện tử cần có phương pháp và cần có trình độ CNTT nhất định. Nếu HT không làm tốt, thậm chí không hỗ trợ GV nâng cao trình độ tin học, tập hợp được những người có kinh nghiệm hỗ trợ GV khác thì việc ứng dụng CNTT khó đạt được hiệu quả mong muốn.
Bảng 2.13 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc HT chỉ đạo khai thác tài nguyên dạy học
trên mạng internet và trang web của ngành giáo dục
X Sx thứ
bậc Y Sy bậc thứ Z Sz bậc thứ 3.40 1.52 15 3.69 1.18 10 2.52 1.66 30
Xét đến việc chỉ đạo khai thác tài nguyên dạy học trên internet dựa vào kết quả của bảng 2.13, HT, CBQL đã đánh giá nội dung quản lý này ở mức trung bình khá với X =3,4, thứ bậc 15 và Y=3,69, thứ bậc 10. Trong khi đó, GV thì có ý kiến khác hơn khi đánh giá công tác quản lý này của HT chỉ ở mức trung bình khi Z=2,52, thứ bậc 30, một thứ bậc thấp trong cả 39 nội dung quản lý được khảo sát. Ngoài ra Sz=1,66, độ phân tán của GV cao chứng tỏ GV có rất nhiều ý kiến trái ngược về nội dung quản lý này. Do đó, có thể nói HT, CBQL đánh giá chưa chính xác về công tác quản lý của mình và việc chỉ đạo khai thác tài nguyên dạy học chưa đạt được hiệu quả cao.
Tiếp theo, sử dụng email, blog, diễn đàn để trao đổi thông tin, kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học là rất cần thiết. Kết quả khảo sát của nội dung quản lý này được thể hiện trong bảng 2.14 dưới đây:
Bảng 2.14 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá
về việc HT chỉ đạo việc sử dụng email , trang blog, diễn đàn để trao đổi thông tin, kinh nghiệm giảng dạy ứng dụng CNTT HT CBQL GV X Sx thứ bậc Y Sy thứ bậc Z Sz bậc thứ 2.80 0.84 22 3.08 0.95 27 2.56 1.55 29
Bảng 2.14 cho kết quả tương đối đồng đều về đánh giá của cả 3 đối tượng với X =2,8, thứ bậc 22; Y=3,08, thứ bậc 27 và Z=2,56, thứ bậc 29. Qua đó, có thể nói rằng HT thực hiện việc chỉ đạo email, blog và các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT ở mức độ trung bình. Với Sz=1,55, GV có những ý kiến đánh giá trái ngược nhau. Vì thế, hạn chế của HT trong nội dung quản lý này là có thể nhận ra được.
Bảng 2.15 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc HT tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học trong đó chú trọng kỹ năng thiết kế và sử dụng bài giảng điện
tử cho CBQL và GV
X Sx thứ
bậc Y Sy thứ
bậc Z Sz thứ bậc 3.80 1.10 7 3.92 0.76 6 3.51 1.31 9
Dù chưa chỉ đạo tốt việc khai thác tài nguyên dạy học trên mạng cũng như chỉ đạo việc sử dụng email, blog và các diễn đàn để trao đổi kinh nghiệm, HT thực hiện tương đối tốt việc tổ chức bồi dưỡng cho GV nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT, đặc biệt là chú trọng kỹ năng thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử. Bảng 2.17 với X =3,8; Y=3,92 và Z=3,51 thể hiện nội dung quản lý này được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ tương đối khá. Thứ bậc đánh giá của các đối tượng cũng tương đối giống nhau với thứ bậc 7, 6 và 9 lần lượt của HT, CBQL và GV. Qua đó, có thể nói rằng HT đã có chú ý quan tâm đến việc bồi dưỡng cho GV làm thế nào để soạn và sử dụng bài giảng điện tử, một điều rất cần thiết trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên, Sz=1,31 thể hiện độ phân tán ý kiến trong GV còn cao, tức là vẫn còn GV chưa đồng tình hoàn toàn với việc HT thực hiện nội dung quản lý này ở mức khá.
Để ứng dụng CNTT vào dạy học có hiệu quả rất cần phải học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình đã thành công trước đó. HT cần phải tổ chức cho GV tham quan các mô hình đó để tự rút kinh nghiệm cho cả HT, lẫn GV trong quá trình học hỏi, tìm tòi để ứng dụng thành công. Kết quả khảo sát nội dung quản lý này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.16 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc HT tổ chức tham quan, học tập các mô hình ứng dụng CNTT
HT CBQL GV
X Sx thứ
bậc Y Sy thứ
bậc Z Sz bậc thứ 0.80 1.79 36 1.46 1.98 36 1.17 1.69 38
Điểm trung bình của 3 đối tượng đánh giá về nội dung ở mức rất thấp X =0,8, Y=1,46 và Z=1,17, và thứ bậc gần như là thấp nhất với thứ bậc 36, 36 và 38 của HT, CBQL và GV. Số liệu trên cho thấy rằng HT chưa tổ chức hoặc tổ chức rất kém việc học tập mô hình các trường bạn đã ứng dụng thành công CNTT vào dạy học. Điều này sẽ gây trở ngại cho việc tìm kiếm những định hướng cho việc dạy học có ứng dụng CNTT trong nhà trường, nhất là đối với những trường chưa có một kế hoạch cụ thể cho việc ứng dụng CNTT. Hơn nữa, HT
cũng rất khó khăn trong việc đánh giá thực tế tình hình của đơn vị mình và GV sẽ không nhận thức được mức độ ứng dụng CNTT vào dạy học của mình như thế nào.
Thiết bị dạy học và hệ thống internet đóng vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng CNTT, có thể nói đó là điều kiện cần của việc ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, thiết bị dạy học và internet ở trường tiểu học có những hạn chế cần phải được phân bổ thời gian để sử dụng hợp lý để mọi GV đều có thể sử dụng được. Đánh giá về việc bố trí thời gian, thời khóa biểu để mọi người có thể sử dụng hiệu quả nhất thiết bị dạy học, cả 3 đối tượng khảo sát đã cho ý kiến với kết quả trong bảng sau:
Bảng 2.17 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc HT tạo thời gian hợp lý, bố trí thời khóa biểu hợp lý để CBQL, GV đều được sử dụng hệ thống thiết bị dạy học, hệ thống mạng của
nhà trường HT CBQL GV X Sx thứ bậc Y Sy thứ bậc Z Sz bậc thứ 3.60 1.34 9 3.31 1.44 20 2.99 1.58 22
Với kết quả X=3,6; Y=3,31 và Z=2,99, nội dung quản lý này của HT được đánh giá ở mức trung bình khá. Đặc biệt ở GV, dù đánh giá ở mức trung bình nhưng với Sz=1,58 nhưng một độ lệch chuẩn cao thể hiện sự không tương đồng trong ý kiến của GV. Xét đến thứ bậc chung thì sự chênh lệch trong đánh giá càng được nhận thấy rõ ràng hơn giữa thứ bậc 9 của HT với 20 và 22 của CBQL và GV. Điều này chứng tỏ rằng có hạn chế nhất định trong nội dung quản lý này của HT.
Trong chỉ đạo – tổ chức thực hiện, việc đưa ứng dụng CNTT thành một tiêu chí thi đua là một trong những biện pháp mà HT có thể sử dụng để thúc đẩy, tạo động lực cho GV ứng dụng CNTT vào dạy học một cách có hiệu quả. Kết quả của việc đánh giá nội dung quản lý này được thể hiện trong bảng 2.18 dưới đây:
Bảg 2.18 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc
HT đưa vào tiêu chí thi đua đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy học
HT CBQL GV
X Sx thứ
0.80 1.79 36 2.08 2.10 33 2.29 2.02 32
Với số liệu X =0,8, đa số HT chưa thực hiện việc đưa ứng dụng CNTT thành một tiêu chí thi đua. Dù có một số CBQL và GV cho rằng HT có thực hiện nội dung quản lý này với mức độ còn yếu khi Y=2,08 và Z= 2,29 nhưng với độ lệch chuẩn Sy= 2,08 và Sz= 2,02 thì rõ ràng việc đa số HT tự đánh giá mình chưa thực hiện biện pháp quản lý này là hợp lý. Thứ bậc rất thấp 36, 33 và 32 của HT, CBQL và GV khi đánh giá nội dung quản lý này cũng thể hiện hạn chế trong việc tạo động lực, khuyến khích GV ứng dụng CNTT một cách tích cực hơn.
GV thì phải ứng dụng CNTT vào dạy học, ngược lại HT cũng cần phải ứng dụng CNTT vào quản lý. Đánh giá về việc HT ứng dụng CNTT vào quản lý, cả 3 đối tượng đã đưa ra những kết quả tương đối khác nhau:
Bảng 2.19 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc HT ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
HT CBQL GV
X Sx thứ
bậc Y Sy bậc thứ Z Sz bậc thứ 4.20 0.45 2 3.85 1.28 8 3.42 1.43 12
Qua bảng 2.19, HT thì đánh giá mình đã ứng dụng CNTT vào quản lý ở mức độ tốt với X =4,2, thứ bậc 2. Trong khi đó CBQL và GV thì cho rằng HT chỉ ứng dụng CNTT ở mức độ khá với Y=3,85 và Z=3,42, thứ bậc 8 và 12. Tuy nhiên, với Sy=1,28 và Sz=1,43, rõ ràng CBQL và GV cũng có sự không tương đồng trong khi đánh giá nội dung quản lý này. Điều này cho thấy rằng HT cần phải thể hiện rõ những việc làm có ứng dụng CNTT của mình để làm gương tốt hơn cho CBQL và GV, chứng tỏ mình là người đi đầu trong việc tiếp cận công nghệ.
Một trong những nội dung quản lý quan trọng là HT phải tổ chức, phân công GV nghiên cứu, biên soạn bài soạn điện tử. Kết quả của việc đánh giá nội dung này được thể hiện ở bảng 2.20:
Bảng 2.20 Ý kiến của HT, CBQL và GV đánh giá về việc HT tổ chức, phân công GV nghiên cứu, biên soạn bài soạn điện tử
HT CBQL GV X Sx thứ